Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/10/2022, 08:08 AM

Tại sao chúng ta không hạnh phúc?

Những người bị trầm cảm, bị vấn đề về tâm lý đa số họ không có hạnh phúc vì họ bỏ rơi bản thân mình quá nhiều, lao tâm khổ trí hướng ra bên ngoài quá nhiều, nhận năng lượng tiêu cực mỗi ngày rất nhiều, nên không có cơ hội mời lên những giá trị phẩm chất của yêu thương, bao dung, tha thứ.

Tại sao chúng ta lo lắng sợ hãi? Vì do chúng ta thiếu nội lực, vì do lúc nào chúng ta cũng đặt tâm của mình bên ngoài để tìm cầu chạy theo cái mong muốn, nên nội lực bên trong ngày càng suy yếu. Dù chúng ta nắm bắt được rất nhiều đối tượng, nhưng chúng ta luôn luôn trong tình trạng cạn kiệt năng lượng, đánh mất niềm tin của bản thân. Nói một cách khác khi chúng ta quay về với chình mình đủ - Xây dựng nội lực đủ - An trú chánh niệm đủ, có được sự thư giãn thảnh thơi, không suy nghĩ, sự bình an .... thì tự động chúng ta sẽ giảm những cái muốn lại. Khi lòng mình an rồi thì thấy cái gì cũng an hết, còn khi lòng bất an thì thấy cái gì cũng bất an.

Chúng ta đừng cố gắng thay đổi thực tại, đừng cố gắng thay đổi hoàn cảnh hay là đối tượng, mà hãy thay đổi chính mình, luôn luôn quay về tâm để quan sát tâm, để giải quyết những rắc rối phiền muộn trong tâm thì lúc ấy chúng ta sẽ khác. Ví dụ mỗi lần khó khăn thì phải quay về tâm mình liền, nhìn xem tâm mình có đang ổn không? có đang còn năng lượng không? có đang sống trong tỉnh thức không? Và khi quý vị đã an trú trọn vẹn được trong hiện tại như vậy thì quý vị sẽ thấy mình rất hạnh phúc.

Chỉ cần nội tâm bình lặng, hạnh phúc nhất định sẽ tìm đến

88

Thực ra chúng ta là người rất giàu có, nhưng chúng ta lại chấp nhận mình là kẻ nghèo nàn, vì nhìn xem chúng ta có rất nhiều điều kiện hạnh phúc nhưng lại không biết thưởng thức: nhà cũng có, xe cũng có, quần áo đầy đủ, có người thương... Nhưng do tâm mắc kẹt vào chỗ nào đó nên không thấy ra được những điều kiện hạnh phúc ấy.

Không hạnh phúc là do không có mặt trong hiện tại hoặc có mặt nhưng rất hời hợt.

Tất cả nỗi khổ của chúng ta là do tâm suy nghĩ về quá khứ  ( những chuyện đã xảy ra rồi) hoặc lo lắng cho tương lai, còn khi chúng ta trọn vẹn với giây phút hiện tại thì chúng ta đâu có khổ. Những người bị trầm cảm, bị vấn đề về tâm lý... đa số họ không có hạnh phúc vì họ bỏ rơi bản thân mình quá nhiều, vì lao tâm khổ trí hướng ra bên ngoài quá nhiều, nhận năng lượng tiêu cực mỗi ngày rất nhiều, nên không có cơ hội mời lên những giá trị phẩm chất của yêu thương, bao dung, tha thứ, thư giãn... tâm hồn mà không có những giá trị này thì sao hạnh phúc được?

Yêu thương chính mình là khi chúng ta phải biết dừng lại đúng lúc cho cơ thể mình nghỉ ngơi, cho tâm hồn mình nghỉ ngơi, lúc đó cơ thể cũng dừng lại, mà trí não cũng dừng lại, tâm ý cũng dừng lại. Khi dừng lại rồi thì học các lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình, để biết nó đang căng thẳng hay thư giãn? nó đang thừa cái gì hay thiếu cái gì?

Thương chính mình là phải biết rõ trong thời gian qua mình bị tổn thương hay xuống cấp là do nguyên nhân gì? do môi trường sống? áp lực công việc? hay mối quan hệ tình cảm nặng nề?... Chúng ta phải điều chỉnh nó, giảm lại những năng lượng tiêu cực ấy. Kế tiếp là đặt mình vào môi trường tốt hơn, có thiên nhiên, có những con người lành tính, có những công việc có tính chất nuôi dưỡng tâm hồn, làm sao giúp khơi dậy tâm bao dung yêu thương, tâm từ, thư thái quân bình... thì khi ấy chúng ta mới có được hạnh phúc thực sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm