Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/05/2022, 09:01 AM

Sáu pháp Ba-La-Mật

Ảnh hưởng thánh thiện của Đức Phật lan rộng không ngừng, vượt khỏi không gian hạn hẹp của xứ Ấn cũng như vượt qua thời gian hơn hai mươi lăm thế kỷ, để trở thành mô hình kiểu mẫu chỉ đạo cho toàn thể nhân loại ngày nay.

Thành quả toàn thiện, toàn giác của Đức Phật mà loài người tôn xưng Ngài là bậc siêu nhân, là bậc Thánh trên thế gian, không phải tự nhiên có được, cũng không thể trong một sớm một chiều mà Đức Phật thành tựu đạo hạnh viên mãn. Chính Đức Phật đã xác định Ngài phải trải qua vô lượng kiếp tu hành mới đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.   Lộ trình Bồ-tát mà Đức Phật dấn thân tu hành không gì khác hơn là thể hiện trọn vẹn sáu pháp ba-la-mật trong từng việc làm cứu nhân độ thế. Chính vì vậy, sáu pháp ba-la-mật là pháp căn bản tất yếu cần phải thể nghiệm trong cuộc sống tu hành của những hành giả muốn tiến lên quả vị Toàn giác. Thật vậy, lộ trình Bồ-tát đạo từ sơ phát tâm cho đến Bồ-tát Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi hướng cũng tu sáu pháp ba-la-mật; không tu pháp gì khác. Pháp không thay đổi, nhưng sự tác động của pháp, hay nói cách khác, tu chứng của hành giả đạt được, phải có thay đổi. Thay đổi nội dung bên trong là việc tiến tu của hành giả, để cuối cùng tất cả pháp đều quy về "Không”, nhất như bình đẳng. Tuy nhiên, khi chưa qua sông, chưa đạt đến đại huệ bình đẳng, hành giả vẫn phải sử dụng phương tiện. Và sáu pháp ba-la-mật là phương tiện đưa hành giả từ sanh tử về Niết bàn.

Điều cần lưu ý rằng trên mỗi đoạn đường, hành giả vận dụng sáu pháp ba-la-mật khác nhau; vì mỗi giai đoạn phải kết hợp phương tiện khác biệt, không thể giống nhau. Trên phương diện tu tập, triển khai sáu pháp ba-la-mật thật vô cùng tận, không đơn giản như chúng ta hiểu suông theo danh tự. Thật vậy, hành giả bắt đầu tu một pháp thì các vấn đề tự nảy sanh. Giải quyết được việc này, tự nhiên lại có việc khác phải đối phó, mà đứng ở lập trường "Thức”, chúng ta khó lường được hậu quả tốt xấu. Nói cho dễ hiểu, khi chúng ta còn nhiều tội lỗi, nếu không giữ một chức vụ gì thì không ai để ý, phê phán chúng ta; nhưng nếu ra ứng cử là có vấn đề ngay.

Đức Phật của chúng ta

Ảnh hưởng thánh thiện của Đức Phật lan rộng không ngừng, vượt khỏi không gian hạn hẹp của xứ Ấn cũng như vượt qua thời gian hơn hai mươi lăm thế kỷ, để trở thành mô hình kiểu mẫu chỉ đạo cho toàn thể nhân loại ngày nay.

Ảnh hưởng thánh thiện của Đức Phật lan rộng không ngừng, vượt khỏi không gian hạn hẹp của xứ Ấn cũng như vượt qua thời gian hơn hai mươi lăm thế kỷ, để trở thành mô hình kiểu mẫu chỉ đạo cho toàn thể nhân loại ngày nay.

Trên bước đường tu, nâng mình lên một chút, việc sẽ xảy ra. Vấn đề nảy sanh trên cuộc đời là hiện tượng đơn giản dễ thấy, mà chúng ta còn không giải quyết nổi. Trong khi tu chứng của Bồ-tát nhiều đời nhiều kiếp làm mãi không rồi, nên gọi là Bồ-tát tạng, hay cái kho vô tận. Thu lại chỉ có ba chữ Bồ-tát tạng, nhưng khai triển thì vấn đề sáu pháp ba-la-mật nảy sanh trước.

Hành giả chọn một pháp thực hành, kết hợp với năm pháp còn lại, nếu chỉ sử dụng riêng một pháp sẽ hỏng. Thí dụ khi trải tâm từ bi đối với tha nhân, chúng ta thường thấy xảy ra biết bao phiền phức, vì thương người sẽ dẫn đến kết quả hại mình, hại người, nếu hành giả không sử dụng được yếu tố trí tuệ kèm theo. Tuy nhiên, thực hiện một pháp, nó tự tác động sang năm pháp kia. Vì thế, trong năm pháp này, có một pháp bị hỏng thì pháp mà chúng ta thực hiện cũng bị hỏng theo.

Sáu pháp ba-la-mật là sáu tụ mang tính đồng bộ, sáu vấn đề tự cuộn lại với nhau, không thể tách rời; chính vì vậy, chúng ta tu khó đắc đạo. Chẳng những không được công đức, còn thọ quả báo, phải chấp nhận trôi lăn trong sanh tử, chịu khổ, rồi phát tâm tu lại nữa, trật nữa, tuột thêm nữa. Trên tinh thần này, không thể nào kể hết việc thực hành sáu pháp ba-la-mật của một vị Bồ-tát từ khởi tu đến thành Phật, huống là hành đạo của vô số Bồ-tát. Kinh Hoa nghiêm diễn tả Bồ-tát vượt qua biển khổ, nghĩa là giải quyết được tất cả việc cho người mà không làm mất lòng ai. Không còn vấn đề đặt ra, Bồ-tát mới thành tựu sáu pháp ba-la-mật, đạt đến rốt ráo Niết-bàn giải thoát.

Khởi đầu việc bố thí, chỉ lo cho người thân, nên thuộc thế giới tương đối, sanh diệt; vì còn thân, còn thù, không phải là hạnh Bồ-tát. Làm thế nào phát triển cho người thân, mà không gây thiệt hại cho người thù; đó là vấn đề không đơn giản. Điểm này để chúng ta phân biệt được ông vua phàm phu với Bồ-tát Sơ địa hiện thân làm Hộ quốc nhân vương tu hạnh bố thí, lo cho quyến thuộc mình đầy đủ vẫn không xâm hại người khác. Bồ-tát trụ Sơ địa là Hoan Hỷ địa khi làm vua Diêm Phù Đề phải thành tựu được hạnh bố thí trên căn bản này. Vì vậy, trước khi thực hành hạnh bố thí, hành giả phải trang bị tâm bố thí. Nghĩa là dùng bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả mà hành bố thí. Không có bốn tâm vô lượng, hành giả bố thí, dễ rớt qua ngoại đạo; vì hành giả thường tự cho mình là người ban ơn. Nếu người thọ nhận không biết ơn và trả ơn, hành giả sẽ khó chịu; từ đó phiền não nổi dậy. Trái lại, Bồ-tát hành bố thí không có dụng ý nào khác ngoài mục tiêu mang an lành cho tha nhân, gánh bớt khổ đau cho họ. Giúp đỡ xong, không còn gì tồn tại trong tâm Bồ-tát.

Ngoài pháp tu trì giới, hành giả tu pháp nhẫn nhục, hay sằn đề ba-la-mật. Pháp này cũng đặt trọng tâm vào ba nghiệp của chúng ta và cũng phải do trí tuệ chỉ đạo. Không phải nhẫn nhục là cắn răng chịu đựng của kẻ yếu, vì chịu đựng là nguyên nhân sanh ra phiền não sau này.

Ngoài pháp tu trì giới, hành giả tu pháp nhẫn nhục, hay sằn đề ba-la-mật. Pháp này cũng đặt trọng tâm vào ba nghiệp của chúng ta và cũng phải do trí tuệ chỉ đạo. Không phải nhẫn nhục là cắn răng chịu đựng của kẻ yếu, vì chịu đựng là nguyên nhân sanh ra phiền não sau này.

Phát xuất từ bốn tâm vô lượng, tiến đến hành động mang tiền của cho người (Tài thí), mang an vui cho người (Vô úy thí) và hướng dẫn người đi trên Thánh đạo (Pháp thí). Đó là ba cách bố thí của Bồ-tát. Trong ba cách bố thí này, chúng ta cần ý thức rằng việc giúp đỡ bằng tiền của chỉ có giá trị nhứt thời; vì mang của cho hoài, bao nhiêu cũng không đủ. Và tệ hơn nữa, làm cho họ trở thành tầm thường, chỉ còn ý niệm chờ mong người cho, hoặc họ cứ lo nghĩ cách đi xin. Bố thí kiểu này, chúng ta đã biến họ trở thành người ăn hại thực sự.

Dưới kiến giải của Bồ-tát, bố thí bằng tài vật chỉ có tính cách cấp thời, cần thiết ở bước ban đầu, không nên kéo dài. Điều chính yếu muốn giúp đỡ tha nhân lâu dài, đối với người có chí cầu tiến, chúng ta sẵn sàng giúp họ phát triển khả năng; đó chính là Pháp thí. Trên tinh thần này, không nên hiểu Pháp thí theo nghĩa hạn hẹp là đem một số giáo lý giảng dạy, mà cuộc sống của người nghe vẫn y như cũ. Nếu nói pháp không làm an vui, lợi lạc cho người, chúng ta đã phá pháp; vì pháp Phật chỉ có một vị giải thoát. Hành giả thuyết pháp nhằm giúp cho người xây dựng được đời sống vật chất ấm no và phát triển đời sống tinh thần thăng hoa thánh thiện. Như vậy, vấn đề bố thí cần được cân nhắc trên hiệu quả, hơn là nhắm mắt hành động suông. Từ đó, bố thí phải mang lại tác dụng tốt trong hiện tại cho thế hệ này, mà còn ảnh hưởng đến các thế hệ kế tiếp. Đó là mô hình lý tưởng của Bồ-tát hành bố thí.

Nếu xét về hiệu quả lợi ích lâu dài, tất yếu phải nghĩ đến vấn đề giáo dục. Riêng tôi, ngày nay thành tựu một số Phật sự, chính là nhờ chư tôn đức cha anh đã đào tạo, xây dựng cho tôi phát triển tri thức, từ Phật học đường Nam Việt cho đến du học nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn may mắn nhận được tiền của giúp đỡ từ những người mang tâm vô lượng. Nhờ đó, tâm vô lượng của tôi cũng phát triển theo. Vì thế, tôi tự nghĩ phải nỗ lực học cho thành tài, tu cho thành đức và hoằng dương Chánh pháp, để đền đáp công ơn thầy tổ, đàn na tín thí.

Bồ-tát thực hiện đàn na, hay bố thí, độ chúng sanh để dẫn họ đến giải thoát môn. Và giải thoát này có liên hệ nhiều mặt, không phải một mặt. Tu một pháp bố thí, hành giả phát hiện nó tương quan năm pháp còn lại; nên vấn đề bố thí của hành giả chịu ảnh hưởng của việc trì giới. Thật vậy, cùng một việc, nhưng hai người làm thì lại dẫn đến kết quả khác nhau. Thí dụ chúng ta đem vật cho, nhưng người không nhận; trong khi ông B cho thì họ nhận. Sự khác biệt này làm chúng ta phát hiện được tồn tại bên trong là đức hạnh của chúng ta còn kém. Từ góc độ đó, muốn hành bố thí phải quay trở về tự rèn luyện giới đức của mình. Lúc ấy, trì giới là chính, bố thí là phụ.

Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô lượng kiếp thực hành thi la (trì giới). Nhờ vậy, giới đức của Ngài tròn đầy, mới hiện ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; nên người nào nhìn thấy Ngài cũng có thiện cảm. Đức Phật chưa cho người vật gì, họ đã sanh tâm kính trọng, biết ơn. Vì thế, có giới đức trang nghiêm, việc hành bố thí tự động thành dễ dàng. 

Trên bước đường tu trì giới, trong giai đoạn đầu, cổ nhân dạy: "Các nhân tự tảo môn tiền tuyết”. Nghĩa là chúng ta lo quét dọn tuyết phủ trước sân nhà, tức lo rèn luyện đức hạnh của chính mình. Theo kinh nghiệm tu hành của riêng tôi, trên căn bản này, cần nhận rõ vị trí của chính mình đối với đại chúng. Nhờ vậy, chúng ta sẽ bớt nóng, bớt nói; vì thấy được thân phận mình không ra sao mà muốn làm thầy thiên hạ, thực là vô lý. Tu giới đức, phải lóng tai nghe nhiều hơn nói, quan sát nhiều hơn làm, để chúng ta tìm ra được lẽ sống, học được ở người nhiều hơn. Lầm lỗi của người đi trước chính là thầy dạy chúng ta tốt nhất.

Ngoài pháp tu trì giới, hành giả tu pháp nhẫn nhục, hay sằn đề ba-la-mật. Pháp này cũng đặt trọng tâm vào ba nghiệp của chúng ta và cũng phải do trí tuệ chỉ đạo. Không phải nhẫn nhục là cắn răng chịu đựng của kẻ yếu, vì chịu đựng là nguyên nhân sanh ra phiền não sau này.

Đức Phật dạy: 'Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Thật vậy, định tâm là yếu tố quan trọng trong mọi lãnh vực hoạt động của cuộc sống. Đối trước mọi việc khó khăn, nguy hiểm, nếu tâm ta bị dao động vì ngoại cảnh, thì trí không an định, thiếu bình tĩnh, sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, làm thất bại công việc.

Đức Phật dạy: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Thật vậy, định tâm là yếu tố quan trọng trong mọi lãnh vực hoạt động của cuộc sống. Đối trước mọi việc khó khăn, nguy hiểm, nếu tâm ta bị dao động vì ngoại cảnh, thì trí không an định, thiếu bình tĩnh, sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, làm thất bại công việc.

Bồ-tát nhẫn chẳng những không giận hờn, còn khởi tâm đại bi đối với kẻ ác. Bồ-tát thấy rõ chỉ vì họ còn nhiều ham muốn, cần quyền lợi, cần danh tiếng, nhưng không được. Trong khi Bồ-tát chẳng cần gì, mà vẫn đầy đủ; nên họ bực tức, nói bậy, làm ác, bị đọa địa ngục. Bồ-tát nhờ bị phỉ báng mà phát huy bản thân, thành tựu chúng sanh nhẫn. Vì thế, Bồ-tát thấy họ là người ân, không phải oán, nên dễ khởi tâm đại bi, không phải cắn răng chịu đựng để mai kia trả thù. Từ tâm tốt thực sự này, hảo tướng của Bồ-tát hiện ra, được người thương kính. Lúc ấy, lời nói xấu, gièm pha của họ không còn giá trị, buộc họ phải nói theo Bồ-tát. Bồ-tát thành tựu chúng sanh nhẫn thì đến đâu cũng được cung kính cúng dường. Vì vậy, tu hành còn gặp nghịch cảnh thì phải tự biết rằng chúng ta chưa thành đạt pháp chúng sanh nhẫn, cần phải tiếp tục luyện tập.

Kế tiếp hạnh nhẫn nhục, hạnh tinh tấn cũng rất cần thiết. Vì đó là ý chí trong sáng và hướng thiện, để sửa đổi bản thân, chuyển đổi hoàn cảnh, hướng dẫn ta và người cùng tiến bước trên đường giải thoát. Đối với tất cả những hành động lỗi lầm và xấu xa, cần phải tinh tấn đừng cho phát khởi. Nếu đã phát khởi, cần tinh tấn tìm phương pháp diệt trừ. Với tất cả điều tốt, việc hay, lợi ích cho người, cho mình, cần tinh tấn làm cho phát khởi; đã phát khởi thì cần tinh tấn làm cho tăng trưởng.

Bồ-tát hành bốn pháp là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, muốn đạt hiệu quả, đều phải nhờ trí tuệ chỉ đạo. Tuy nhiên, muốn phát sanh trí tuệ, Bồ-tát cần tu tập thiền định. Như vậy, thiền định hay tập trung tư tưởng để đạt được trí tuệ, không phải ngồi là thiền định. Chỉ vì hành giả sơ tâm lấy pháp ngồi làm chính thì dễ định hơn.

Đức Phật dạy: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Thật vậy, định tâm là yếu tố quan trọng trong mọi lãnh vực hoạt động của cuộc sống. Đối trước mọi việc khó khăn, nguy hiểm, nếu tâm ta bị dao động vì ngoại cảnh, thì trí không an định, thiếu bình tĩnh, sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, làm thất bại công việc.

Thiền định có chánh định và tà định. Tà định là sự lắng lòng, tập trung tư tưởng, suy nghĩ việc chinh phục, hại người, hoặc đem trí tưởng tượng đến một cảnh giới xa xôi, cầu an vui một mình. Đó là thiền định của ngoại đạo, tà giáo. Trái lại, tu tập chánh định, hành giả dùng năng lực quán trí, gạn lọc các ý niệm vọng động của tự tâm, loại trừ được mọi sự nhiễu loạn. Nhờ đó, tâm hồn thanh tịnh và thâm nhập cảnh giới thanh tịnh. Hàng Nhị thừa tu thiền định, tập trung tư tưởng để rọi vào Pháp giới, quan sát mọi hiện tượng, thấy được thể của sự vật, thấy yếu tố tạo nên tâm lý và vật lý của con người, không phải chỉ thấy hình thức con người.

Kỷ niệm Đại lễ Phật đản cầu nguyện cho mọi người con Phật luôn tinh tấn, dũng mãnh thể hiện Lục độ vào cuộc sống hàng ngày trong từng việc làm, mang an vui giải thoát cho chính bản thân và cho mọi người.

Kỷ niệm Đại lễ Phật đản cầu nguyện cho mọi người con Phật luôn tinh tấn, dũng mãnh thể hiện Lục độ vào cuộc sống hàng ngày trong từng việc làm, mang an vui giải thoát cho chính bản thân và cho mọi người.

Cao hơn một bậc, Bồ-tát thiền định sử dụng trí tuệ đạt được ở Nhị thừa thiền định mà quán sát thấy sự vật đồng một thể, thấy các pháp dưới dạng chơn như, không phải thấy dưới dạng thể, nên vượt hơn hàng Nhị thừa. Nhờ thiền định, tất cả sai lầm, phiền não được Bồ-tát quán sát tận gốc rễ và giải quyết được mọi khó khăn cho chúng sanh, nên thành tựu trí tuệ.

Vì vậy, trí tuệ là cứu cánh mà mọi người tu hành theo Phật mong đạt đến. Đức Phật đã đạt được trí tuệ viên mãn, Ngài thấy biết vạn pháp trong vũ trụ đúng như thật, chính xác như quan sát một vật trong bàn tay, nên Ngài được tôn xưng là bậc Chánh biến tri. Theo tinh thần Đại thừa, Chánh biến tri là việc chúng ta cần phải học ở Phật, không phải học hình thức y khuôn bên ngoài, vì phần hiểu biết mới thực sự quan trọng.

Khi tâm hoàn toàn vắng lặng, thông được với tâm Phật, mới thấy biết như Phật. Có thấy biết chính xác như Phật, mới tiến đến làm theo Phật. Nghĩa là làm mà không làm, hay pháp vô vi thường được các Bồ-tát tìm học, hành trì. Vô vi pháp theo Phật không phải là ngồi yên, không làm và người cũng mặc kệ chúng ta, gán cho ta tội làm biếng. Thực hành vô vi pháp của Phật thì không thấy làm bên ngoài, nhưng làm từ thâm tâm và tác động cho người làm theo, tạo thành năng suất cao. Bồ-tát giải được pháp vô vi, thấy được thật tướng các pháp. Vì thế, các Ngài làm trên thật tướng, không làm trên giả tướng. Thấy được thật tướng mới hành động đúng. Điều này dễ kiểm nghiệm trên thực tế. Khi chúng ta nhận thấy có những Phật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, nên chúng ta vừa đề ra thì mọi người đều tán thành, mang tiền của đến ủng hộ. Trái lại, không thấy thật tướng các pháp, làm không theo yêu cầu của quần chúng. Lúc ấy, phải xin tiền họ để thực hiện kế hoạch. Nghĩa là chúng ta đã yêu cầu họ làm cho ta, không phải ta làm cho họ. Vì vậy, có việc mà chúng ta vừa đề xuất là thành tựu ngay; có việc phải nỗ lực mới xong; nhưng cũng có việc cố gắng vận động mãi cũng không thành.

Từ góc độ cần học Chánh biến tri ở Đức Phật, Bồ-tát phải có trí tuệ. Dùng trí tuệ quán sát thật tướng các pháp, thấy được mối liên quan chằng chịt hỗ tương giữa mình và Pháp giới, thấy được việc đáng làm, việc không nên làm, thấy người nào phát tâm mà Bồ-tát đến với họ. Và Bồ-tát theo sự vận hành này làm đạo, chắc chắn không bao giờ thất bại.

Kỷ niệm Đại lễ Phật đản cầu nguyện cho mọi người con Phật luôn tinh tấn, dũng mãnh thể hiện Lục độ vào cuộc sống hàng ngày trong từng việc làm, mang an vui giải thoát cho chính bản thân và cho mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm