“Sinh tử tức Niết Bàn” và ý nghĩa

Tinh thần “Sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức bồ đề” đã phá vỡ khái niệm nhị nguyên về Niết Bàn, chỉ ra bản tính vô ngã bất nhị của Niết Bàn. Từ đó phát triển tinh thần bồ tát đạo, dấn thân vì chúng sinh, không bị phiền não trói buộc, sống giữa sinh diệt mà chẳng bị sinh diệt chi phối.

 >> Kiến thức

Tư tưởng Phật giáo phát triển theo từng thời kì xã hội, nếu như trong giai đoạn đầu Phật giáo chú trọng đến giải thoát cá nhân, thì khi tư tưởng Bồ tát đạo của xuất hiện, bên cạnh mặt tự độ, Phật giáo đại thừa chú trọng hơn về vấn đề độ tha. Theo đó, khái niệm giải thoát không phải là một cảnh giới ở một phương trời nào đó, mà giải thoát ở tại nhân gian ngay nơi thân ngũ uẩn này. 

Tư tưởng “Sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức bồ đề” là tư tưởng nhằm giải thích rõ hơn về bản chất của Niết Bàn theo quan niệm Đại thừa nhưng vẫn dựa trên các kinh điển nguyên thủy. Từ đó giúp cho hành giả thấy cái bất sinh bất tử trong cái sinh tử, thấy được tịnh độ ngay tại ta bà này. 

“Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Y Tính Duyên Khởi Pháp; sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn.”

“Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Y Tính Duyên Khởi Pháp; sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn.”

Bài liên quan

Sinh tử là sự tái sinh trói buộc mình trong nẻo luân hồi, nguyên nhân chính là vô minh và (chấp ngã) và tham ái (phiền não). Sự trói buộc ấy trong Trung quán luận gọi là “phược”.  Trói buộc được cấu tạo từ phiền não trói buộc và người bị trói buộc gọi là sinh tử. ngược lại Niết Bàn là một trạng thái vắng mặt của sinh tử khổ đau.

Trong kinh Trung bộ, Đức Phật mô tả sự chứng ngộ của mình rằng: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Y Tính Duyên Khởi Pháp; sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn.”

Như vậy pháp mà đức Phật chứng dưới cội bồ đề chính là pháp “Y Tính Duyên Khởi”. Y tính ở đây chính là Niết Bàn, duyên khởi là hiện tượng, như vậy tính chất của các hiện tượng duyên khởi nó chính là Niết Bàn.  Niết Bàn đã được Đức Phật định nghĩa trong kinh tạng Pali, bản thể không thể rời hiện tượng, tính không thể rời tướng, duyên khởi pháp là tướng, y tính là bản thể, bản chất của tướng trạng đó.

Từ đó chúng ta cũng có thể hiểu sự tịnh chỉ của các hành (hành không phải khái niệm trong 12 nhân duyên mà hành ở đây là các pháp mà chúng ta khái niệm được – hành pháp) Niết Bàn. Tịnh chỉ không có nghĩa là dừng lại các hành mà đó là thấy được bản tính duyên sinh của các pháp chính là Niết Bàn. Các pháp vốn không tên, không tuổi, đủ duyên thì hình thành. Tính của các pháp duyên khởi là Niết Bàn. Niết Bàn không rời duyên khởi. Do đó Đức Phật đã tuyên bố: “Ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy ta” .

Ngay nơi con mắt chúng ta nhận thấy thể vô ngã của nó và biểu hiện duyên hợp của nó là sinh tử ngay đó chính là Niết Bàn.

Ngay nơi con mắt chúng ta nhận thấy thể vô ngã của nó và biểu hiện duyên hợp của nó là sinh tử ngay đó chính là Niết Bàn.

Bài liên quan

Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cái gì là cội gốc của sinh tử, cái gì là cội gốc của Bồ-đề Niết-bàn?”. Đức Phật không trả lời. Lát sau, trên hư không mười phương chư Phật đều đồng thinh trả lời rằng: “Này A-nan, cội gốc của sinh tử là sáu căn của ông, cội gốc Bồ đề Niết Bàn cũng là sáu căn của ông”.

Sáu căn tượng trưng cho sự tồn tại của một chúng hữu tình. Đó là phần biểu hiện bên ngoài gọi là duyên sinh, duyên khởi, đây cũng là phần sinh diệt, ví dụ con mắt được cấu tạo từ nhiều bộ phận như giác mạc, thủy tinh thể… (duyên hợp), nhưng khi bị biến hoại, các bộ phần đó dần trả về cho tứ đại (duyên hợp) gọi là tử.

Như vậy con mắt ở phần duyên sinh gọi là sinh tử, còn phần vô ngã, bản thể hay tính của con mắt chính là Niết Bàn. Như vậy ngay nơi con mắt chúng ta nhận thấy thể vô ngã của nó và biểu hiện duyên hợp của nó là sinh tử ngay đó chính là Niết Bàn. Còn ngược lại, khi con mắt thấy sắc liền chạy theo sắc từ đó cho cái thấy đó là thực có, là của mình từ đó khổ não phát sinh, luân hồi xuất hiện. Tướng là sinh tử, sinh tử là hiện tượng. Tính là Niết Bàn, Niết Bàn là bản thể.

“Phật ở đâu xa, Phật ở lòng

Cõi lòng thanh tịnh tợ hư không

Phật tuy xa như đất trời mở rộng

Nhưng cũng gần như một trận mưa rơi”

Phẩm Quán phược giải, Trung quán luận của ngài Long Thụ có dạy:

Bất ly ư sinh tử

Nhi biệt hữu Niết-bàn

Thực tướng nghĩa như thị

Vân hà hữu phân biệt.

(Chẳng lìa sinh và tử.

Mà riêng có Niết-bàn

Nghĩa thực tướng như vậy,

Làm gì có phân biệt?)

Phật giáo là một đạo giác ngộ, người giác ngộ chính là người thấy được thế gian là vô ngã, vô thường: 

“Thế gian vô thường,

Quốc độ nguy thúy,

Tứ đại khổ không,

Ngũ ấm vô ngã” (kinh Bát đại nhân giác).

Bài liên quan

Không có một Niết Bàn nào lìa sinh tử, nếu như đoạn hết sinh tử mới thấy Niết Bàn thì đó là quan điểm của hàng phàm phu, sai với  ý Phật dạy. Chúng ta phải thấy rằng, Niết Bàn chẳng lìa sinh tử, điều đó không có nghĩa hai cái này chồng lên nhau mà Niết Bàn chính là bản thể của sinh tử. Trong Duy thức, nhất thiết pháp gồm 100 pháp, đó là các pháp sinh tử hữu vi (94 pháp) gồm tâm vương, tâm sở, sắc pháp, bất tương ưng pháp (và cả 6 pháp vô vi - dừng sinh tử tạo tác) đều là hiện tượng của vô ngã tính (nhất thiết pháp vô ngã), tức Niết Bàn.

Nếu như phải loại trừ vọng tưởng mới thấy được chân như đó là rơi chấp không, chấp có, bởi lẽ cái thể vô ngã của tâm vọng tưởng (và cả tâm không vọng tưởng) chính là chân tâm. Như vậy dù còn vọng tưởng hay hết vọng tưởng cũng đều có thể nhận ra được Niết Bàn, chân tâm.

Nếu như phải loại trừ vọng tưởng mới thấy được chân như đó là rơi chấp không, chấp có, bởi lẽ cái thể vô ngã của tâm vọng tưởng (và cả tâm không vọng tưởng) chính là chân tâm. Như vậy dù còn vọng tưởng hay hết vọng tưởng cũng đều có thể nhận ra được Niết Bàn, chân tâm.

Trói buộc và giải thoát chẳng qua chỉ là cảm thụ của chúng ta. Bản chất của tham sân si hay của tất cả sự vật đều do cảm thụ của chúng ta không có thực thể. Trên thực tế các pháp là duyên hợp chẳng có đặc tính gì hết, kể cả trói buộc hay giải thoát. Nếu như nhìn tham sân si với tính độc lập, trung tính thì hiển nhiên chúng ta đã giải thoát khỏi nó rồi.

Bài liên quan

Chính vì bản chất các pháp là không có tự tính nên phiền não không có tự tính, phiền não không có tự tính thì pháp mà ta gọi là Niết Bàn cũng không có tự tính. Đó chỉ là giả danh đặt ra mà thôi. Về mặt bản chất, thì Niết Bàn chính là bản thể của phiền não, vì Niết Bàn có nghĩa là trạng thái không có ràng buộc, không có rò rỉ, lậu hoặc, trạng thái đó chính là trạng thái rỗng không vô ngã của các Pháp. Vì vậy không thể có một Niết Bàn nằm ngoài phiền não.

Cây sống đời mọc lên từ lá rụng của cây, lá tượng trưng cho sinh tử, cây mọc lên tượng trưng cho Niết Bàn. Trường hợp nếu giả sử có một pháp gọi là Niết Bàn nằm ngoài sinh tử thì Niết Bàn đó là một pháp, mà đã là một pháp thì phải là duyên sinh, mà duyên sinh thì vô thường như vậy chẳng thể nào gọi Niết Bàn là thường còn được.

Trong Chứng Đạo Ca, ngài Huyền Giác có dạy:

“Quân bất kiến,

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân?

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.

Vô minh thực tính tức Phật tính,

Ảo hóa không thân tức pháp thân”.

Đối với phần tinh thần thì cái thể rỗng không vô ngã gọi là Phật tính. Thế giới hiện tượng bên ngoài như cây cỏ, nhà cửa là chúng sinh vô tình. Chúng sinh vô tình cũng do duyên hợp mà có, bản thể của nó là vô ngã tính, đó không thể gọi là Phật tính (vì Phật tính là giác) mà đó gọi là pháp tính hay pháp thân. Thể của chúng sinh hữu tình gọi là Phật thân hay Phật tính. Thể của chúng vô tình gọi là Pháp tính hay pháp thân.

“Sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức bồ đề”

“Sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức bồ đề”

Nếu như phải loại trừ vọng tưởng mới thấy được chân như đó là rơi chấp không, chấp có, bởi lẽ cái thể vô ngã của tâm vọng tưởng (và cả tâm không vọng tưởng) chính là chân tâm. Như vậy dù còn vọng tưởng hay hết vọng tưởng cũng đều có thể nhận ra được Niết Bàn, chân tâm. Cũng giống như biển lặng yên hay biển có sóng đều là biển nước. Vô minh, sinh tử là động tâm và tịnh tâm. Niết Bàn là thể của động và tịnh, chứ không phải là một thứ tâm riêng biệt. Do đó sinh tử tức Niết Bàn, bản thể của vô minh tức Phật tính, thân không - huyễn hóa tức pháp thân.

Thấy được bản thể của các pháp tức là tịnh độ hiện tiền như vua Trần Nhân Tông đã dạy:

“Tịnh độ là lòng trong sạch, sao còn hỏi đến Tây phương.

Di Đà là tính sáng soi sao phải nhọc tìm về cực lạc.”

Như vậy với tinh thần “Sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức bồ đề” đã phá vỡ khái niệm nhị nguyên về Niết Bàn, giúp cho hành giả thấy được bản tính vô ngã bất nhị của các pháp sinh tử, tức Niết Bàn. Từ đó phát triển tinh thần bồ tát đạo dấng thân phục vụ chúng sinh nhưng không bị phiền não chúng sinh trói buộc, sống giữa sinh diệt mà chẳng bị sinh diệt chi phối.

“Lộ ngực trần thân xuống chợ đời

Lấm lem tro đất ngoác mồm cười

Thần thông bí quyết không dùng tới

Chỉ cốt cành khô trổ nụ cười ....”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm