Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường sống
Đạo Phật hướng dẫn chúng ta đối mặt với những nỗi khổ niềm đau bằng trí tuệ và từ bi, nhận ra sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của tất cả chúng sinh và bản chất vô thường của sự tồn tại.
Sống trong thời đại của những điểm bùng phát - các nhà khoa học cho rằng các giải pháp phải đến nhanh chóng. Chúng tôi muốn nói thêm rằng, chúng không được thực hiện để gây tổn hại cho người nghèo, người bị tước quyền công dân và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, thay vào đó hãy vì lợi ích chung của tất cả chúng sinh.
Theo báo cáo gần đây, được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances danh tiếng của Mỹ, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về những tác động thảm họa tiềm tàng bởi các nhà nghiên cứu dự đoán Dòng Hải lưu Kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2095, sớm hơn nhiều so với những ước tính trước đây, một dòng hải lưu rất mạnh đưa nước ấm từ xích đạo về phía bắc tới Iceland và Tây Âu trước khi rút nước lạnh trở lại về phía tây bắc châu Phi và Nam Mỹ.
Dòng hải lưu hoạt động lưu thông như một bộ điều chỉnh nhiệt độ tuyệt vời và nếu nó dừng lại, khí hậu toàn cầu có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Giáo sư Johan Rockström, đồng chủ tịch của Liên đoàn Trái đất, và Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK), đã mô tả rất hay về điều này trong cuộc phỏng vấn do The New York Times tổ chức vào năm 2022:
“Ví dụ, những gì chúng tôi đang trình bày là khi giải băng Greenland, một hệ thống nghiêng, tan chảy rất nhanh, khi nước ngọt được giải phóng từ Bắc Cực vào Bắc Đại Tây Dương, nó sẽ làm mát, chìm xuống đáy và đẩy nước hướng đến xích đạo trước khi mang nhiệt từ vùng xích đạo trở ngược lại các vùng phía bắc của hành tinh như châu Âu và Bắc Mỹ.
Điều này làm chậm một yếu tố lật nghiêng khác, dòng hải lưu Kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC), dòng hoàn lưu đảo ngược kinh tuyến Đại Tây Dương, đã chậm lại 15%, là một động cơ nhiệt động lực học, được điều khiển bởi nước mặn chảy từ bề mặt đại dương phía Nam, dòng hải lưu ấm Gulf Stream đang giải phóng methane từ đáy biển và chảy ngược trở lại và lưu thông ở Bắc Đại Tây Dương.
Nhưng với nước ngọt, nó làm loãng trọng lượng, mật độ giảm xuống, động cơ chậm lại và toàn bộ quá trình đảo lật chậm lại. Điều này đẩy hệ thống gió mùa đi xa hơn về phía nam, tác động đến một yếu tố đảo chiều khác là lưu vực sông amazon. Lưu vực sông amazon có lượng mưa ít hơn, nhiều luồng gió hơn, nguy cơ hỏa hoạn cao, khí thải carbon và tiến gần đến điểm bùng phát.
Nhưng nó cũng khóa ở mặt biển, ở Nam Đại Dương, mặt nước bị nhiễm mặn, điều này có thể giải thích tại sao khối băng Bắc Cực, một thành phần khác, đang chảy nhanh hơn dự đoán của khoa học”.
Trong buổi chia sẻ sau đó, Giáo sư Johan Rockström thừa nhận rằng, ông và các nhà khoa học khác không phải lúc nào cũng là những người giao tiếp tốt nhất. Điều đó không sao cả, công việc của họ không phải là truyền đạt những sự thật này cho đại chúng. Đó là công việc rơi vào tay người khác, trong đó có các phóng viên kỷ giả báo chí.
Một phần công việc của chúng tôi là lắng lòng nghe những nhà tư tưởng hàng đầu, hiểu những cảnh báo của họ và truyền đạt chúng một cách rõ ràng theo cách mà độc giả có thể hiểu được.
Để điều này được thực hiện, có thể chúng ta nhờ đến sự trợ giúp của các nhà văn và nhà làm phim. Một số người trong chúng ta chắc hẳn đã từng xem bộ phim “Ngày Kinh Hoàng – The Day After Tomorrow” (2004) với thể loại: Hành động, phiêu lưu, khoa học viễn tưởng, gay cấn, bộ phim mang đến cái nhìn ấn tượng về hậu quả mà sự sụp đổ bất cứ lúc nào của Dòng Hải lưu Kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) có thể kéo theo: Một kỷ băng hà ở các vùng của Bắc bán cầu.
Theo bài báo đã đăng trên Tạp chí khoa học Science Advances danh tiếng của Mỹ, nhiệt độ bề mặt nước biển có thể thấy “sự chênh lệch lớn tới 10°C ở gần Tây Âu” (Science Advances) Bởi nhiệt độ nước biển có tác dụng điều hòa không khí vào mùa đông, nên nhiệt độ ở Quần đảo Anh, Iceland, miền Tây nước Pháp và xa hơn nữa có thể chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ, thậm chí gây bất ổn về mặt chính trị.
Mặc dù nó có thể không kịch tính như bộ phim “Ngày Kinh Hoàng – The Day After Tomorrow” (2004), nó đưa ra lời cảnh báo mối thảm họa tiềm tàng cho tất cả chúng ta.
Trong bộ phim “Siêu bão Kinh hoàng – The Perfect Storm” (2000), Bộ phim dựa vào cuốn tiểu thuyết cùng tên của Sebastian Junger năm 1997 kể về đoàn thủy thủ trên con tàu đánh bắt cá Andrea Gail, đã gặp một siêu bão kinh hoàng vào năm 1991, chúng ta tìm thấy một mô hình thu nhỏ về tình hình hiện tại, những lời cảnh báo, sự xấc xược, sự không chắc chắn và cuối cùng là sự quyết định vận mệnh.
Câu chuyện diễn ra với nhiều tình tiết hấp dẫn, vẽ nên bức tranh sống động về sự tồn tại bấp bênh của một thành viên thủy thủ đoàn gồm những người Mỹ bình thường, chăm chỉ khi họ vượt qua vùng nước nguy hiểm ở Grand Banks, một khu vực rộng lớn các vùng đất ngập nước ở phía đông nam của Newfoundland và phía đông của Kênh Laurentian trên thềm lục địa Bắc Mỹ.
Đứng đầu là Thuyền trưởng Billy Tyne, thủy thủ dày dạn kinh nghiệm với lòng tôn trọng sâu sắc đối với biển nhưng cũng bị cản trở bởi áp lực không ngừng của việc đánh bắt ngày càng suy giảm và nợ nần chồng chất.
Bắt đầu một chuyến đi khi thủy thủ đoàn của Andrea Gail có vẻ như một chuyến thám hiểm câu cá thông thường khác, họ hớn hở vui mừng và không hề biết về mối đe dọa đang rình rập họ ở phía chân trời góc biển. Nhưng thiên nhiên, với sự phức tạp khôn lường của nó, lại có những kế hoạch khác.
Sự hội tụ của các hệ thống thời tiết, bao gồm một cơn bão và cơn bão mùa đông Nor’easter có cường độ mạnh, tạo ra “cơn bão hoàn hảo” (perfect storm – là thuật ngữ kinh tế phổ biến, mô tả sự hội tụ của những điều tồi tệ nhất xảy ra cùng một lúc).
Trước những lực lượng áp đảo như thế, thủy thủ đoàn của Andrea Gail thấy mình khiêm nhường trước sự tầm thường của chính bản thân trước đại dương bao la. Bất chấp kỹ năng và kinh nghiệm của họ, họ không thể sánh được với sức mạnh áp đảo đang tấn công họ từ trên trời và dưới biển. Khi cơn bão mạnh lên và sóng ngày càng cao, họ thấy mình phải chịu sự chi phối của những thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Câu chuyện rất hấp dẫn và đây là câu chuyện mà phần lớn nhân loại có thể phải trải qua nhiều hơn trong những năm tới. Thật khó để tưởng tượng, bởi châu Âu là điểm đến của người tỵ nạn trong nhiều thập kỷ, nhưng điều gì xảy ra nếu hàng triệu người châu Âu phải rời bỏ nhà cửa, không thể ở được do sự thay đổi địa chấn về nhiệt độ? Nếu rừng Amazon bị cháy, còn những người phụ thuộc vào nguồn nước và đất trồng trọt trong khu vực thì sao?
Khi không còn nghi ngờ gì nữa, phần còn lại của thế giới cũng sẽ chứng kiến những biến đổi và những thay đổi này có thể diễn ra quá nhanh để giảm thiểu. Khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện về con tàu đánh cá Andrea Gail gặp cơn bão biển kinh hoàng, chúng ta được nhắc nhở về sự khiêm tốn khi chúng ta tiếp cận với thế giới tự nhiên, nhận ra sự dễ bị tổn thương của chính mình khi đối mặt với sức mạnh khủng khíep của nó.
Giống như những ngư dân ở đây, chúng tôi biết về những mối nguy hiểm tiềm ẩn – số lượng cảnh báo ngày càng tăng từ các nhà các nhà khoa học khí hậu thuộc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đảm bảo rằng kiến thức này sẽ được phổ biến rộng rãi.
Giống như họ, chúng ta đang tiến về phía trước với quá ít việc phải làm để đảm bảo an toàn cho mình. Trước những sự kiệm thảm khốc như thảm kịch ngoài đời của con tàu đánh cá Andrea Gail gặp cơn bão biển kinh hoàng và mối đe dọa hiện hữu rộng lớn hơn do biến đổi khí hậu gây ra, nhân loại nhận thấy mình đang ở một thời điểm then chốt.
Đạo Phật hướng dẫn chúng ta đối mặt với những nỗi khổ niềm đau bằng trí tuệ và từ bi, nhận ra sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của tất cả chúng sinh và bản chất vô thường của sự tồn tại. Trước cuộc khủng hoảng khí hậu, quan điểm này cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị về cách chúng ta có thể vượt qua những thời điểm hỗn loạn này bằng sức bật tinh thần (Resilience) của mỗi người và sự khoan dung.
Họ thường xuyên quên đi sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta. Chúng ta xem những người đối mặt với bi kịch như “những người khác” mà chúng ta có thể quên đi. Đôi khi, những nhà lãnh đạo độc ác thậm chí còn khơi dậy sự thương cảm này, khiến chúng ta quay lưng lại với những người đang cần sự giúp đỡ.
Có thể vị Bồ tát mang lại trí tuệ gì cho thủy thủ đoàn của Andrea Gail? Những phương tiện thiện xảo nào có thể đã được sử dụng để thuyết phục thủy thủ đoàn ở nhà, từ bỏ việc tìm kiếm tiêu dùng và sự giàu có – đối với họ có lẽ chỉ là một cách kiếm được số tiền cần thiết để thanh toán các hóa đơn của mình?
Có phải cấu trúc xã hội nào đang thúc đẩy các cá nhân và nhóm gây hại cho môi trường, làm ngơ trước sự diệt vong sắp tới của chúng ta, chỉ để kiếm sống? Vị Bồ tát mang lại trí tuệ gì cho thời điểm hiểm nguy này?
Đoàn thủy thủ trên con tàu đánh bắt cá Andrea Gail dựa vào nhau để hỗ trợ và sinh tồn, nhận ra sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta. Nhưng lúc đó họ đã bị cắt đứt khỏi những người trên đất liền có thể giúp đỡ họ tốt nhất. Liệu chúng ta sẽ chia thành các nhóm biệt lập, tự mình chiến đấu để sinh tồn?
Thế giới nào chúng ta đang tạo ra cho thế hệ tương lai? Những hành động – hoặc không hành động – của chúng ta để ứng phó với khủng hoảng khí hậu sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta mà còn ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật sống trên hành tinh này.
Câu chuyện của Đoàn thủy thủ trên con tàu đánh bắt cá Andrea Gail đóng vai trò như một lời nhắc nhở nghiêm túc về hậu quả của sự kiêu ngạo và coi thường sức mạnh của thiên nhiên. Tương tự như thế, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững, việc chúng ta coi thường giới hạn sinh thái của hành tinh đã đưa chúng ta đến Hệ sinh thái đại dương ‘đang bên bờ vực sụp đổ; do nước biển ấm lên.
Để ngăn chặn thảm họa, chúng ta phải ghi nhớ những bài học trong quá khứ và vạch ra lộ trình mới hướng tới sự bền vững sinh thái và công bằng xã hội.
Báo cáo mới nhất về các điểm tới hạn sẽ thúc đẩy tất cả chúng ta làm nhiều hơn, trong bất kỳ lĩnh vực nào có thể, để tránh vượt quá giới hạn. Có hy vọng về sự phát triển của năng lượng xanh, điện khí hóa, sử dụng năng lượng mặt trời và gió,…Nhưng tốc độ phát triển này vẫn chưa đủ để làm chậm tốc độ tăng trưởng của việc đốt nhiên liệu carbon trên thế giới.
Các nhà khoa học cho rằng các giải pháp phải đến nhanh chóng. Chúng tôi muốn nói thêm rằng, chúng không được thực hiện để gây tổn hại cho người nghèo, người bị tước quyền công dân và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, mà thay vào đó hãy vì lợi ích chung của tất cả chúng sinh.
Đạo Phật và giải pháp bảo vệ môi trường
Nguồn: 佛門網.
Theo/nguồn: Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
Môi trường 10:36 07/11/2024Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.
Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo
Môi trường 19:21 01/11/2024Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.
Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố
Môi trường 14:27 31/10/2024Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.
Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay
Môi trường 09:50 26/10/2024Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.
Xem thêm