Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/01/2019, 10:00 AM

Sái tịnh là gì, ý nghĩa của sái tịnh

Sái tịnh là một nghi thức của Phật giáo, nhằm mục đích làm cho một nơi nào đó được thanh tịnh, giúp cho chúng sinh và oan hồn nơi đó được thanh tịnh, hộ trì Phật pháp.

Bài liên quan

Phật pháp có lợi ích rộng lớn, trên đến thiên đường, dưới đến địa ngục. Chúng ta “sái tịnh” bằng chú Đại Bi, nước Đại bi có thể độ thoát cho oan hồn, khiến cho họ được có nơi an thân lập mệnh, và nơi sái tịnh biến thành đạo tràng Phật pháp thanh tịnh.

Đạo tràng thanh tịnh mới có thể tu đạo, không thanh tịnh thì làm sao tu. Nơi nào có đạo tràng Phật pháp thanh tịnh thì nơi đó thân tâm con người thanh tịnh, không còn phiền não.

Sái tịnh là nghi thức Phật giáo rưới nước thơm để cho mọi vật được trong sạch.

Sái tịnh là nghi thức Phật giáo rưới nước thơm để cho mọi vật được trong sạch.

Sái tịnh, cũng gọi là sái thủy, có nghĩa là rưới nước thơm để cho mọi vật được trong sạch. Trong Phật giáo, trước khi tu các bí pháp cần phải sái tịnh đạo tràng và những cúng phẩm. Nước thơm sau khi đã được gia trì ấn chú, đem rảy quanh đạo tràng và trên các vật phẩm dâng cúng khiến cho tất cả đều được thanh tịnh.

Ngày nay, sái tịnh là nghi thức phổ biến trước khi cử hành pháp hội, bái sám, an vị… Nghi thức này cũng được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v… Ý nghĩa của sái tịnh là nương vào tâm đại bi của Bồ Tát để làm lưu xuất nước tịnh cam-lồ mà rảy lên và làm cho thanh tịnh, tươi mát, sống dậy và trị liệu tất cả những gì được nước cam-lồ rưới xuống.

Theo Đại Nhật kinh sớ (quyển 4), việc dùng nước thơm rảy khắp đạo tràng để trừ sạch dơ uế là biểu tượng cho Như Lai dùng hương giới đức hòa hợp với nước từ bi thanh tịnh, rảy vào tâm địa chúng sanh trong pháp giới khiến cho tất cả hý luận, phiền não được trừ sạch. Một bát nước trong và một nhành liễu cần được chuẩn bị trước khi hành lễ. Vị chủ lễ tay phải cầm nhành liễu, tay trái bưng chén nước cam-lồ, sau khi trì niệm thần chú xong liền rảy nước thơm khắp đạo tràng. Nước trong tượng trưng cho định lực, nhành liễu linh động tượng trưng cho trí tuệ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm