Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/09/2021, 14:25 PM

Quán Thế Âm Bồ tát trong kinh điển Phật giáo

Quán Thế Âm Bồ tát trong kinh điển Phật giáo Bắc Truyền được biết đến nhiều nhất. Lí do là bởi hạnh nguyện và nhân duyên của Ngài sâu rộng, cùng khắp cõi Ta Bà.

Quán Thế Âm Bồ tát là ai trong kinh điển Phật giáo?

Trong tâm thức người dân Việt, Quán Thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát quen thuộc, gần gũi mà hầu hết ai cũng biết đến Ngài. Dù là Phật tử hay không là Phật tử, mỗi khi gặp khổ nạn ai ai cũng thầm gọi tên Mẹ hiền Quán Thế Âm Bồ tát với mong muốn được che chở, cứu thoát khỏi bể khổ.

Theo tiếng Phạn Avalokitesvara, Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Từ đó, đem lòng từ bi tâm vô lượng, không phân biệt đến với mọi loài. 

Quán Thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát luôn lắng nghe, quán xét những lời cứu khổ của chúng sinh.

Quán Thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát luôn lắng nghe, quán xét những lời cứu khổ của chúng sinh.

Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài A Nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sinh, Ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có mô tả báo thân của Bồ tát Quán Thế Âm như sau: “Thân Ngài cao tám mươi muôn ức na-do-tha do tuần, da màu vàng tử kim, trên đầu có nhục kế, cổ có vầng hào quang chiếu sáng mỗi phía rộng trăm nghìn do tuần, trong vầng hào quang sáng tròn ấy có năm trăm vị hóa Phật, mỗi vị hóa Phật có tướng hảo như Phật Thích Ca và có năm trăm vị hóa Bồ-tát theo hầu. Toàn thân Ngài có ánh sáng chiếu suốt mười phương, hình tướng của tất cả chúng sinh trong lục đạo đều hiện rõ trong ánh sáng ấy. Đầu Ngài đội thiên quan, trong thiên quan có một vị hóa Phật cao hai mươi lăm do tuần. Mặt của Ngài sắc vàng Diêm phù đàn, lông trắng giữa đôi mày đủ bảy màu sắc đẹp, chiếu ra tám muôn bốn nghìn thứ tia sáng đến khắp mười phương.

Bàn tay mầu nhiệm của Bồ tát Quan Thế Âm

Trong mỗi tia sáng có vô số vị hóa Phật và vô số hóa Bồ-tát. Cánh tay của Bồ-tát như hoa sen hồng, tám mươi ức tia sáng đẹp kết thành chuỗi ngọc, bàn tay năm trăm ức màu hoa sen hồng, đầu ngón tay có tám muôn bốn nghìn lằn chỉ, mỗi lằn chỉ có tám muôn bốn nghìn màu, mỗi màu có tám muôn bốn nghìn tia sáng, tia sáng ấy dịu dàng chiếu khắp mười phương. Ngài dùng tay báu này tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc. Lúc Ngài cất chân lên, từ nơi nghìn xoáy chỉ ở lòng bàn chân tự nhiên hóa thành năm trăm ức quang minh đài. Lúc Ngài để chân xuống thì tự nhiên hoa như ý kim cương rải khắp mọi nơi”.

Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, Đức Phật đã từng nói: “Sở dĩ Bồ-tát có tên là Quán Thế Âm là vì Ngài thường quán sát, lắng nghe tiếng kêu cầu của chúng sinh mà ứng hiện để ban vui cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh đang thọ khổ, nghe danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm mà thành kính xưng niệm, tức thì những chúng sinh đó thoát khỏi sự khổ”.

Chính vì thế, Đức Phật dạy: “Quán Thế Âm Bồ-tát có đại oai thần lực như thế nên tạo nhiều lợi ích cho chúng sinh. Do đó chúng sinh cần phải thường nhớ nghĩ trong tâm… Nếu có người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa danh hiệu Bồ-tát, lại trọn đời cúng dường thức ăn thức uống, y phục, giường nằm, thuốc men…, công đức của người thiện nam, thiện nữ đó rất nhiều. Lại nếu có người thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm dù chỉ một thời lễ bái, cúng dường, phước đức của người này không khác người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa danh hiệu Bồ-tát, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận. Thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên phước đức như thế”.

Hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát

Quán Thế Âm Bồ tát mang đến cho chúng ta thông điệp của tình thương, lòng từ bi và sự tỉnh thức.

Quán Thế Âm Bồ tát mang đến cho chúng ta thông điệp của tình thương, lòng từ bi và sự tỉnh thức.

Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát đại diện cho sự đại từ đại bi, ở đâu có khổ đau, Ngài sẽ ứng hiện cứu khổ chúng sinh như người mẹ hiền luôn lắng nghe, yêu thương giúp đỡ các con của mình. Dưới đây là 12 lời nguyện lớn của Quan Thế Âm Bồ tát:

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

 Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện):

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống mien trường

Quán âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mưới hai câu nguyện độ sanh đời đời

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ tát Quan Thế Âm trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa

Cách niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Chúng ta biết niệm đức Quán Thế Âm tức là nhớ nghĩ đến sự giác ngộ, giải thoát, từ bi hỷ xả, tình thương rộng lớn, biết rằng thân xác là bất tịnh, thế giới là vô thường, ngũ uẩn giai không, thì còn gì mà lo sợ nữa? Chẳng có gì được (vô sở đắc) thì còn gì để giữ, còn gì để mất, còn gì để lo sợ? Do đó, chúng ta được an nhiên tự tại trước mọi hoàn cảnh đổi thay dù thuận, dù nghịch, ví như đã được đức Quán Thế Âm ban cho lòng không sợ sệt (thí vô úy). Vì vậy, khi niệm đức Quán Thế Âm, chúng ta thường đọc: Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Ngoài việc niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu an thoát khổ nạn, chúng ta còn niệm danh hiệu ngài để cầu siêu nữa. Kinh Vô Lượng Thọ nói rõ là ở Tây Phương Cực Lạc có đức A Di Đà và hai vị Bồ Tát: đức Quán Thế Âm đứng bên tả, đức Đại Thế Chí đứng bên hữu, cả ba vị lúc nào cũng sẵn sàng phóng quang đến tiếp dẫn tất cả những chúng sinh nào muốn về cõi Cực Lạc và đã niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất loạn, tín, hạnh, nguyện đầy đủ.

Tuy nhiên là người Phật tử với tâm từ bi, trí tuệ như thế, nên chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng: Có cầu thì phải có nguyện. Không đợi cho đến lúc khổ đau, chướng duyên nghịch cảnh rồi ta mới chật vật cầu xin Bồ Tát giúp đỡ rồi lại hối hả làm đại việc công đức gì đó, mang tính hình thức trả lễ rồi hồi hướng lại cho Bồ Tát. Người Phật tử chúng ta không phải như vậy.

Có nhiều người, do không biết định lượng phước tội của mình, cứ hay xin những việc rất nhỏ nhặt với Bồ Tát. Do những Đại Nguyện và lòng từ, nên Bồ Tát cũng gia hộ được như ý. Nhưng lòng tham vô bể, như ý một lần rồi, không chịu trả ơn, trả phước cho Bồ Tát, mà cứ được đà tiến tới…thế rồi tới một ngày kia, họ bảo “Bồ Tát hết linh, Bồ Tát đang bận, Bồ Tát đi vắng, Bồ Tát hết thương con…”

Mà ở nơi họ không tự quán xét bản thân mình, do những điều cầu xin riêng tư, nhỏ bé, vụn vặt, tư lợi trước mắt…mà nó vô tình thể hiện bản chất bỏn xẻn, ích kỉ và tham lam của mình ra. Do nhiều lần sở nguyện viên thành, mà không hề nhớ tưởng làm việc gì có ích cho chúng sinh, hay phải Nguyện hành công đức gì tương xứng để trả phước lại cho Bồ Tát, Bồ Tát không còn gia hộ là một lời nhắc nhở…đã vậy, còn khởi tâm bất kính, buông lời trách móc…thật là không còn từ gì để diễn tả. 

Do vậy, dù giữa cuộc đời này, còn nhiều điều vất vả, khổ đau và ngang trái, nhưng ta vẫn phải cố gắng bòn từng chút phước duyên, siêng năng giúp đỡ mọi người, sống cuộc đời đầy giới đức…có như vậy, may ra, ta mới có dư ra một ít phước để có thể nhận được sự trợ giúp của Bồ Tát.

Bồ Tát Quan Thế Âm bao giờ cũng ở sẵn trong tâm ta

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm