Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quản trị lời nói để tránh khẩu nghiệp

Tôi không cho đây là cách gán ghép khập khiễng vì viết trên cơ sở trải nghiệm lâu dài, lòng đau đáu khi thấy ngay chính mình cũng không kiểm soát tốt khẩu - tạo nghiệp và xung quanh... cũng vậy.

Thân - khẩu - ý là ba thành tố tạo nghiệp, ba “kênh” căn bản tương tác cá nhân - một sinh thể hữu tình và mang tính Phật đầy đủ, vị Phật tiềm tàng - với nhân sinh và vạn vật.

Ba thành tố này quan hệ hữu cơ có khi không tách rời, song phàm tình có vẻ nhưng người đời quan tâm nhiều đến những gì sờ mó cảm nhận trực quan.

Khẩu - lời nói và nói rộng, ngôn từ, chữ viết - có khi ít được chú ý kiểm soát. Người ta cẩn trọng từng bước đi, đồng tiền bát gạo, từng vật chất nhỏ nhất thuộc sở hữu của mình và học thiền để kiểm soát tư duy - tư tưởng, hoạt động ý thức của não bộ; song kênh “nói” và “viết” lắm khi buông lung, tạo tác nghiệp vô chừng.

Con người là sinh thể phát triển cao nhất trong vũ trụ - đấy là một khẳng định khoa học. Chỉ có con người mới sở đắc khả năng phát ngôn cao cấp có nội dung và logic, quan trọng hơn - chỉ có con người mới sở đắc khả năng tư duy ngôn ngữ và truyền đạt thông qua văn tự. Các đặc điểm quan trọng này khiến vị thế con người vượt thoát khái niệm “động vật cao cấp” thuần túy vật chất, theo Đác Uyn và các nhà duy vật.
 
Đức Phật là nhà khoa học tiên phong, vĩ đại, khai sáng trước khi nói đến vị thế thiêng liêng đấng tối cao của một tôn giáo. Khái quát giản đơn thân - khẩu - ý rất đầy đủ, bao hàm hết nhất cử nhất động con người trong từng sát na. Nhưng có khi và thường khi chúng ta tiếp nhận không đầy đủ giáo huấn của đức Phật.

Nhân gian coi hành vi đấm đá gây thương tổn người khác là tội và luật pháp thành lập hành vi phạm pháp, đến mức độ theo qui định - có căn cứ giám định y tế thẩm quyền - xử lý hành chính hay hình sự, chuyện này ai cũng tường vì quyền đương nhiên về bất khả xâm phạm thân thể. Nhưng một vế khác có trong mọi nền luật pháp lại ít được chú ý hơn: Sự xúc phạm gây thương tổn tinh thần, danh dự qua lời nói hay chữ viết và mọi hình thức biểu hiện kể cả phi văn tự, như hội họa... Những quốc gia có điều kiện kinh tế tốt, trình độ phát triển cao và nền tư pháp hoàn hảo như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật... nhà nước xử lý tốt vế thứ nhất và làm tốt vế thứ hai, bảo vệ nhân phẩm danh dự công dân và trẻ em và nói thêm, họ còn bảo vệ tốt cả động vật và môi trường sống ở mức chúng ta khó tin. 

Một phát ngôn gây thương tổn có thể phải xin lỗi công khai hay chịu phạt hay hầu tòa... Một bài viết vụng về hay cố ý xâm phạm danh dự người khác dễ dàng đối diện nhà đương cục. Và điều đó vô cùng cần thiết, tốt đẹp, khát vọng của nhân dân các nước còn kém phát triển. Quyền, con người không chỉ quyền về thân thể, vì nói đến CON NGƯỜI là nói đến tổng hòa các giá trị vật chất và ý thức, tư tưởng.

Không cường điệu khi cho rằng Phật giáo thấy trước đi trước và bao trùm tầm nhìn rất xa sự vận động xã hội. Theo ngôn ngữ đời sống ngày nay, trong ba kênh thân khẩu ý, buông lung bất kỳ kênh nào cũng tạo nghiệp xấu. Một sự lạm ngôn tác động tạo nghiệp không thua kém cuộc ẩu đả lớn, như đã nói với góc độ nhân gian.

Quay lại vấn đề quản trị khẩu nghiệp. Bất kỳ tờ báo nào cũng có khâu biên tập, dù là báo mạng, thậm chí facebook vẫn có biên tập cá nhân nếu người dùng có ý thức, nhưng lắm khi và thường khi chúng ta không “biên tập” phát ngôn hay chuyện viết lách cá nhân gây thương tổn người khác và hậu quả vô chừng, nói theo ý tứ riêng, chúng ta quản trị không tốt lời nói chữ viết, tạo khẩu nghiệp nặng nề. 

Cần gì đến 100 năm, có khi ta không nhớ hồi sáng đã nói gì khiến đám đông nín lặng, hay đã viết gì khiến bạn đọc xong… bỏ đi một nước! Chuyện quản trị lời nói một hai ba năm trước có vẻ khó, nhưng thực tế cuộc sống cần vậy. Người xưa từng kể nhau nghe về sự giữ lời hứa như bài học về chữ tín, người ta thực hiện cam kết không chữ nghĩa ràng buộc với bạn bè anh chị em dù hàng chục năm sau, hoàn cảnh đổi thay, như hôn sự - cam kết kinh doanh...

Đấy, mới một chút ý về khẩu nghiệp. Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh, khi còn là Trưởng khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương II có viết cho tôi: “Cảm xúc con người như sợi dây có độ đàn hồi cao và bị kéo dãn dưới tác động bên ngoài”, và “…không phải cứ đánh đấm cào xé mới đâu đớn”. Đúng vậy, con người với đặc tính hữu tình có đời sống tư duy và cảm xúc cao.  Xứng đáng được giao tiếp với những câu chữ và phát ngôn có kiểm soát, có trách nhiệm, hay cách khác, có quản trị tốt. Lưỡi, thanh quản chỉ là phương tiện công cụ của hoạt động cao cấp của não bộ người, nó không thể bị sử dụng tùy ý, vô tư. Nghiệp báo của lời nói chữ viết có khi rất lớn, vượt quá hình dung của chủ thể phát ngôn hay “sáng tác”.

Quản trị học và quản trị ngày càng quan trọng trong vận động phát triển mọi mặt và có lẽ bên cạnh các khái niệm trong trường nghĩa quản trị như: quản trị  kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị tài chính... Cần “cập nhật” khí niệm “quản trị ngôn ngữ” như đang đề cập. Và tôi không ngạc nhiên khi ý tưởng này có từ rất lâu, vì đức Phật đã nhấn mạnh đến khẩu nghiệp từ mấy nghìn năm trước cơ mà?

Chuyện vui về quản trị học và Phật học, mong lượng thứ nếu lạm ngôn, viết bài mà... quản trị yếu kém, tạo khẩu nghiệp theo nghĩa rộng.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm