Sách mới: "Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ"
Tôi không cần giới thiệu dài dòng quyển sách này. Đọc “tiểu phẩm” ở trang đầu và mục “thuyết trình đặc điểm” ở phần cuối là đã quá đầy đủ để hiểu tác giả muốn nói gì, quyển sách muốn trình bày luận đề gì. Thật là to lớn mà cũng thật là khiêm tốn.
To lớn, vì Phật giáo đã từng là tôn giáo của dân tộc ta từ thuở dựng nước, nhưng nếu ai hỏi “thế nào là một Phật giáo được gọi là Phật giáo Việt Nam”, câu trả lời không phải là dễ. Vào Trung Hoa, Phật giáo có Huệ Năng để phát triển lên thành dòng thiền. Vào Nhật Bản, ngay cả thiền cũng mang một sắc thái đặc biệt từ Đạo Nguyên và với Đạo Nguyên (Dogen) mà ngày nay thế giới thiền Âu Mỹ tôn vinh như một vị Tổ. Tất nhiên, ta cũng có một dòng thiền Trúc Lâm oanh liệt mà ta tôn vinh như thiền Việt Nam. Nhưng sách vở của thời Lý-Trần oanh liệt ấy bị nhà Minh đốt tiệt cả rồi, những gì còn lại đâu có đủ phong phú để con cháu có thể nói: “đây là Phật giáo Việt Nam” mà tổ tiên đã để lại? Ai cũng biết: Phật giáo vào Trung Hoa thì vui vẻ tiếp nhận “Trung Hoa hóa”. Vậy Việt Nam ta có “hóa” cái gì không?
Câu hỏi ấy to lớn quá. Câu trả lời của quyển sách này rất khiêm tốn, nhưng phương pháp áp dụng để chứng minh thì rất độc đáo, chưa ai làm. Nếu không tìm ở học thuyết cao xa thì ta thử tìm tại cái gốc văn hóa của dân tộc, và cái gốc ấy chính là tục ngữ phong dao. Cái gốc ấy đã tiếp nhận, đã chịu ảnh hưởng Phật giáo như thế nào, đã nhuần nhuyễn hòa lẫn với Phật giáo đến đâu để mang một sắc thái gì đặc biệt mà ta có thể gọi là “Phật giáo Việt Nam” như chính tựa đề của sách này đã ghi rõ? Để trả lời câu hỏi một cách chính xác, đích thị Phật giáo, người trả lời, để làm cho ta tin cậy, phải là một đại sư, nghĩa là không phải chỉ thâm hiểu Phật học như là một học giả, mà còn là một bậc Thầy của các bậc Thầy về lĩnh vực trí tuệ. Dù rất khiêm tốn và có vẻ “bình dân”, đây là một quyển sách để cho Phật tử học hỏi và mọi người tham khảo.
Độc giả có thể ngạc nhiên tự hỏi: tại sao một số phong dao tục ngữ ở đây, tuy ít, có vẻ như không có gì liên quan đến Phật giáo? Độc đáo của quyển sách còn là ở chỗ ấy: với cái nhìn của Phật giáo, mọi sự mọi vật liên hệ với nhau trong tương quan, có những câu tưởng như nói chuyện đời chung chung, nhưng phân tích cho rõ lại thấm mùi thiền, đạo vị, lý thú.
Tiểu phẩm này nằm trong tay tôi từ rất lâu, nhưng vì tôi tôn trọng một câu trong “tiểu dẫn” - mà độc giả dễ nhận ra - và vì văn phong phản ánh thời tranh đấu Phật giáo của những năm 1962-1965 - mà tôi không muốn sửa đổi - tôi đã không xuất bản. Ngày nay, tôi nghĩ không nên để mất một công trình nghiên cứu độc đáo, vừa bình dân vừa bác học, có thể gợi ý cho các bậc thức giả để tiếp tục đi nốt con đường mà quyển sách đã đi.
Nguyên Mai là một nữ Phật tử đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho Phật Học viện đầu tiên tại Huế mang tên là Tùng Lâm Kim Sơn. Nơi đây, các bậc Thầy xuất chúng đã được đào tạo, và tên tuổi gắn liền với lịch sử của đất nước và của Phật giáo từ sau hậu bán thế kỷ XX: Trí Quang, Minh Châu, Thiện Minh, Thiện Siêu, Thiện Hoa, Trí Tịnh...
Tiểu phẩm này mang dấu ấn của một bậc Thầy trong số ấy. Mấy lời giới thiệu này của tôi không có mục đích gì ngoài việc ghi rõ xuất xứ quan trọng này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà sư và khu vườn: “Lắng nghe giáo lý loài hoa”
Sách Phật giáo 21:39 03/11/2024Qua tác phẩm Nhà sư và khu vườn, tác giả Hyunjin – trụ trì chùa Maya tại Cheongju, Chungcheong Bắc, Hàn Quốc – chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống qua hình ảnh bốn mùa tuần hoàn trong khu vườn chùa.
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
Xem thêm