Thứ, 30/11/2020, 08:47 AM

Sự khác biệt giữa Phật giáo và những tôn giáo khác

Đạo Phật chỉ muốn những tín đồ hiểu đạo, hiểu giáo lý rồi suy ngẫm, thực hành, khi đã đạt được kết quả hãy đặt lòng tin vào. Đó chính là niềm tin có cơ sở rõ ràng, không có sự ràng buộc từ một thế lực hay lời lẽ hoa mỹ nào cả.

Hiện nay trên thế giới có hàng chục tôn giáo khác nhau, trong đó gồm 5 tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng cao là: Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Mỗi tôn giáo đều có một vị giáo chủ riêng với những học thuyết khác nhau. Đa số, các tôn giáo ngoài Phật Giáo đều có chủ trương bắt đạo trong hôn nhân, nghĩa là người chồng hay người vợ khác đạo khi kết hôn với người trong đạo của họ phải cải đạo của mình. 

Đức Phật là con người lịch sử

Đạo Phật được khởi nguồn từ Ấn Độ và giáo chủ khai đạo chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cuộc đời của Đức Phật là có thật, điều này đã được chứng minh từ các nhà khoa học hiện đại cũng như chứng tích còn xót lại tại Ấn Độ.

Đức Phật là con người lịch sử.

Đức Phật là con người lịch sử.

Một đặc trưng rất riêng của Phật giáo

Vì thế, Đức Phật là con người lịch sử có mặt tại thế gian cách đây 2600 năm. Ngài không là một nhân vật siêu nhiên, tưởng tượng trong truyền thuyết nên học thuyết của Đức Phật là có thật, không do tưởng tưởng tạo nên. Điều này chứng tỏ rằng: Đạo Phật không phải là tín ngưỡng thần quyền mà đạo Phật chính là triết lý sống thực tế.

Vạn vật đều do duyên hợp và duyên tan

Nếu như các tôn giáo khác cho rằng có vị Thượng Đế hay thần linh nào đó khai tạo nên sự sống, nắm trong tay mọi quyền lực để định đoạt số mệnh của con người, thì với Phật giáo, đó là điều không thể xảy ra. Học thuyết của Phật giáo cho rằng vạn vật đều do duyên hợp và duyên tan, vận hành theo quy luật vô thường thành, trụ, hoại, không.

Cho nên, không ai và không có quyền năng siêu nhiên nào sáng tạo ra sự sống và định đoạt tất cả, kể cả Đức Phật. Số mệnh của con người nằm trong tay của họ, do họ làm chủ và quyết định tất cả. 

Vạn vật đều do duyên hợp và duyên tan. Ảnh minh họa.

Vạn vật đều do duyên hợp và duyên tan. Ảnh minh họa.

Nhưng con đường giải thoát của Phật giáo thì khác. Đức Phật không bao giờ dạy Phật tử phải cúng kiếng, van xin hay cung phụng mình để được thoát khổ. Mà Ngài dạy chúng ta “Hãy tự thắp đuốc mà đi”. Bởi ban đầu, Phật giáo đã xác định vận mệnh của chúng ta do chúng ta làm chủ, mọi khổ đau do chúng ta tạo nghiệp xấu hay nghiệp lành quyết định tất cả. Đức Phật không hề ban phước hay giáng họa cho ai, không hề ràng buộc mọi người phải tin tuyệt đối vào Ngài khi thật sự chưa hiểu.

Cho nên đạo Phật không vẽ vờ một viễn cảnh về thiên đường hay nơi nào đó tốt đẹp mà dẫn dắt chúng ta đến đó nếu tin Ngài. Mà Ngài chúng ta hãy biết cách chuyển hóa thân tâm, làm lành lánh dữ để tạo nên phước báu. Đó là con đường duy nhất để đạt đến sự giải thoát. Đức Phật chỉ là một vị đạo sư, không phải là vị thần linh.

Đức Phật chỉ là một vị đạo sư, không phải là vị thần linh.

Đức Phật chỉ là một vị đạo sư, không phải là vị thần linh.

Niềm tin tôn giáo trong đời sống Phật tử

Niềm tin tôn giáo

Đức Phật tuyên bố rằng: Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta! Ngài đã dạy chúng ta về mười lòng tin. Do đó, Đạo Phật chỉ muốn những tín đồ hiểu đạo, hiểu giáo lý rồi suy ngẫm, thực hành, khi đã đạt được kết quả hãy đặt lòng tin vào. Đó chính là niềm tin có cơ sở rõ ràng, không có sự ràng buộc từ một thế lực hay lời lẽ hoa mỹ nào cả.

Và đối với những tôn giáo khác, họ đến với đạo bằng niềm tin nhưng chưa chắc đã hiểu dựa trên cơ sở nhất định. Một số học thuyết của các tôn giáo đó mang tính ép buộc, nếu không tin vào giáo chủ sẽ bị đọa dày…

Đạo Phật chỉ muốn những tín đồ hiểu đạo, hiểu giáo lý rồi suy ngẫm, thực hành.

Đạo Phật chỉ muốn những tín đồ hiểu đạo, hiểu giáo lý rồi suy ngẫm, thực hành.

Những đặc trưng của đời sống xuất gia

Quan điểm giải thoát

Điểm chung của tất cả các tôn giáo đều nhìn nhận rằng: Cuộc đời vốn khổ. Phật giáo cũng cho rằng như thế thông qua bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã trình bày rất rõ về nguyên nhân các khổ và cách thoát khổ.

Với các tôn giáo khác, để giải thoát chỉ cần đặt một lòng tin tuyệt đối vào giáo chủ của họ hoặc bày cúng và cung phụng vị thần đó thì khi mạng chung sẽ được đưa lên Thiên Đàng, còn bằng không sẽ bị đày đọa vào Địa Ngục.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm