Sống xanh là sống thiện
Sống xanh có thể được hiểu là sống gần gũi, hài hòa với thiên nhiên từ trong ý-khẩu-thân của mình.
Không những mình không phá rừng mà mình còn trồng cây xanh. Không những biết tắt đèn ở những chỗ không cần thiết mà còn nêu gương, dạy cho con cái mình biết tiết kiệm điện, đừng xài hoang phí, đừng xả rác. Không chỉ không sử dụng túi nilông khi có thể mà còn biết bỏ rác đúng nơi quy định…
Một vài gợi ý như thế để rồi tiếp tục suy nghiệm về hành trình “sống thiện” bằng cách sống xanh mà mỗi người chúng ta (nhất là Phật tử) nhằm góp tay vào chăm sóc, cải tạo đất mẹ, hành tinh, bầu khí quyển của mình trở nên xanh - sạch - đẹp hơn.
Chưa bao giờ vấn đề môi trường trở thành đề tài được nhắc đến nhiều như hiện nay vì những diễn biến về khí hậu, đất đai, không khí… đã thực sự tác động tới toàn cầu, với những “cảnh báo” về sự bất thường có thật, đã, đang gây cho con người những thiệt hại khôn lường về tính mạng, tài sản.
Thiên tai - biến đổi khí hậu... là một những yếu tố đang khiến cho nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu gia tăng. Thế nhưng có một nghịch lý đang diễn ra, đó là mỗi năm, hơn 30% sản lượng lương thực của hành tinh đã bị hết hạn hoặc bị vứt bỏ trước khi đến tay người tiêu dùng. Con số này tương ứng với 1,3 tỷ tấn lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ.
Lãng phí thực phẩm dẫn tới lãng phí về tiền bạc. Nói đơn giản thì mỗi năm thế giới vứt đi 100 tỷ USD chỉ vì lãng phí thực phẩm. 250 tỷ m3 nước được dùng để sản xuất số thực phẩm này cũng bị lãng phí theo. Thêm vào đó, quá trình sản xuất thực phẩm chưa từng được tiêu thụ này đã tạo ra khoảng 10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, cao hơn nhiều so với lượng phát thải từ các chuyến bay thương mại.
Trong số các nhóm thực phẩm, theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) giai đoạn 2021-2022, trái cây và rau củ bị thất thoát và lãng phí nhiều nhất. Trong khi đó, nhóm ngũ cốc và đậu hạt bị vứt bỏ ít nhất. Đáng nói, lãng phí thực phẩm là vấn đề không của riêng quốc gia hay khu vực nào. Đóng góp vào sự lãng phí này, các nước công nghiệp phát triển ở châu Á chiếm đến 28%, Nam Á và Đông Nam Á 19%, châu Phi 17%, châu Âu 17%, Mỹ 12% và Mỹ Latinh 7%.
Những con số ấy không phải là khô khan mà nó là những con số biết nói, ít nhiều khơi gợi lòng trắc ẩn và để cho chúng ta có thể nhìn lại mình trong vai trò của người con Phật, học hạnh Đức Thế Tôn, luôn nằm lòng hai chữ “từ bi” để từ đó, có thể nghĩ về một lối sống xanh, thêm vào trong gạch đầu dòng của những tiêu chí tu tập hàng ngày để bảo hộ thân-tâm mình theo hướng “xanh hóa”. Bắt đầu bằng việc ăn chay (có thể là đã ăn rồi thì tăng số ngày lên), giảm tiêu thụ điện năng, xăng dầu nếu thấy không cần thiết, sử dụng túi nilông hợp lý và có cách xử lý phù hợp. Trong những lễ lạc hay tiệc tùng, đi ăn bên ngoài thì ý thức gắp đồ ăn, gọi thức uống cũng luôn biết tiết chế và không ngừng quán niệm về “một nơi nào đó họ đang đói, đang khát” để sử dụng cho hợp lý, không hoang phí.
Lòng biết ơn người lao tác cũng như nguyện ăn thức ăn trong chánh niệm, tỉnh thức sẽ giúp mình ăn rất có chất lượng, tránh ham vui mà thừa mứa, mà ăn quá nhiều rồi lãng phí trong chính sự dư thừa năng lượng dẫn tới béo phì hoặc bệnh tật. Nghĩ thế để thấy việc ăn cũng là việc tu chứ không phải đơn thuần chỉ là no, là nuôi thân. Việc quán niệm trong khi ăn hay nghĩ tới việc tiêu thụ thực phẩm và các dạng tiêu thụ khác (gồm đoàn thực và xúc thực) để còn biết thương đồng loại, chúng sinh đang đói, đang khổ chính là một cách tiếp xúc bằng tâm, giúp mình sống tử tế không chỉ với môi trường sống, với đồng loại, chúng sinh mà còn với chính mình.
Do vậy, tu theo Phật, sống xanh cũng chính là một lối sống gần gụi với xu thế của nhân loại, của văn minh và nhân bản - tiêu chuẩn của thế giới hiện đại...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Xem thêm