Sáng suốt biết mình chính là chánh niệm tỉnh giác
Khi con biết chiêm nghiệm những trải nghiệm cuộc sống, con sẽ thấy ra ý nghĩa đích thực của khổ đau và ràng buộc thì con sẽ có thể dễ dàng tự do tự tại trong đó.
Thực ra khổ đau và ràng buộc chỉ xuất phát từ thái độ của tâm con hơn là từ điều kiện bên ngoài. Nếu con tìm thấy nguyên nhân sinh khổ đau ràng buộc ở trong thái độ tâm con thì khổ đau ràng buộc sẽ không còn tồn tại ở bên ngoài như con tưởng và tất nhiên con có thể tự do tự tại ở mọi nơi và bất cứ lúc nào...
Con nên trở về trọn vẹn với cảm xúc của mình và quan sát khách quan, tường tận sự diễn biến của nó. Trọn vẹn quan sát như vậy tinh thần sẽ phấn chấn tích cực lên và con sẽ vui tươi trở lại. Khi trọn vẹn quan sát thì không còn người quan sát, nên không còn cái ngã bi quan tiêu cực nữa, lúc đó chỉ có sự trong sáng với trạng thái đang là...
Thường sáng suốt biết mình chính là chánh niệm tỉnh giác. Đi biết đi, ngồi biết ngồi, thở biết thở... không phân tâm phóng dật, không mê muội hôn trầm, không phân vân do dự tức là chánh niệm tỉnh giác.
Chánh niệm tỉnh giác là tâm rỗng lặng trong sáng?

Nếu phân tâm phóng dật biết đang phân tâm phóng dật, trì trệ hôn trầm biết đang trì trệ hôn trầm...là đang chánh niệm tỉnh giác. Không có gì dễ hơn chánh niệm tỉnh giác, chỉ tại vô minh ái dục, tà kiến tham ái mà quên mất tâm vốn chánh niệm tỉnh giác đó thôi...
Nên nhìn lại chính mình
Chớ quan tâm người khác
Thấy mình mới là minh
Thấy người sinh ý ác!
Trải nghiệm về cảm giác cô đơn...nhận thức đúng đắn về nó như thế nào. Thực ra không phải chỉ cô đơn mà tất cả cảm xúc khác đều cần được thấu hiểu một cách tường tận, chứ không phải là cố gắng loại bỏ chúng. Sự hiện diện của chúng là tiếng nói đang phát biểu một thông tin hay tín hiệu nào đó mà mọi người cần lắng nghe, quan sát và học hỏi một cách nghiêm túc, trung thực và rõ ràng mới thấu hiểu được....đó là pháp thuyết, bài pháp biểu hiện cụ thể qua chính thực kiện sống động chứ không qua khái niệm của ngôn từ...
Có hai loại cô đơn. Cô đơn thật sự là một cảm xúc rất tuyệt vời của sự tự do tự tại, còn nếu cô đơn chỉ là một ảo giác thì nó trở thành gánh nặng của sự cô lập. Như vậy, con chưa phải là cô đơn thật sự đến tận cùng. Cảm giác cô đơn của con không thật nên nếu con lắng nghe nó một cách trọn vẹn thì con sẽ thấy nó không thực sự tồn tại.
Khi ảo giác cô đơn không còn thì con mới thật sự cảm nhận được sự cô đơn tận cùng của tự tại an nhiên. Hãy lắng nghe lại cảm xúc nơi thân tâm, con sẽ thấy mọi điều là bài học kỳ diệu của cuộc sống đầy thử thách này....
Lành thay! Thường thấy biết
Thân - tâm - cảnh rõ ràng
Trong pháp không phóng dật
An lạc, sống nhẹ nhàng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ngẫm thương người già
Phật pháp và cuộc sống
Người già hay lẫn. Họ quên chìa khóa để đâu, quên ăn cơm, quên cả mình vừa kể chuyện này rồi.

Chết chỉ là một phần của sự sống
Phật pháp và cuộc sống
Chúng ta thường nhìn nhận cái chết với sự lo âu, sợ hãi và bi lụy. Cái chết dường như là một dấu chấm hết, một điều gì đáng buồn, đáng tránh. Tuy nhiên, nếu ta thực sự quán chiếu về sự sống và cái chết, ta sẽ nhận ra rằng chết chỉ là một phần tự nhiên của vòng tuần hoàn sinh diệt.

Hãy chấp nhận rằng không có gì là mãi mãi
Phật pháp và cuộc sống
Có những nỗi đau tưởng như chẳng thể vượt qua, nhưng theo thời gian ta nhận ra mình đã học được cách bước tiếp. Có những hạnh phúc ngỡ như là mãi mãi, nhưng rồi cũng mờ dần theo năm tháng.
Xem thêm