Sinh thuận tử an
Theo Phật giáo, với Phật tử bình thường tử an là ra đi với cận tử nghiệp thanh tịnh, giữ được chánh niệm lúc lâm chung, thần thức tái sinh vào tịnh cảnh. Những trường hợp thân thể bị ốm đau, chịu biến hoại của vô thường mà tâm giữ vững chánh niệm đến phút cuối vẫn được gọi là tử an.
Hỏi: Vừa qua ở chỗ tôi ở có đám tang, người chết đã lớn tuổi chỉ đi ngủ bình thường nhưng đến sáng người nhà gọi thì mới phát hiện là đã mất. Mọi người ai cũng đau lòng, nhưng họ bảo thôi chết vậy cũng được vì không đau ốm bệnh tật, không phiền bản thân và con cháu. Người mất kiểu này thì họ nhẹ nghiệp lắm mới đi nhanh như vậy, chứ còn nặng nghiệp thì đâu có dễ. Vậy xin hỏi quan điểm của Phật giáo về vấn đề này thế nào? Có phải nghiệp họ nhẹ mới mất được như vậy?
(Thuý Hồng, tranthithuyhong321993@gmail.com)
Đáp: Bạn Thúy Hồng thân mến!
Sinh tử vốn muôn hình vạn trạng, mỗi người có quan niệm về lẽ sinh tử khác nhau. Chung quy, sinh thuận tử an vẫn là điều lý tưởng, có phúc phần. Một người có tuổi, đi ngủ rồi không dậy nữa, liệu có tử an?
Theo y học, người ấy có thể bị bị đột quỵ, bị trụy tim cấp… nói chung là bị các hội chứng liên quan đến người già hành hạ trong một thời gian ngắn rồi dẫn đến tử vong. Theo một số người, ra đi trong đơn độc, quá lặng lẽ và đột ngột không gặp mặt con cháu, không dặn dò người thân thì còn nhiều uẩn khúc, chưa hẳn đã an.
Theo Phật giáo, với Phật tử bình thường tử an là ra đi với cận tử nghiệp thanh tịnh, giữ được chánh niệm lúc lâm chung, thần thức tái sinh vào tịnh cảnh. Những trường hợp thân thể bị ốm đau, chịu biến hoại của vô thường mà tâm giữ vững chánh niệm đến phút cuối vẫn được gọi là tử an.
Xét cho cùng, trong nhiều thống khổ nơi chặng cuối của đời người, một người có tuổi ra đi nhanh gọn mà “không đau ốm bệnh tật, không phiền bản thân và con cháu” có thể tạm gọi là an, cũng được xem là “nhẹ nghiệp”.
Chúc bạn tinh tấn!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân
Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?
Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?
Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?
Xem thêm