Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/01/2021, 15:33 PM

Quan Vân Trường có phải là một vị Bồ tát không?

Hỏi: Quan Vân Trường có phải là một vị Bồ tát không? Có nhiều ngôi chùa thờ Quan Vân Trường, điều này có nên không?

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Cần phải thừa nhận rằng đã có nhiều ngôi chùa trên đất nước Việt Nam có thiết bàn thờ riêng, thờ Quan Vân Trường. Cứ Nhị Thập Ngũ Biệt sử - Tục Hậu Hán Thư, quyển 16, thì Quan Vũ tự là Vân Trường. Theo "Tam Quốc Chí diễn nghĩa" của La Quán Trung thì Quan Vũ chính là đệ nhị đại ca trong ba anh em kết nghĩa vườn đào (Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi). Trong ba anh em, có lẽ Quan Vũ là một nhân vật kỳ đặc vì hội đủ tính cách một bậc "quân tử" theo tiêu chuẩn của Nho gia. Trong cuộc đời binh nghiệp của Quan Vũ, ông là một dũng tướng có tài năng thực thụ. Truyền thuyết "qua năm thành chém rơi đầu sáu tướng" (quá ngũ quan, trảm lục tướng) đã chứng tỏ năng lực chiến đấu, khí chất gan dạ của Quan Vũ. Trong một sự kiện khác, khi Tào Tháo muốn tạo sự nghi kỵ giữa hai anh em là Lưu Bị và Quan Vũ bằng cách để Quan Vũ và chị dâu (phu nhân Lưu Bị) ở chung một phòng, Quan Vũ đã chứng tỏ chí khí của mình bằng hành động thức suốt đem và cầm một ngọn đuốc trên tay, gác cho chị dâu của mình an nghỉ. Truyền thuyết và dã sử còn thêu dệt rất nhiều huyền tích về nhân vật lịch sử này. Theo tiêu chuẩn đạo đức Nho gia nói riêng và tiêu chuẩn phổ biến về đạo đức thì có thể coi Quan Vũ là một nhân vật có đời sống đạo đức đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đó mà cho Quan Vũ là một vị Bồ tát và đưa vào thờ trong chánh điện với vai trò là một vị Hộ pháp thì vẫn chưa đủ lý do thuyết phục.

Trong trường hợp này, có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Theo chúng tôi, đầu tiên, dựa vào quan niệm bất thành văn của dân gian "sinh làm tướng thì chết làm thần". Vin vào lý do này, nhiều anh hùng nghĩa sĩ đã được lập đền thờ để tưởng nhớ và trong các vị thần ấy và đã có một số vị công thần, nghĩa sĩ được thờ trong chùa. Vì sao vậy, vì có những ngôi chùa, trước đây là đền thờ của làng, của họ. Sau đó, do nhiều lý do khác nhau nên đền từng bước chuyển hóa thành chùa, và một khi đã trở thành một ngôi chùa rồi thì tất nhiên các vị thần được thờ tự trước đây cũng nghiễm nhiên yên vị trong ngôi chùa mới đó. Điều này có thể thấy, trong thực tế, vì ngoài Quan Vũ ra, có rất nhiều ngôi chùa thờ Thành hoàng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Thủ Độ...(chùa Bộc, chùa Cầu Đông, Hà Nội).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, một trong những điểm đặc thù của Phật giáo Việt Nam là sự hòa quyện mạnh mẽ với tín ngưỡng dân gian trong giai đoạn sơ kỳ, cho nên có nhiều sự hòa quyện tín ngưỡng dân gian trong việc thờ phụng. Tuy nhiên, theo Hòa thượng Khánh Anh trong tác phẩm "Phật giáo vấn đáp" (Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, 1996) cho rằng, nhân một hôm ngài Trí Giả đại sư (thuộc Thiên Thai tông) đang đi tìm một thế đất đẹp để lập chùa. Tương truyền vùng đất Sư đến có nhiều yêu quái. Thế nhưng, với đức độ của Sư, yêu quái tan mất và không còn tác yêu tác quái nữa. Một đêm nọ, Sư đang ngồi thiền thì có một người ăn mặc như các vị tướng thời xưa, đến thừa rằng: "Tôi là Quan Vũ, là nghĩa thần của Tây Thục, chết có công lớn nên ở núi này. Đại sư là bậc Thánh, sao nhọc gót chân?". Đại sư nói, với cuộc đất đây, muốn dựng ngôi chùa để đền ơn đức sinh thành. Thần nói, "Đệ tử và con của đệ tử là Quan Bình, dựng chùa dâng cúng, xin giữ pháp Phật, cầu Sư nhập định bảy ngày để đợi làm". Sư xuất định, thấy chỗ ấy bữa trước là đầm sâu nghìn trượng mà nay hóa ra đất bằng, thần lại gặp Sư và xin nguyện thọ trì năm giới. Từ đấy thần (Quan Vũ) đã trở thành một đệ tử của Phật vậy.

Tượng Phật nhập Niết Bàn ngoài trời lớn nhất Việt Nam sắp khánh thành

Một giả thuyết khác, khi Quan Vũ bị Lã Mông lập mưu chém bay đầu, Quan Vũ cưỡi ngựa đi tìm đâu của mình khắp nơi. Một hôm, gặp Thiền sư Phổ Tịnh (Phổ Tịch?) chặn lại hỏi: Nếu ông đi tìm đầu thì ai trả đầu cho sáu tướng kia? Ngay đây Quan Vũ liền ngộ lý nhân duyên và trở về với Phật.

Như vậy, từ những cơ sở trên thì Quan Vũ chưa thể xứng tầm là một vị Bồ tát. Nếu có chăng chỉ là một Phật tử tại gia có những hành động mang "dáng dấp" là hành trạng của một vị Bồ tát. Và lẽ tất nhiên, với cương vị này, việc hộ trì Phật pháp là thuộc tính kéo theo của một Phật tử tại gia. Cho nên, theo quan điểm riêng của chúng tôi, nếu như trong chùa nào đó từ trước đến nay đã thờ Quan Vũ thì có thể xem như đây là một vị Ưu bà tắc có công hộ trì cho Phật pháp. Nếu như một ngôi chùa nào đó chưa thiết lập bàn thờ Quan Vũ thì không nên thờ tự vì như đã nói, ủng hộ Phật pháp - nếu có - thì ngoài Quan Vũ ra, còn rất nhiều Thiên Long, thiện thần, thập phương bá tánh. Nếu như phải thờ tất cả thì e không tiện, mà đã không thờ riêng từng vị thì hà cớ gì chỉ thờ một mình Quan Vũ?

Trích "Phật pháp vấn bách"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Xem thêm