Sắc sắc không không nghĩa là gì?
Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”.
Hỏi: Gần đây, tôi có tham gia một pháp hội trong đó có một vị giảng sư trẻ giảng về Kinh Bát Nhã. Trong pháp hội này có một đạo hữu đứng lên hỏi nếu thầy nói sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, như vậy ăn cũng giống như là không ăn. Vậy tại sao mình phải ăn? Nếu thầy không trả lời được thì thầy không có tư cách giảng bài pháp này. Câu hỏi làm vị giảng sư trẻ bí lối không thể trả lời bèn cáo lỗi đại chúng rồi lui xuống. Vậy xin hỏi ý nghĩa sắc tức thị không là như thế nào?
Đáp:
Phần 1: Ý nghĩa của “Sắc Tức Thị Không”
Đa số chúng ta đã nghe nhắc đến “sắc tức thị không, không tức thị sắc” nghĩa là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Nhưng nếu hiểu và lập luậnlà có cũng như không có, không có cũng như có, vậy là sống cũng như chết, chết cũng như sống, vậy ta đi chết hết ư? Ở nhà cũng như không ở, vậy chúng ta ra bụi ở hết ư? Đấy là một cách hiểu và lý luận sai lạc của những người chưa hiểu đạo.
Sơ lược về thâm nghĩa thì đây là câu nói trong Bát Nhã Tâm Kinh. Nếu đã nói đến Bát Nhã thì đấy là giáo lý tối thượng thừa của Phật giáo, không phải chỉ dựa vào một chút ít Phật Pháp sơ sài là hiểu được diệu lý bên trong. Bằng cớ là ba đời mười phương chư Phật nhờ thông đạt Bát Nhã mà có được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói như thế không phải là chúng ta không thể nào hiểu được nghĩa lý của kinh Bát Nhã, mà là để cho chúng ta hiểu rằng, sắc tức thị không là nhìn từ cái nhìn của Tuệ Nhãn và Phật Nhãn, chứ không phải là nhìn bằng nhục nhãn của phàm phu.
Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”.
Như vậy, sắc tức thị không là nói đến THẬT TƯỚNG của vạn pháp và đấy chính là VÔ TƯỚNG, cái tướng KHÔNG củavạn pháp. Đến đây chắc có người thắc mắc sao lại là Vô Tướng, rõ ràng tôi thấy có nhà cửa, xe cộ, sông núi tại sao lại bảo là không?
Xin thưa, nếu nhìn bằng nhục nhãn là như thế. Tuy nhiên, nếu truy nguyên ra nguồn gốc thì chẳng có cái gì là nhà cửa hay xe cộ gì cả. Vì sao thế? Vì những cái có hình tướng đó KHÔNG CÓ TỰ TÁNH CHƠN THẬT.
Tất cả cũng do nhân duyên tạm bợ nương gá nhau mà thành. Hết duyên thì tan rã rồi trở về với cát bụi hư vô. Không có gì là tự thân riêng biệt của chính nó cả. Vậy, nếu có vị nào hiểu được từ cái không mà do nhân duyên nương gá nhau để hợp lại thành cái có (ví dụ như là thân này, nhà cửa, xe cộ, sông núi) khi hết duyên mọi thứ tan rã, và từ cái có lại trở về với không, mỗi giây phút chúng ta đang sống thì cũng đồng nghĩa là chúng ta đang dần dần chết.. thì quý vị đã hiểu được ý nghĩa sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc. Câu nói “phiền não tức bồ đề” cũng là từ ý này.
Phần 2: Tư cách của người học pháp và hỏi pháp
Vấn đề Phật Tử tại gia có trình độ Phật Pháp cao hơn những vị xuất gia là một điềuđáng khen. Tuy nhiên, nếu đem sự hiểu biết đó để hý luận, tranh chấp hơn thua, để đề cao cái ngã mạng của mình, không đem sự hiểu biết đó góp phần gìn giữ Chánh Pháp, thì đấy là tư cách không nên có của một người học Phật.
Khi học pháp hay hỏi pháp, chúng ta nên học làm sao, hỏi làm sao để sự học hỏi đó đem lại lợi lạccho bản thân và cho tất cả mọi người, và đừng nên có thái độ “bắt bí” người khác. Giá như trong pháp hội vị đạo hữu này dùng sự học hiểu của mình để trợ giúp thêm phần giảng của vị giảng sư trẻ thì hay biết bao nhiêu?
Mỗi khi vào chùa chúng ta đều thấy các pho tượng hộ pháp trấn giữ ở các chùa. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi các vị hộ pháp này là ai hay không?
Từ các bài học lịch sử đã cho thấy những ông hộ pháp bằng đất, bằng xi măng không thể nàobảo vệ được Chánh Pháp khi có trộm cướp hay binh biến giặc loạn.
Nhưng chính quý vị là những vị hộ pháp, đã gìn giữ Chánh Pháp của Phật cho đến nay là đã gần 2600 năm. Vậy thì xin quý vị mãi là những vị hộ pháp chứ không phải là con cháu của ma vương, đi đâu cũng nhiễu loạn đại chúng, và ngăn trở sự truyền thừa của Chánh Pháp!!
Chúng ta trì tụng Bát Nhã tâm kinh, bản toát yếu của giáo pháp Bát nhã luận giảng về tính không. Kinh điển dạy rằng: ngũ uẩn không có sự tồn tại cố hữu, điều đó biểu lộ về tính không của Pháp và tính không của cái tôi.
Tinh túy của Bát nhã Tâm kinh là: Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Chứng ngộ tính không được tạo ra trực tiếp bởi Bồ đề tâm tỉnh giác là nền tảng của trí tuệ Bát nhã.
Tính không là gì? Sắc tức thị không; không tức thị sắc. Nếu chúng ta suy xét và phân tích kỹ càng về sắc, chúng ta sẽ không thể thấy bất cứ thứ gì tồn tại một cách cố hữu cả. Mọi thứ đều tồn tại trong mối liên hệ với sự vật khác. Sắc tướng và tính không đều có sự tương tác lẫn nhau.
Trong lần chuyển Pháp luân thứ nhất, đức Phật đã dạy nhiều về tính không của cái tôi, còn trong lần chuyển pháp luân thứ hai, ngài giảng kỹ hơn về tính không của Pháp, hợp uẩn thân- tâm là nền tảng tạo nên con người cũng được hiển lộ trong lần chuyển pháp luân này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm