Quan sát và sự sinh diệt theo nguyên lý vận hành của pháp
Nam Mô Phật. Cho con xin trình pháp với Thầy ạ. Xin Thầy góp ý cho con ạ.
Câu hỏi:
Giả sử cuộc đời mỗi người là chuỗi các bài tập và thử thách. Tùy căn cơ, trình độ mà Vũ Trụ sẽ có giáo án dành riêng cho từng người. Hằng ngày mỗi người sẽ tiếp nhận đề thi, giải đề, nộp bài và nhận kết quả. Nếu đúng thì qua bài và lên lớp. Nếu sai thì sẽ phải chịu một hình phạt, một hệ quả nào đó để xem lại mình, học lại và giải lại bài tập đó. Ví dụ: con đang phải giải bài tập "làm sao để có nhận thức và ứng xử đúng đắn khi sự lười biếng xuất hiện" hay "làm sao để không khó chịu khi thấy mình đang so sánh với một ai đó về một điều gì đó".
Dù con có loay hoay cố gắng tìm cách để giải các bài tập đó nhưng vì chưa biết cách giải nên càng cố gắng càng ko giải quyết đc gì. Nhưng khi con tĩnh lặng một xíu thì con có thể quan sát nó: khi nào nó đến, có gì vui mà con lại chấp nhận và dung túng cho nó, sau đó vì sao con lại khó chịu với nó, nó đã đi như thế nào? Con vẫn phản ứng với nó bằng cách này hay cách khác theo con nghĩ là đúng, nhưng con vẫn quan sát con với nó, xem cả hai tương tác với nhau như thế nào.
Nếu con biết rõ nó rồi thì khi nó tới con sẽ biết cách để tiếp đón nó tốt hơn. Tuy vẫn còn lười nhưng con biết là thật ra đây cũng chỉ là một tính cách chưa tốt và nó sẽ thay đổi theo thời gian. Nó có đến và có đi. Quan trọng là nó đến con có biết và ghi nhận, ở chung với nó thì đừng đồng nhất mình với nó, nó đi thì biết nó đi.
Có thể hôm nay khi đã lãnh đủ hậu quả của nó rồi con mới thấy ra nó. Đó gọi là hiểu biết đến muộn. Thì cứ tiếp tục quan sát thôi. Hôm sau, có thể nó đang tồn tại thì con thấy ra nó và thấy cả quá trình nó đầu độc con như thế nào sau đó biến mất ra sao, thấy con vật vã với nó thế nào luôn. Một thời gian sau, thì lúc nó vừa tới là con đã thấy, mới đặt lưng xuống giường và cầm điện thoại lên bấm là thấy bạn lười xuất hiện rồi, thì cứ quan sát tiếp thôi, xem bạn ấy bắt đầu dụ dỗ mình thế nào, sau đó làm khổ mình ra sao, mình dứt ra khỏi bạn đó như nào. Sau một thời gian nữa, khi nó mới gửi thông điệp là "tui sắp tới nha" là con đã phản hồi "bận rồi, ko tiếp nhé" thì sao mà nó tới được.
Sau khi quan sát và thật sự thấy ra, thì dù con có thấy sự lười biếng đang tới thì con cũng sẽ ko khó chịu và muốn loại trừ nó nữa, đôi khi con có thể sẽ ngồi chơi với nó chút xíu rồi để nó đi.
Khi đó thì Vũ Trụ ghi nhận kết quả con vượt qua được bài tập này thì sẽ đưa bài tập khác.
Về lý con hiểu sự việc như vậy đã đúng chưa ạ? Xin Thầy chỉ dạy con thêm ạ. Con xin tri ân Thầy.
Trả lời:
Con cứ ứng dụng theo cách của con, như vậy tốt hơn theo một phương pháp nhất định nào. Thực ra mỗi pháp đến đi đều có nhân duyên của nó, chỉ quan sát (lười biếng chỉ là lười biếng), không cần phải "làm sao để…" thì con sẽ thấy sự sinh diệt của nó theo nguyên lý vận hành của pháp.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Xem thêm