Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú, cầu nguyện để chữa bệnh là hợp với khoa học (VI)
Trên nền tảng thực hành Đạo Phật và từ các cuộc nghiên cứu khoa học về trạng thái thân và tâm thư giãn có tác dụng chữa trị bệnh tật tốt đẹp, người Phật tử cần phối hợp chăm sóc y khoa với tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền và cầu nguyện để giải trừ bệnh tật trong đời sống hàng ngày.
Cách thực hành cầu nguyện cụ thể trong đời sống hàng ngày
Trên nền tảng vững chãi truyền thống tâm linh của sự thực hành Đạo Phật trên hai ngàn năm và từ các cuộc nghiên cứu khoa học nghiêm túc hiện đại về trạng thái thân và tâm thư giãn có tác dụng chữa trị bệnh tật tốt đẹp, người Phật tử cần phối hợp chăm sóc y khoa với tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền và cầu nguyện để giải trừ bệnh tật và phát triển sức khỏe trong đời sống hàng ngày.
Các tông phái Phật giáo, kể cả Thiền Tông, đều có phần cầu nguyện trong các buổi tụng kinh ở chùa. Trong các buổi lễ ở chùa hay ở nhà, người Phật tử thường cầu nguyện cho bản thân và gia đình được nhiều điều an lành và tốt đẹp. Cầu nguyện khi lòng chúng ta thanh tịnh và tâm chúng ta chí thành thì có sự cảm ứng nhiệm mầu: có cầu với lòng chân thành thì có ứng nghiệm. Niềm tin càng gia tăng thì sự cảm ứng với năng lực Đức Quán Thế Âm càng nhiệm mầu như lời Đức Phật dạy trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn:
“Chân quán, thanh tịnh quán
Trí tuệ quán bao la
Bi quán và từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.
Ánh hào quang thanh tịnh
Chiếu xuyên màn u tối
Tiêu diệt lửa tai ương
Chẳng nơi nào không hiện.”
Người Phật tử thường đến chùa cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, cho những sự tiêu cực chóng hết, cho gia đạo an vui, được sinh con mạnh khỏe, được chóng lành bệnh tật… Để cho tâm có sự thanh tịnh và chí thành, họ được quý vị tăng ni hướng dẫn làm việc lành, tránh điều dữ và thực hành tu tập để có nhiều nhân lành hầu hưởng quả tốt. Nếu đã lỡ làm điều xấu thì thành tâm sám hối lỗi lầm và phát tâm làm những điều tốt đẹp.
Lời Đức Phật dạy trong phẩm Phổ Môn là người Phật tử khi đến chùa cầu nguyện phải thực hành thấy biết bằng tâm chân thật hay chân quán, bằng tâm trong sạch hay thanh tịnh quán, bằng trí tuệ rộng lớn và với tình thương yêu và mong muốn giúp đỡ chúng sinh hay bi quán và từ quán. Họ cũng thực hành tu tập và quán tưởng hình ảnh chư Phật, chư Bồ tát tỏa chiếu hào quang trong sáng, an lành. Thực hành sống với trí tuệ và từ bi sẽ làm cho những ham muốn sai lầm, những sự giận dữ do không có sự đáp ứng những ham muốn của mình cùng sự mê mờ tan biến và giúp cho đời sống họ có phẩm chất an lạc, vui tươi, tích cực và thoải mái. Sống đời sống lành mạnh và tốt đẹp như vậy thì họ ít bị bệnh tật, tai ương hay ách nạn. Đó là ánh sáng của Đức Quán Thế Âm chiếu xuyên màn u tối và tiêu diệt lửa tai ương.
Tóm lại, khi hữu sự, người Phật tử thực hành cầu nguyện ở chùa hay ở nhà với lòng thành để được sinh nở an lành, sinh con thông minh, học hành thành công hay chóng phục hồi sức khỏe. Cách thực hành vốn giản dị như sau:
Người mẹ muốn cầu nguyện sinh nở bình an và có con khỏe mạnh: Mỗi ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, chắp tay thành tâm cầu nguyện Đức Quán Thế Âm gia hộ cho việc sinh nở được bình an. Nhìn hình tướng đẹp đẽ của Đức Quán Thế Âm rồi nhắm mắt lại, quán thấy hình ảnh đẹp đẽ của ngài với hào quang tỏa sáng tràn ngập vào thai nhi, quán tưởng thai nhi an vui trong ánh sáng an lành đó và thành tâm nói thành tiếng hay nói thầm lời cầu nguyện cho sinh nở được tốt đẹp, con sinh ra được khỏe mạnh, có tướng đẹp và thông minh. Người mẹ cần phát tâm ăn nhiều rau, hoa quả tốt, tuyệt đối đừng uống rượu hay hút thuốc lá, tránh xa người hút thuốc lá để khỏi ngửi khói thuốc và thực hành hạnh từ bi, thực hành tu tập để giảm tối đa căng thẳng vì căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Học sinh, sinh viên muốn học giỏi: Dâng hương, lễ Phật, lạy 108 lạy trong chánh niệm và cầu nguyện. Tránh tối đa các loại thuốc kích thích thần kinh, không hút thuốc lá và uống rượu. Phối hợp học hành với vận động thể lực. Khi học thấy mệt nên đi thiền hành 10 phút hay nhiều hơn rồi tiếp tục ngồi học lại. Thực hành thư giãn thân tâm rất tốt cho trí nhớ vì làm cho bộ não gia tăng sức khỏe.
Người bị bệnh: Sau phần tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật (nếu yếu sức chỉ lạy ba lạy theo cách thường là được, nếu không đứng được thì chấp tay xá ba lần lúc nằm trên giường cũng được), người bệnh cầu nguyện với tất cả lòng thành. Như khi cầu nguyện Đức Quán Thế Âm thì quán tưởng (tưởng thấy) hình ảnh đẹp đẽ của Ngài tỏa chiếu hào quang trong sáng đến khắp thân thể của chính mình, đến nơi vùng bị đau và quán tưởng ánh sáng càng tỏa chiếu đến vùng bị đau thì vùng này càng nhỏ đi và tiêu mất. Sau đó cầu nguyện:
“Nam mô đại từ đại bi linh cảm ứng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con nguyện cầu Ngài từ bi gia hộ cho con sức khỏe mỗi ngày một gia tăng và mọi điều an lành tốt đẹp.
Nam mô đại từ đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.”
Hoặc nói thành tiếng hay nói thầm một lời cầu nguyện nào mà người bệnh thấy hợp với mình nhất.
Người Phật tử cũng có thể phát nguyện tụng bộ kinh Dược Sư để cầu an hay lên chùa xin khóa lễ cầu an cùng mời quý vị tăng ni về nhà làm lễ cầu an cho người bệnh đang nằm ở nhà hay thăm viếng người bệnh ở bệnh viện và cầu an cho họ cũng rất tốt cho sự chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe.
Các cuộc nghiên cứu khoa học đã chứng minh cụ thể rằng niềm tin đóng góp tích cực vào sự chữa trị bệnh tật. Cầu nguyện với tâm thành để được lành bệnh và gia tăng sức khỏe cũng như làm phát sinh những điều tốt đẹp cũng rất phù hợp với nguyên tắc khế lý và khế cơ trong Đạo Phật hay “Rộng tu trí phương tiện”. Điều này được nhiều vị Phật tử thực hành qua việc thường xuyên tụng đọc lời Đức Phật dạy trong Phẩm Phổ Môn, kinh Diệu Pháp Liên Hoa có đoạn như sau:
“Chúng sinh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán Âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Ðầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện
Các loài trong đường dữ:
Ðịa ngục, quỷ, súc sinh
Sinh, già, bệnh, chết khổ
Lần đều khiến dứt hết
Chân quán thanh tịnh quán
Trí tuệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Tuệ nhật phá các tối
Hay phục tai khói lửa Khắp soi sáng thế gian…" .
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm chú Vãng sanh, chú Đại bi có thể siêu độ vong linh thai nhi?
Phật giáo thường thức 15:53 21/12/2024Hỏi: Niệm chú Vãng sanh, chú Đại Bi liệu có thể siêu độ cho thai nhi bị phá thai không?
Ý nghĩa danh hiệu của Địa Tạng Bồ tát
Phật giáo thường thức 15:19 21/12/2024Chúng ta phải học theo Ðịa Tạng Bồ Tát, dùng tâm chân thành giúp đỡ cho họ phá mê khai ngộ, giúp họ lìa khổ được vui. Tâm như đại địa, hết thảy pháp và chúng sanh nương nhờ vào đó để trụ trì, sanh trưởng, đảm đương.
Hạnh hiếu ngang bằng trời
Phật giáo thường thức 11:31 21/12/2024Cha mẹ là thánh thần nơi chốn cao xanh, kính quý tột cùng nên không lạ gì khi tôn xưng cha mẹ là Phật, “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”.
Tình và nghĩa
Phật giáo thường thức 10:11 21/12/2024Cái tình nó đưa tới cái nghĩa. Nếu cái tình đàng hoàng, nếu mình biết yêu cho đàng hoàng, thì tự nhiên nó đưa tới cái nghĩa.
Xem thêm