Quỷ là gì?

Quỷ có rất nhiều loại. Có người cứ tưởng rằng quỷ có bộ dạng hung ác, đáng sợ với bộ dạng mặt xanh, răng nhọn. Thật ra, không nhất định là như thế. Có lúc quỷ hóa ra thân người, mới thấy thì tưởng như người thật, nhưng lại là quỷ.

Quỷ có rất nhiều loại. Có người cứ tưởng rằng quỷ có bộ dạng hung ác, đáng sợ với bộ dạng mặt xanh, răng nhọn. Thật ra, không nhất định là như thế. Có lúc quỷ hóa ra thân người, mới thấy thì tưởng như người thật, nhưng lại là quỷ.

Nếu quý vị là người đã khai mở Ngũ Nhãn, bọn quỷ không thể nào lừa phỉnh được quý vị. Quỷ lại có thể biến làm súc sanh như: ngựa, trâu, dê, chó, thỏ và các loài cá… Vì sao chúng lại có thể biến hóa như thế? Bởi chúng có thần thông, hoặc giả là chúng biến làm con kiến, con muỗi, con trùng, con ruồi, con chim sẻ, con ong… Ví như lúc mùa xuân, trăm hoa đua nở, cho nên có hàng trăm con ong đến hút mật, nhưng trong đó có rất nhiều hóa thân của quỷ. Trong đám hoa có ong thật, mà cũng có ong giả. Ong thật là do nghiệp mà thọ quả báo, trong khi ong giả là do quỷ biến hóa thành. Chúng nó đi các nơi để hút nhụy hoa, uống sương hoa. Bởi vậy quý vị đừng tưởng rằng, nhất định là không thể thấy quỷ được. Quý vị hàng ngày đối diện với nó, vậy mà hãy còn không nhận ra nó. Cho nên có câu nói: “Đối mặt mà không biết là Quán Thế Âm.” Nhưng đây cũng có thể nói tương tợ như: “Đối mặt mà không biết là quỷ!” Bây giờ có người nói: “Thầy à! Thầy nói như thế, tôi thật là không dám tin đâu!” Ờ! Ông không tin thì thôi. Nhưng sao phải nói là không dám tin hả? Tôi cũng đâu có cưỡng ép ông tin, tôi chỉ nói đạo lý cho ông đề cao cảnh giác, để khỏi ngày ngày chung đụng với quỷ mà vẫn không biết.

Có người nói: “Eo ơi! Thầy mà nói như thế thì chỉ làm cho tụi con lo sợ, rồi tối đến cũng không dám ngủ.” Thế thì dứt khoát là đừng nên ngủ nữa, mà hãy lo tu Bát-chu Tam muội là được rồi. (Là tu pháp môn niệm Phật liên tục 90 ngày, hành giả sẽ không ngồi và cũng không nằm.) Nếu tôi nói lời chân thật thì nhất định quý vị sẽ không tin, thành thử tôi ít nói chuyện thật. Vậy có phải là tôi nói chuyện giả không? Không phải đâu, lời giả lại càng không nên nói. Chúng ta ít nói lời thật, còn lời giả dù một chút cũng chớ nên nói. Nếu chúng ta nói nhiều lời thật, người ta cũng không tin.

Lại nữa, yêu ma quỷ quái cũng có thể biến thành rất nhiều loại động vật khác nhau. Quý vị còn nhớ năm 1976, khi chúng ta mới dọn đến Vạn Phật Thành lần đầu tiên không? Lúc bấy giờ, có vị cư sĩ mua được một số rùa để đem phóng sanh. Trong đó có một con bị lật ngữa, bốn chân giơ lên trời. Cư sĩ Phùng Phùng cũng có mặt tại đó. Ông thấy có một người mặc y phục màu xanh đang hướng về ông cầu cứu mạng. Ông Phùng Phùng bèn đến tận nơi quan sát, ông phát hiện ra đó là một chú rùa đang bị lật ngữa. Quý vị thấy chưa! Con rùa đó cũng có linh tánh, cho nên nó biết hướng về ông Phùng Phùng để cầu cứu mạng. Vậy mà nhiều năm qua cũng chưa có ai chú ý đến chuyện nầy. Nhưng từ chuyện đó thì biết rằng tất cả chúng sanh, mỗi loài đều có quyến thuộc. Đó là vật cùng loài tụ họp với nhau, khí cơ tương dẫn y theo loại mà hiển hình.

Bây giờ mọi người đang để tâm nghiên cứu chú Lăng Nghiêm, mới biết là quỷ cũng có đủ hình đủ dạng, muôn ngàn loài khác nhau. Chúng nó đều là do cảm quả mà thọ báo, tùy theo loài mà hiện. Trong chú Lăng Nghiêm có nêu danh nhiều vị vua của quỷ thần, trong đó có quỷ dạ xoa (nhanh lẹ), quỷ la sát (kinh sợ), quỷ thủ hồn, quỷ thủ thi, quỷ tỳ xá xá (hớp tinh khí), quỷ cưu bàn trà (làm người tê liệt, còn gọi là bóng đè, ma đè), quỷ đại thân, quỷ điên, quỷ xú (thối), quỷ phú đan na (có mùi hôi độc), quỷ nhiệt, quỷ hàn, quỷ ảnh, quỷ âm nhạc… Ngoài ra còn có quỷ ăn hoa, quỷ ăn nhau sanh sản, quỷ ăn thai, quỷ ăn hài nhi, quỷ ăn mỡ, quỷ ăn đèn, quỷ ăn ngũ cốc… Sự biến hóa của chúng, quả là vô cùng vô tận, vô lượng vô biên.

Quỷ cũng có đủ hình đủ dạng, muôn ngàn loài khác nhau.

Quỷ cũng có đủ hình đủ dạng, muôn ngàn loài khác nhau.

Trước đây khi chưa nghe chú Lăng Nghiêm, chúng ta đâu biết có nhiều loại quỷ như thế. Nhưng sau khi chúng ta nghe rồi, mới biết là quỷ cũng có rất nhiều chủng loại. Đương nhiên quỷ so với người thì chúng nó đông hơn nhiều. Người tạo nghiệp tội thì bị đọa xuống cảnh giới quỷ, không thể tự mình thoát ra được.

Khi Phật còn tại thế, có lần Ngài hốt lên nắm đất và hỏi chúng đệ tử: “Các ông nói, đất trong tay ta nhiều hay là đất trên đại địa nầy nhiều?” Đệ tử thưa: “Đương nhiên là đất trên đại địa nhiều, còn đất trong tay Thế Tôn thì rất ít.” Thế Tôn nói: “Chúng sanh được thân người như đất trong bàn tay ta, trong khi chúng sanh bị mất thân người như đất trên đại địa.” Bị mất thân người như đất trên đại địa, vậy mất thân người rồi thì họ đi đâu, làm gì? Đương nhiên là đi làm quỷ! Vậy mà còn phải hỏi nữa sao? Cho nên quỷ so ra thì đông hơn người. Kể như có dùng máy điện não (computer) thống kê cũng không tính nỗi, trừ phi dùng “thần não” thôi. Thần não còn gọi là “thiên não”. Có người nói: “Thầy đã phát minh ra thiên não đó hồi nào vậy?” Không phải là tôi phát minh. Nếu quý vị không tin, thì cứ lên trời xem thử. Thiên não là tự tự nhiên nhiên vẫn luôn tồn tại. Loại thiên não nầy không cần người quản lý, cũng không dùng tay ấn xuống bàn phím đánh chữ (keyboard). Khi quý vị muốn biết điều gì, chỉ cần khởi niệm là tự nhiên nó sẽ tính ra ngay, tơ hào cũng không sai sót. Tâm quý vị nghĩ gì, nó lập tức biết liền. Bởi nó huyền diệu thông linh như thế nên tôi gọi là “THẦN”. Nhưng số lượng của quỷ e rằng dùng thần não cũng tính không xuể, bởi chúng nó quá nhiều. Hơn nữa, vừa mới tính xong là nó tăng vọt lên hàng ngàn, hàng trăm ức. Một giây khắc sau, chúng lại gia tăng thêm hàng ngàn trăm ức nữa. Do đó không cách nào tính cho chính xác được. Bởi vì quỷ cũng thoạt nhiên lên trời, rồi cũng thoạt nhiên xuống đất, không có cách nào để định được.

Quỷ cũng có quyến thuộc và bằng hữu. Nếu nó biết chỗ nào có ăn, nó sẽ mời bạn bè nó cùng tới ăn. Ví như loại quỷ ăn hoa có thể hóa làm ong mật hay bươm bướm, chúng đến đâu thì ăn nhụy hoa, uống sương hoa đến đó. Quỷ đói là do chỗ cảm nhận của quả báo, cho nên thường bị lửa đốt chẳng lúc nào ngừng. Thân thể nó cũng có lửa, bên ngoài, bên trong cũng có lửa. Lửa trong lửa ngoài giao nhau hừng hừng thiêu đốt, thống khổ khó tả. Vì sao bị quả báo như thế? Vì khi làm người lại có tánh giận dữ quá lớn, nên sau khi chết biến thành quỷ cũng chẳng được thoải mái, ngày đêm lại bị thiêu đốt, vĩnh viễn không mãn kỳ hạn, muốn trốn cũng trốn không khỏi. Nhưng nếu chúng ăn được một ít mật hoa, sương hoa là chúng giảm bớt được chút nhiệt não nóng bức. Dù chúng có cầu được mát mẻ chỉ một giây lát thôi cũng không được. Cho nên thiện ác, nhân quả, như bóng theo hình, không bao giờ sai chạy.

Quý vị! Hãy cẩn thận!

Lại có một giống quỷ chuyên ăn trái cây. Nhưng trước hết tôi xin giải thích sơ lược về bốn loại ăn (thực). Tất cả chúng sanh đều nhờ ăn để sống. Nói về ăn tức gồm có bốn loại:

1) Phần đoạn thực: Chúng sanh hữu tình, phàm hễ có khí huyết, hình tướng đều là phần đoạn thực. “Phần” là anh có phần của anh, tôi có phần của tôi. “Đoạn” là từng khúc, từng đoạn, hoặc là từng bữa, từng bữa. Giống như ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, và không ăn giữa các bữa ăn, nên gọi là đoạn. Người và súc sanh đều thuộc về phần đoạn thực.

2) Xúc thực: Khi đụng chạm tiếp xúc là như ăn rồi. Quỷ thuộc loại xúc thực.

3) Tư thực: Chỉ cần nghĩ tới là no. Người cảnh trời thuộc về tư thực.

4) Thức thực: Ngay cả ý nghĩ cũng không cần khởi tưởng, vì cơ năng ăn uống ở trong thức thứ tám. Chư thiên ở Tứ Không Thiên thuộc về thức thực. Súc sanh đều có đồng loại với nó. Ví dụ như chim, cùng đồng loại thì chúng sống chung một cách hòa bình. Còn nếu không là đồng loại, mà muốn đến nhà loài khác để làm khách thì không được, vì nhất định là chúng sẽ đánh lộn.

Chắc quý vị cũng nhớ là ở trong khu rừng Vạn Thánh Lâm tại Vạn Phật Thánh Thành, có lúc bầy bạch hạc đã đánh nhau với chim ưng đó. Năm ngoái có một con bạch hạc bị đánh trọng thương, hoặc giả cũng có thể là nó từ trên ổ cao té xuống mà bị thương. Đệ tử tôi là Tiểu Quả Đà, chú nầy trước kia đã từng làm bạn với nó. Có lẽ kiếp trước Quả Đà cũng là chim hạc, nhưng vì nhờ nghe được một chút kinh Phật, cho nên kiếp nầy nó chuyển được làm người. Điều nầy cũng không nhất định là vậy. Quả Đà thấy bạn chim đó đang gặp nạn nên không nỡ lòng bỏ, thế là chú bèn mang chim đến bệnh viện để chữa trị. Nhưng cả đoàn bác sĩ cũng đành bó tay, muốn giúp mà giúp chẳng được. Kết quả là chú phải trả nó về gốc cây. Mặc dù có chim bạch hạc lớn đứng canh giữ bảo hộ, nhưng cuối cùng nó cũng bị chim ưng bắt đi. Do đó chúng ta biết rằng: tất cả chúng sanh loài nào sẽ theo giống nấy, mỗi loài đều có quyến thuộc riêng của chúng.

Trở lại đề tài chính, chúng sanh đều nhờ ăn mà sống. Thí dụ như chúng ta ăn trái cây. Khi trái cây vừa mới được hái từ trên cây xuống, nó vốn là hai trái. Ví như một trái táo (apple), nó không phải đơn thuần là một trái đâu, vì trên mặt trái táo hãy còn có một trái táo khác. Có người nói: “Tại sao tôi không thấy trái đó?” Nếu quý vị thấy được thì sẽ lén ăn nó rồi! Hai trái táo nầy, trong đó có một trái là cái bóng, lại cũng có thể gọi là “Tánh” của trái táo.

Cũng giống như vậy, mỗi cá nhân không phải đơn thuần là một con người, mà còn có một linh tánh tùy thân khác. Nhưng linh tánh của con người thì ẩn tàng bên trong thân thể, không bộc lộ ra ngoài. Nếu linh tánh nầy chạy thoát ra, nó sẽ bị yêu ma quỷ quái ăn mất.

screenshot_1680855549

Bất luận chủng loại nào mà biến thành người, phía sau lưng nó vẫn còn lưu lại cái bóng, đó gọi là “quỷ hồn” (con người có ba hồn bảy vía). Ví như kiếp trước người đó làm ngựa, phía sau lưng của y sẽ có bóng ngựa. Có người kiếp trước sanh làm con lừa, cho đến trâu, dê, gà, chó hoặc là heo, phía sau lưng của y vẫn còn lưu lại hình bóng của loài đó. Người đã mở Ngũ Nhãn, nhìn qua là biết ngay: “À! Thì ra người nầy kiếp trước vốn là con chó!” Nhưng không phải ai ai cũng có được Ngũ Nhãn. Bởi e rằng người ta sẽ phanh phui ra hết những vấn đề về kiếp trước của kẻ khác. Cho nên nói: “Thiên cơ bất khả tiết lậu” là vậy.

Trái cây không phải là động vật, tuy không có khí huyết, nhưng nó cũng là sanh vật. Hễ có sanh mạng tức là có tánh. Như đem trái cây cúng tế quỷ thần, quỷ thần sẽ ăn tánh của trái cây đó. Quỷ không phải là cầm trái cây để cắn ăn, mà nó chỉ cần xúc chạm rồi hút lấy tánh của trái cây, tức là đã ăn rồi. Do đó nếu ăn trái cây đã cúng quỷ thần rồi, quý vị sẽ cảm thấy không có mùi vị gì mấy.

Quê tôi thuộc miền núi đông bắc ở Mãn Châu, nơi đó có một loại gấu lớn. Nó ăn món gì cũng không cần cắn xé, tức là nó nuốt trửng nguyên con. Trên núi có mọc một loại lê, gọi là thiết đàn lê vì nó cứng lắm. Nhưng gấu cũng không cần nhai, chỉ ngoạm trái lê một cái là nuốt ngay. Lại càng kỳ diệu hơn nữa là khi đại tiện, nó cũng cho ra nguyên trái lê, hình dáng y như lúc chưa nuốt, không chút sứt mẻ. Nhưng trái lê đó đã không còn mùi vị nữa. Bởi một khi trái lê chạy qua công xưởng hóa học (hệ thống tiêu hóa) trong thân thể con gấu thì chất tinh hoa đã bị hút hết. Cho nên dù hình tướng vẫn còn lưu lại đó, nhưng tánh của nó đã mất rồi.

Từ điểm nầy chúng ta có thể hiểu được tình hình của Phật, Quỷ, Thần ăn trái cây như thế nào. Trái cây đã cúng Phật, cũng không nên để lâu vì nó rất mau bị hư. Cũng giống như con người lúc sanh thời, linh hồn còn ở bên trong, một mai chết rồi thì hồn lìa khỏi xác, thi thể rất mau mục thối. Trái cây nếu còn sanh tánh sẽ không chóng hư thối, nhưng khi đã bị hút mất sanh tánh tức sẽ bị hư hoại rất mau.

Trong bốn loại ăn, quỷ chỉ cần ngửi một cái, chạm một cái là đã ăn xong. Không giống như con người chúng ta, là phải cắn nhai một miếng, rồi lại phải nuốt xuống bụng, rất là phiền phức. Có người hỏi: “Làm sao thầy biết được chuyện như thế? Đó là vì kiếp trước tôi đã từng làm quỷ, cho nên ngày nay vẫn còn nhớ đó mà! Quỷ thuộc loại xúc thực, người Trời thuộc tư thực, chư Thiên ở cõi Tứ Không Xứ thuộc loại thức thực.

Nghiệp báo của mọi loài quỷ thần đều do từ các nhân duyên mà thọ cảm, nhân nào, quả nấy, gọi là: “Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo.” Vì vậy chúng ta nên biết, làm lành thì phước đi theo, làm ác thì họa theo đuổi, giống như tiếng vang của âm thanh. Thọ khổ hay cảm lạc là do tự mình tạo duyên, chớ có do ai khác đâu! Quý vị không muốn làm quỷ thì đừng tạo nghiệp làm quỷ. Hôm nay tôi chỉ nói một đoạn nhỏ về kiếp xa xưa tôi đã làm quỷ. Giả như quý vị không chán nghe, tương lai tôi sẽ kể cho mọi người biết lúc xưa tôi đã làm kiến, làm muỗi như thế nào, ở địa ngục như thế nào, làm súc sanh ra sao… Tôi sẽ nói hết ra, chứ chẳng giấu giếm làm gì.

Tất cả vua của quỷ thần đều có oai đức lớn. Họ có thể chém yêu quái, trừ tai họa và chế phục bọn ngoại đạo. Họ dùng pháp Chiết Phục để hàng phục tất cả bàng môn tả đạo, ma mị yêu tinh, ngưu quỷ, xà thần. Phàm là những phần tử xấu, tà tri tà kiến, tà thuật tà pháp, họ đều có khả năng hàng phục hết. Họ có thể sanh thiện, diệt ác, trừ tà, phá ma. Ác ma là ví cho những kẻ không màng chi đến đạo lý. Phàm những kẻ ngang ngược không màng đến lý lẽ thì rất quái gở và hống hách, họ đều là từ bọn ác ma chuyển thế mà thành. Quý vị có đối xử tốt với chúng bao nhiêu, chúng cũng không biết là quý vị tốt. Cho đến quý vị đem cả máu thịt mình mà hy sinh cho chúng, chúng vẫn không biết đủ, mà cũng chẳng cám ơn vì chúng có lòng tham không đáy. Tại sao vậy? Bởi chúng đã trải qua nhiều kiếp huân tập thói ác, cho nên các ác tập đó đã trở nên thâm căn cố đế, và tánh xấu được hình thành từ sự u tối gàn dở mà chúng lại không chịu sửa đổi.

Những vị quỷ thần vương trong Chú Lăng Nghiêm thống lãnh các quyến thuộc của họ như: thiên binh, thiên tướng, thiên tào, kim cang lực sĩ… Tất cả các vị đó đều lo chấn giữ khắp cả mười phương, bảo vệ người tu hành và ủng hộ làm cho đạo tràng ngày thêm hưng thịnh. Phần trên chúng ta đã nói quá nhiều về các chủng loại quỷ thần và quyến thuộc của chúng. Quý vị nên biết tất cả chúng sanh, mỗi loại cũng đều có “quỷ hồn” riêng của nó. Chó có quỷ hồn chó, mèo có quỷ hồn mèo, đại chúng sanh, tiểu chúng sanh cũng đều có quỷ hồn riêng. Tuy con người thường nói sợ quỷ, nhưng thật ra người và quỷ vốn chẳng có sự phân chia. Quỷ ở âm gian, người ở dương thế, nhưng âm dương vốn là một thể, không phân cao thấp, chẳng có giới hạn. Quỷ thì tham sân si nặng nề, nếu so với người thì con người có giới định huệ nhiều hơn một chút. Do đó quỷ trở thành đám âm khí, trong khi khí bẩm sinh của người và súc sanh thì tạo thành hình tướng.

Vì sao người và súc sanh có hình tướng? Đều bởi vì biết bao thứ chấp trước mới bị nhốt trong cái lồng ngũ uẩn mà trốn không khỏi phạm vi sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Lưới ngũ uẩn nầy làm chướng ngại cho tự tánh của chúng ta, ví như có đám mây đen che lấp mặt trời. Thực ra âm dương vốn là một thể, nhưng nay chỉ bị từng mây ngũ uẩn phân chia mà thôi. Con người bị trận ngũ uẩn làm khốn đốn, quỷ cũng bị rừng cây ngũ uẩn làm vướng vít, cho nên ai nấy đều chìm nổi trong biển nghiệp, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh. Sanh thời làm người, lúc chết biến thành quỷ. Nhưng nếu ai chịu tu hành thì khỏi phải làm quỷ. Khi tu hành thành công là họ có thể thành Phật, thành Bồ Tát, hoặc chứng quả A La Hán.

Nếu ai chịu giữ ngũ giới và tu thập thiện thì sẽ được sanh lên cõi trời làm thần. Ngũ giới là: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu. Không sát sanh là từ bi. Không trộm cắp là đạo nghĩa. Không tà dâm là chánh nhân quân tử. Không vọng ngữ là trung tín. Không uống rượu là sẽ không bị cuồng loạn. Kẻ sát sanh, đời sau lại bị quả báo oan ương đoản mạng. Kẻ trộm cắp bị quả báo bần cùng khổ sở. Kẻ tà dâm bị quả báo làm chim sẻ, chim bồ câu, uyên ương. Loài chim sẻ đều ham thích những chuyện cao xa hão huyền, bởi kiếp trước chúng chuyên có hành vi gian dâm và phá hoại đạo đức, cho nên mới có nghiệp báo hiển hiện như vậy. Tôi đã thường nói với quý vị về điều nầy, nhưng vẫn có người không chịu chú ý, cho nên tôi không ngần ngại gì nhấn mạnh thêm lần nữa:

Chúng ta không nên sát sanh! Tất cả chúng sanh từ vô thủy kiếp đến nay đều là cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc của ta. Cha mẹ ta vì đời trước đã tạo nghiệt tội, kiếp nầy có thể bị đọa làm heo, ngựa, trâu, dê. Giả như quý vị sát hại súc vật một cách bừa bãi, tức là quý vị gián tiếp giết cha mẹ của mình vậy.

Về trộm cắp, có câu nói: “Chuyện gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” Quý vị không muốn ai trộm cắp hay cướp đoạt tài sản của quý vị, thế thì trước hết quý vị không nên trộm cắp tài sản của kẻ khác.

Về việc tà dâm, đối với luật nhân quả, phạm tà dâm là tội nặng nhất và bị trừng phạt tệ hại nhất. Đặc biệt là giữa vợ chồng, nếu hai bên đã ly hôn rồi mà lại kết hôn nữa, căn cứ vào luật nhân quả, đến lúc lâm chung, thân thể họ sẽ bị cắt ra làm hai phần. Bởi lúc sống họ đã có hai mối quan hệ, cho nên khi chết nghiệp báo mới hiện ra. Là có một cái cưa lớn cưa cắt thân người từ trên đỉnh đầu xuống chân ra làm hai. Lúc sanh tiền đã tà dâm bao nhiêu lần, sau khi chết cũng bị cắt chia bấy nhiêu lần. Lúc sanh tiền kết hôn trăm lần, khi chết xuống liền bị phân thành trăm mảnh, để chia từng chút một cho những ai mà họ đã có quan hệ từ trước. Thế bị phân chia như vậy thì có gì không tốt? Vì khi linh tánh đã bị phân ra từng mảnh tan vụn rồi, nếu muốn đem nó tập họp lại tức chẳng dễ gì đâu. E rằng đến cả trăm ngàn ức kiếp cũng không trở lại được thân người. Lúc bấy giờ tánh hóa linh tàn, cùng mục rã với cỏ cây, rồi biến thành thứ thực vật thảo mộc vô tình. Một khi bổn tánh đã bị phân tán thì không dễ gì làm chúng sanh được. Dù cho họ có làm được chúng sanh đi nữa, thì họ chỉ có nước làm loài muỗi mòng mà thôi. Ví như một thân người có thể hóa thành tám vạn bốn ngàn con muỗi, song nếu muốn tập họp tám vạn bốn ngàn con muỗi đó trở lại thành một người, thời không dễ đâu. Đa số là muỗi sẽ sanh trở lại làm muỗi mới. Rồi chúng cứ trôi nổi lên xuống trong sanh tử luân hồi, mà vẫn không biết bội trần hợp giác, xả bỏ mê lầm để quay về chân chánh, nên gọi là: “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục,” một khi mất thân người, muôn kiếp khó được lại. Nếu quý vị có thể thấm thía được ý nghĩa nầy, vậy làm sao mà không lo sợ cho được!

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Giảng ngày 5 tháng 2 năm 1981

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Phật giáo thường thức 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Thế nào là Thần Tài, Thần Quý và Thần Hỷ?

Phật giáo thường thức 10:29 08/01/2025

Hỏi: Thế nào là Thần Tài? Sao gọi là thần Quý ?Thần Hỷ là gì?

Phải có thuật sống để cho người noi theo

Phật giáo thường thức 10:14 08/01/2025

Có người hỏi tôi: “Thầy có thuật gì mà điều hòa mấy trăm Tăng Ni và nhất là bên Ni”.

An lạc tự xuất hiện khi trọn vẹn và chú tâm

Phật giáo thường thức 07:29 08/01/2025

Dạ kính thưa Sư, vạn pháp-vũ trụ-đất trời-tất cả muôn loài, vô tình và hữu tình giao hòa trong một tổng thể thật an yên. Mọi việc sinh-trụ-hoại-diệt trong an yên kể cả Tâm gốc và Tâm tướng cũng trong quy luật này.

Xem thêm