Câu chuyện của Sư cô từng là bạn với ông trùm Nam Căm ngộ duyên Phật pháp
Câu chuyện ẩn khuất phía sau lớp áo nâu sòng về Sư cô Thích Nữ Diệu Thiện, trụ trì tịnh thất An Nhiên thật ly kỳ.
Cuộc đời 'lừng lẫy giang hồ' của sư thầy xin hiến toàn bộ cơ thể cho y học
Tuổi thơ "không gia đình"
Sư cô Thích Nữ Diệu Thiện (tục danh Nguyễn Thị Sự), Sư cô vốn xuất thân trong một gia đình con quan ở Hà Đông, năm 1950 cha của Sư cô vĩnh viễn ra đi sau một cơn sốt rét. Lúc đó Sư cô Diệu Thiện đang nằm trong bụng mẹ, người anh trai mới lên 5 tuổi. Bà ngoại của Sư cô gom góp tiền vàng dẫn con cháu di cư vào Nam. Một năm sau, do hùn hạp làm ăn bị phá sản, của cải gia đình tiêu tan, bà ngoại buồn quá mà qua đời.
Bà ngoại mất, tiền của gia đình của không còn, mẹ của Sư cô Diệu Thiện bơ vơ cùng hai đứa con. Để duy trì cuộc sống, bà mẹ bán hết số nữ trang còn lại, qua Thủ Thiêm cất chòi lá sát bờ sông Sài Gòn, bắt đầu tập buôn bán để kiếm tiền. Tuy sa cơ lỡ vận nhưng người mẹ vẫn quyết tâm cho hai con đi học, nhưng vất vả mưu sinh, mẹ bà nhanh chóng bị lao lực.
Một chiều cuối thu năm 1961, bà nằm trên giường bệnh nắm tay hai người con, nói trong nước mắt: “Mẹ đã hơi tàn sức kiệt, không còn lo được cho hai anh em con. Sau này các con cố tìm về quê cha ở Phủ Lý (Hà Nam), quê mẹ ở Hà Đông để tìm họ hàng nội ngoại”. “Bà chỉ nói được vậy rồi tắt thở, từ đó anh em tôi không còn được nghe từ nào của mẹ nữa. Năm đó tôi 11, anh trai 15 tuổi”, hơn 50 năm đã trôi qua, nhắc đến khoảnh khắc đó, Sư cô Diệu Thiện vẫn rưng rưng.
Sự sám hối của gã giang hồ Hùng 'Sầu' khét tiếng nay trở thành ông chủ xưởng mộc Phật pháp
Mẹ mất, để có tiền ăn học hai anh em nhận công việc bán báo dạo. Sư cô kể: “11h đi học về anh dẫn tôi sang đường Hai Bà Trưng lãnh báo bán. 13h giờ lại về đi học, buổi chiều 17h chiều lại đi bán báo tiếp”. Lăn lộn kiếm sống vỉa hè, chuyện đánh nhau để tranh giành địa bàn xảy ra như cơm bữa. Sư cô nhớ lại:
“Thời đó những giang hồ cộm cán sau này mới chỉ là những thiếu niên 10 - 17 tuổi. Đại, Tỳ, Cái, Thế, Lâm chín ngón đều tập trung tại rạp hát Catthay. Buổi tối đi bán hết báo, anh tôi nhập đám băng anh Đại, anh Lâm, rồi ăn nhậu, binh xập xám, xì phé, đánh lộn. Tôi đầu hớt cua, mặc quần áo thừa của anh, nhìn không khác gì đàn ông. Có lần tôi đá banh vật lộn với Năm Cam ở cầu Bông. Lúc đó Năm Cam chỉ là “tà lọt” (bảo vệ) của Bảy Si (chủ sòng bài ở cống Lấp, quận 4, gần chợ xóm Chiếu). Có lần tôi đập hai thằng đánh giày lớn hơn tôi vì tội ăn cắp hộp quẹt Zippo của khách tại nhà hàng Cotinental, vì thế tôi được ưu tiên bán báo tại nhà hàng đó”.
“Sống trong môi trường phức tạp như vậy, nhưng rất may mắn anh em tôi không sa vào con đường phạm tội. Khi còn sống, mẹ tôi dạy “giấy rách phải giữ lấy lề”. Do đó, tuy mồ cô bán báo nhưng cả hai anh em chúng tôi đều học hành đầy đủ”, Sư cô Diệu Thiện tâm sự.
Cơ duyên đến với Phật pháp
Cuộc đời vốn nhiều ngã rẽ. Năm 1965, anh cô bị bắt quân dịch còn cô đã là một thiếu nữ. Công việc bán báo không còn phù hợp. Một người hàng xóm đã giới thiệu cô vào trong nhà hàng Thanh Bạch (đường Lê Lai gần nhà thương Sài Gòn) làm nhân viên pha chế. Hai năm sau, cô lập gia đình với một người cùng cảnh ngộ cũng mồ côi cha mẹ làm chung nhà hàng.
Từ đó, tôi không còn giao du với băng nhóm côn đồ bên ngoài. Cô kể lại: "Khi tôi vô làm trong nhà hàng thì không còn qua lại thân thiết với Năm Cam nữa. Nhưng chuyện của ổng, ít nhiều tôi cũng nghe và biết rõ vì sao Năm Cam có được uy tín trong giới giang hồ lúc bấy giờ.
Thống nhất đất nước, kinh tế gia đình ổn định hơn, nhưng tình cảm vợ chồng rạn nứt. Năm 1978, người mẹ trẻ bỏ Sài Gòn, ôm 4 đứa con thơ dại về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh). Thời điểm đó con lớn của bà mới 10 tuổi, con út lên 4 tuổi. Từ nhỏ đến lớn quen sống ở thành phố, nhìn vùng đất hoang sơ đầy quê kênh rạch muỗi mòng, người phụ nữ trẻ lắc đầu ngao ngán. Tuy nhiên do kiếm sống từ nhỏ, cộng với áp lực kiếm miếng ăn cho đàn con nheo nhóc, người mẹ trẻ nhanh hòa nhập được với cuộc sống mới. Bà làm đủ việc, đủ nghề, từ buôn mía đường, cừ tràm, chất đốt, quán nhậu, cò đất… Sau nhiều năm lăn lộn, khi tích lũy được một số tiền bà mở nhà hàng, trở thành bà chủ. Sau này hai người con sang định cư ở Pháp, hai người còn ở Việt Nam cũng lập gia đình có cuộc sống riêng, bà quản lý một nhà hàng lớn, cuộc sống sung túc đủ đầy.
Tuy nhiên đã có một sự kiện xảy ra, khiến bà quyết định bỏ việc kinh doanh để đi tu. Ni cô Diệu Thiện kể: “Tôi nhớ như in đó là ngày 18/10/2005, một người bạn đến nhà hàng đặt 20 bàn tiệc để đãi đám cưới cho con. Họ đặt bảy món ăn. trong đó có các món gà, tôm, cá, lẩu. Hai mươi con cá diêu hồng sống đã bị người phụ bếp đập đầu, móc mang. Lúc ấy tôi vừa đi chợ về, ngang thau nước, thấy các con cá bị đập nằm im, riêng có 1 con dù bị đập và móc mang nhưng vẫn quẫy đuôi và bơi lội tung tăng trong thau nước. Tôi liền kêu người phụ bếp cùng tôi mang con cá ra sông Cầu Xáng thả. Thật lạ lùng, con cá bị đập đầu và bóc hết mang, vẫn bơi hai ba vòng rồi mới lặn đi. Tôi chợt bừng tỉnh, nhớ câu “cuộc đời sắc sắc, không không”.
Từ trùm giang hồ khét tiếng thành một vị chân tu
Ngay ngày hôm sau, bà chủ quán cho ngưng nấu bếp, chỉ bán cà phê và đồ uống. Năm sau bà nhường nhà hàng lại cho người khác, đi học ngành y học cổ truyền”. Ban đầu bà chỉ bắt mạch, bốc thuốc làm từ thiện ở xã Hựu Thạch, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Sau đó bà mở một điểm bốc thuốc từ thiện tại nhà hàng cũ ở Lê Minh Xuân, đúng vào dịp vị trụ trì tịnh thất An Nhiên lâm bệnh. Sư trụ trì kêu bà về tịnh thất An Nhiên mở thêm một điểm khám. Vài năm sau bà chính thức xuất gia và thọ giới Sadi.
Sư cô tâm sự: “Lúc đầu các con tôi không đồng ý ký tên cho tôi xuất gia, khóc, nói rằng mẹ đã trải qua tuổi thơ đầy bất hạnh, khi có chồng lại phải lam lũ lo toan, bây giờ lại sống trong khổ hạnh, trai giới, các con đau lòng, không thể đành tâm. Nhưng tôi giải thích: “Các con hãy để mẹ tìm cảnh giới thanh tịnh, khám bệnh cứu người”.
Sau khi trở thành sư trụ trì, Sư cô Diệu Thiện vừa bỏ tiền túi, vừa kêu gọi sự đóng góp của các Phật tử, những nhà hảo tâm để sửa sang ngôi chùa cũ dột nát thành ngôi chùa mới khang trang. Với tâm nguyện “chữa bệnh cứu người”, Sư cô đã cho xây kho thuốc, phòng mạch và dựng những lán để cho người bệnh ở xa đến chữa bệnh vào ở lại trong chùa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm