Sen nở chốn tử tù: Phỏng vấn người tử tù Jusan Frankie Parker
Từ ngày đó, tôi đã sống một cuộc đời thích ứng với Phật tánh bản lai của mình. “Trong Phật có chúng sanh, trong chúng sanh có Phật.” Tôi đã giữ quyển kinh Pháp Cú và cách đây một tháng, tôi tặng nó cho một người bạn, một kẻ khác bắt đầu cuộc hành trình tìm chân lý.
Jean Crume là chủ biên của tờ báo The Ecumenical Buddhist của hội The Ecumenical Buddhist Society, thành phố Little Rock, tiểu bang Arkansas, đã có cuộc phỏng vấn với người tử tù Jusan như sau:
Jean hỏi: Như tôi nhớ lại, anh yêu cầu một nhân viên đưa anh một quyển Thánh kinh mà lại nhận được một quyển kinh Pháp Cú. Anh có thể thuật lại câu chuyện và kết quả đã đem lại cho anh những gì?
- Sujan trả lời: Tôi khám phá ra kinh Pháp Cú vào tháng 12 năm 1988 khi đang ở trong “xà lim biệt giam”. Lúc đó, tôi là một tên tù khùng điên, dễ ghét và ác độc. Tôi luôn luôn làm khó dễ mọi người. Nhân viên nhà tù phải giam tôi vào xà lim riêng biệt. Tôi đã la lối, gào thét, chửi rủa và đòi một quyển Thánh kinh là quyển sách độc nhất được cho phép đọc. Ban ngày họ đem dẹp tấm đệm chỗ khác, thành thử không có việc gì để làm. Tôi thường nện tay xuống sàng nhà để bày tỏ lòng thù ghét của tôi đối với tất cả mọi người đã làm cho tôi như vầy, còn không thì tôi ngồi đọc Thánh kinh. Người gác ngục muốn “chơi” tôi, liệng một quyển kinh Pháp Cú vào mặt tôi, quát lên: “Đây là quyển sách thánh của mày!” Liệng xong, hắn cất tiếng cười và đóng ập cửa lại, làm tôi không kịp quăng trả lại. Tôi la lối, gào thét, một lúc sau, cảm thấy mệt mõi, bèn ngồi xuống sàn và bắt đầu đọc quyển sách “ngoại đạo”. Ồ! Đây là một món quà tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nhận được.
Sau này, có lẽ khoảng một năm sau, tôi đã nghẹn ngào cảm ơn người cai ngục đó đã tặng cho tôi món quà vô giá này. Người gác ngục ngạc nhiên, đương nhiên, nghĩ là tôi mất trí. Từ ngày đó, tôi đã sống một cuộc đời thích ứng với Phật tánh bản lai của mình. “Trong Phật có chúng sanh, trong chúng sanh có Phật.” Tôi đã giữ quyển kinh Pháp Cú và cách đây một tháng, tôi tặng nó cho một người bạn, một kẻ khác bắt đầu cuộc hành trình tìm chân lý. Quyển kinh Pháp Cú đã đưa tôi khát khao tìm đến những quyển kinh khác và càng lúc tôi càng khao khát về Phật pháp.
Phép màu nào giúp tôi thoát khỏi Pháp Luân Công
Lúc đầu anh thực tập những gì?
- Tôi thường ngồi và cố gắng tĩnh tọa dựa trên những lời chỉ dẫn trong quyển “Tất cả Chúng ta đang Tu Tập” (We’re All Doing Time), một cuốn sách tâm linh cho tù nhân do Bo Lozoff soạn. Có một người bạn cho tôi địa chỉ của Roshi Robert Aitken ở Haiwaii.
Thế là Roshi Aitken gửi tôi một số sách. Tôi vẫn chưa thể ngồi kiết già và thỉnh thoảng tôi quay trở lại thực tập đếm hơi thở. Sự thực tập của tôi có vẻ hợp với Thiền tông hơn là Mật tông, nhưng tôi thiết nghĩ tất cả đều dẫn đến cùng kết quả như nhau.
Phật pháp đã chuyển hoá anh thế nào?
- Hiện nay tôi có một bàn thờ trong xà lim, trên đó thờ một tượng Phật cao 15 phân do cô Anna Cox đã gửi tặng tôi. Tôi trang trí bàn thờ với bông giấy do tôi tự làm lấy và một bức ảnh của ngài Rinpoche Lama Tarchin, người đã truyền Tam quy cho tôi. Hiện nay, tôi xếp một góc tấm đệm làm bồ đoàn và tôi thực tập tĩnh tọa hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 25 đến 40 phút. Bốn giờ sáng là thời gian tốt nhất để ngồi thiền, đó là lúc yên tỉnh nhất trong dãy ngục tử hình này.
Năm 1990, tôi quyết định xuống tóc xuất gia như là một sự bày tỏ niềm tin với Đức Phật. Tôi tin rằng điều này giúp tôi sống một cuộc sống thánh thiện theo Phật tánh của minh. Tôi cũng hy vọng rằng những tù nhân thấy tôi hàng ngày sẽ muốn được sống giống như tôi, nghĩa là một Phật tử thuần thành. Một điều tôi đã học được là: Nếu cạo đầu và ở trong tù suốt mùa đông thì khi trời nắng, ra ngoài phải nên đội nón. Nếu không đầu tôi bị phỏng!
Sự tu tập đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của anh trong tù?
- Tôi cố gắng sống theo lời dạy của Đức Phật. Qua sự tĩnh tọa, tôi học được tánh kiên nhẫn. Đây là điều quý nhất khi bạn sống trong hoàn cảnh tù tội. Hiện nay tôi mĩm cười nhiều hơn. Tôi thưởng thức từng giây phút hiện tại và tôi đã học được một điều quan trọng nhất mà một con người phải học - chết như thế nào để được bình an? Mỗi đêm khi tôi nhắm mắt ngủ, tôi nghĩ rằng tôi đang chết. Nếu tôi sớm bị hành hình, tôi sẽ chết với nụ cười trên khuôn mệt mỏi, già nua xấu xí của tôi. Người hành hình có thể không hiểu, nhưng bạn sẽ hiểu.
Tạo nhân duyên gì để hạt giống nghiệp xấu không trổ quả?
Chướng ngại gì lớn nhất trong sự tu tập của bạn?
- Ban kiểm duyệt của nhà tù là những người Gia tô cực đoan. Họ ngăn không cho tôi nhận những cuốn sách mà tôi đặt mua. Điều này làm tôi bứt rứt và bị thử thách. Tôi xem tất cả sự chướng ngại đều là thử thách.
Tôi đã thảo luận nhiều lần với họ và luật sư của tôi. Cuối cùng chúng tôi đã đạt đến sự thỏa thuận. Tôi phải tranh đấu từng bước từng bước với ban quản trại và những nhân viên nhà tù. Tôi phải tranh đấu với gã cai ngục đã nói dối để giam tôi vào xà lim và hủy hoại hồ sơ của tôi. Hắn đã bị cách chức, không còn ở chỗ này nữa. Người cai kế đó đã nói với tôi những câu làm tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện. Hắn nói hắn mong tất cả người tù là Phật tử nếu họ sống giống như tôi.
Anh có thể cho biết chút ít về vai trò của anh trong việc hoằng pháp?
- Câu hỏi hay! Tôi từng nghĩ “Ngay sau khi giác ngộ, tôi sẽ đi hoằng pháp!” Nhưng tôi biết ngày đó còn quá xa, vậy tốt hơn là tôi nên làm một cái gì ngay bây giờ. Mọi người thấy tôi tập thái cực quyền trong sân tù. Họ thấy tôi an lạc với cuộc sống vì lúc nào tôi cũng mĩm cười. Đó là, thưa bạn, thế nào là hoằng truyền giáo pháp của Phật – “Cười lên, vui lên!” Có lần tôi đọc một cuốn sách trong đó đặt một câu hỏi:
“Bạn phải hoằng pháp thế nào nếu đối tượng của bạn vừa mù lại vừa ngu?” – câu trả lời là ôm chằm lấy họ!
Sự từ hòa, một vòng tay, một nụ cười, một ánh mắt có thể cảm nhận được. Phật giáo không phải là một tôn giáo hoặc triết học, cũng không phải là tâm lý hay khoa học, Phật giáo là một phương pháp để giải thoát.
Tôi cảm nhận được giải thoát và chẳng bao lâu nữa tôi sẽ được giải thoát khỏi thế giới này. Khi tôi thay đổi, mọi việc thay đổi.
Cảm ơn anh đã bỏ thì giờ ra để trả lời những câu hỏi của tôi. Có điều gì anh muốn chia sẻ với các bạn tù đồng tu hay không?
- Thưa có! Cảm ơn tất cả đã chấp nhận tôi vào gia đình của các bạn dù các bạn biết tôi là một con người - một sản phẩm tệ nhất của xã hội - vậy mà các bạn cũng tốt bụng đã chấp nhận tôi. Tôi tin rằng tôi không làm các bạn thất vọng nữa. Tôi tin rằng cái chết của tôi sẽ để lại một bài học gì đó cho thế giới này. Tôi quy y Phật, Pháp và Tăng. Cảm ơn tất cả các bạn. Các bạn hãy bảo trọng. Sống bằng cách làm gương tránh xa điều xấu!
Hội “The Ecumenical Buddhist Society” là một tổ chức không vụ lợi, nhóm bạn đạo có trình độ và không thuộc hệ phái nào, mục đích phổ biến lời dạy của Đức Phật. Những đạo sư của các truyền thống Phật giáo đến với hội sẽ được hội hỗ trợ và mời giảng pháp. Nếu bạn muốn nhận thêm thông tin, xin liên lạc EBS Buddhist Center, Gans Place Carriage House, 1010 West 3rd Street, Little Rock, AR 72201.
Sư cô Thích Nữ Giới Hương (Phạm Thị Ngọc Dung) sinh năm 1963 tại Bình Tuy và xuất gia năm 15 tuổi. Sư cô đã tu học tại Ấn Độ 10 năm và năm 2003, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Trường Đại học Delhi, Ấn Độ.
Sư cô thích làm thơ, viết văn và trầm tư về pháp. Sư cô cũng là tác giả, dịch giả của các sách:
- Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions.
- Bồ tát và Táng không trong Kinh điển Pali và Đại thừa.
- Ban Mai Xứ Ân (3 tập).
- Vườn nai - Chiếc nôi Phật giáo.
- Xá lợi của Đức Phật.
- Quy Y Tam Bảo và Năm Giới.
- Vòng Luân Hồi.
- Hoa Tuyết Milwaukee.
- Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm.
- Nghi thức hộ niệm cầu siêu.
- Nữ tu và tù nhân Hoa Kỳ (2 tập).
- Quan Âm Quảng Trần.
Trích tác phẩm 'Sen nở chốn tử tù" - Thích Nữ Giới Hương biên dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm