Giảng giải về cõi ngạ quỷ
Ngạ quỷ là một thuật ngữ xuất phát từ những bộ kinh trong Phật giáo. Tuy nhiên có rất nhiều người cho rằng chuyện vong linh, ma quỷ là không có thật mà chỉ do con người nghĩ ra.
Ngạ quỷ là một thuật ngữ xuất phát từ những bộ kinh trong Phật giáo. Tuy nhiên có rất nhiều người cho rằng chuyện vong linh, ma quỷ là không có thật mà chỉ do con người nghĩ ra.
Vậy góc nhìn của đạo Phật lý giải vấn đề này như thế nào? Vong linh ngạ quỷ có thật hay không và chúng có cuộc sống ra sao?
Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết dưới đây qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh để có thêm tri kiến đúng đắn về vấn đề này.
Cõi ngạ quỷ là gì?
Cõi ngạ quỷ là một trong sáu cõi luân hồi. Theo tinh thần đạo Phật thì khi chúng ta bỏ thân thì thường trong 49 ngày là phải chuyển kiếp. Nếu nghiệp cực nặng thì sau khi chết thì thần thức đọa ngay xuống địa ngục; hoặc có phước báu thì sinh lên cõi Trời, có đủ phước báu và tâm thanh tịnh thì vãng sinh cõi Phật. Còn lại là chúng ta thường quanh quẩn trong 49 ngày để nghiệp quyết định. Sau 49 ngày thì bắt buộc phải tái sinh chuyển kiếp vào trong sáu đạo luân hồi: cõi Trời, cõi A-tu-la, cõi người; cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục.
Cõi ngạ quỷ tức là cõi vong hồn, vong linh đói khát. Nhân đói khát của ngạ quỷ là do xưa kia ở kiếp người không biết bố thí cúng dường làm phước, tâm thường bo bo keo xỉn, thường chấp trước dính mắc, dính mắc vào tài sản, tiếc nuối vào tiền bạc, tài sản. Thường một con người như chúng ta, nếu lúc sống không rèn luyện tu dưỡng thì đa phần khi chúng ta chết là rơi vào ngạ quỷ. Trong kinh Đức Phật nói: Chúng sinh ở cõi đời này sau khi chết, tái sinh để trở lại làm người thì ít như đất ở trên móng tay so với đất đại địa, còn đọa xuống địa ngục, ngạ quỷ thì nhiều như đất địa này.

Theo quan điểm của đạo Phật, cõi ngạ quỷ là hoàn toàn có thật (ảnh minh họa)
Đời sống cõi ngạ quỷ thế nào?
Đời sống của chúng ngạ quỷ rất dài. Trong kinh Phật có kể câu chuyện khi Ngài Xá Lợi Phất đi khất thực thấy con quỷ con khóc thì Ngài biết là nó đang đợi quỷ mẹ lấy thức ăn máu mủ từ bệnh viện về cho nó. Khi gặp quỷ mẹ, Ngài hỏi quỷ mẹ rằng ngươi đọa làm ngạ quỷ bao lâu rồi thì ngạ quỷ mẹ đáp rằng: Con không nhớ bao nhiêu năm nữa nhưng con chỉ biết cái thành phố này đã 7 lần thành, hoại rồi thì con vẫn làm ngạ quỷ.
Hay như trong kinh Ngạ quỷ ngoài bức tường, do các ác nghiệp đã tạo mà chúng ngạ quỷ lưu lạc qua 92 kiếp, từ Đức Phật Ca Diếp đến thời Đức Phật Thích Ca, chúng mới được cứu độ, trong khi khoảng cách giữa 2 Đức Phật là bao nhiêu kiếp, bao nhiêu năm, như từ thời Đức Phật Thích Ca đến Đức Phật Di Lặc tạm tính 16 triệu tỷ năm nữa. Cho nên kiếp ngạ quỷ rất lâu dài, rất khổ.
Bên cạnh đó, mỗi loài có một hình thức sinh hoạt của loài đó thì loài ngạ quỷ cũng tùy theo nghiệp của mình. Trong ngạ quỷ có rất nhiều loại, nhiều loài. Có loại ăn tinh khí, có loại ăn mùi, ăn hương hoa, có loài phải ăn phân, ăn nước tiểu, ăn đờm dãi do ác nghiệp… mỗi loại, mỗi khác. Chúng không uống như chúng ta mà họ hấp thụ hơi nước là đủ, họ không khát như chúng ta. Thân ngạ quỷ không như thân con người, ngạ quỷ cũng có hình thể nhưng mắt mình không thấy nhưng họ sinh hoạt khác chúng ta.
Về áo quần của chúng ngạ quỷ cũng khác với chúng ta. Trong kinh Ngạ quỷ ngoài bức tường, khi vua Bình Sa thấy chúng ngạ quỷ đói khổ, rách rưới, ông liền bạch Phật thì Đức Phật dạy đây là thân nhân của ông, ông hãy cúng dường cho chúng Tăng, hồi hướng phước báu cho họ thì họ sẽ được đầy đủ, kể cả áo quần. Áo quần của chúng là do phước biến hiện ra và tùy theo mỗi loài khác nhau nên quần áo hiện ra khác nhau. Như vậy, tùy theo duyên nghiệp của từng loài mà có thức ăn riêng, áo quần riêng.
Lại nữa, trong bài kinh Chuyện ngạ quỷ ngoại bức tường (thuộc Kinh tạng Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh 3, Ngạ quỷ sự, phẩm Con rắn, Đức Phật dạy ở cõi ngạ quỷ không hề có chợ để buôn bán, trao đổi, mua sắm và cũng không có cày cấy. Ngài khẳng định rõ, các vong linh (ngạ quỷ) được nuôi dưỡng thân là nhờ vào vật chúng ta cúng dường Tam Bảo. Giống như tất cả dòng sông chảy xuống đổ đầy sẽ tạo thành đại dương, cũng vậy những gì chúng ta bố thí, cúng dường Tam Bảo, làm các việc phước báu hồi hướng đến vong nhân thì các vong nhân mới được thọ hưởng no đủ.
Từ lời Phật dạy trong kinh và những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh đã giúp chúng ta hiểu phần nào về ngạ quỷ cũng như đời sống của chúng, qua đó thấy được sự khổ của chúng sinh trong ba đường ác mà phát nguyện tu tập, làm các việc thiện lành, mang công đức đó hồi hướng cho các chúng sinh, để chúng sinh sớm thoát khỏi cảnh khổ, được kết duyên với Tam Bảo để bỏ ác làm lành, tu tập theo chính Pháp của Phật, được lợi ích an vui về sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm