Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/10/2019, 14:19 PM

Những đặc trưng của đời sống xuất gia

Tu là một tiếng nguồn gốc từ chữ Hán, dịch nghĩa thong thường là “Sửa”. Đã gọi là Sửa thì bất luận những cái gì xấu xa hư dở đều phải sửa. Mà ở đời có cái gì là hoàn toàn không hư không dở? Nhất là đối với bản thân mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu điều xấu xa cần phải sửa.

 >>Kiến thức

Ca ngợi về công hạnh của người xuất gia, đức Điều Ngự Giác Hoàng có lời kệ:

“Phù thế gian tối quý giả

Bất như xả tục xuất gia

 Nhược đắc vi tăng,

 Tiện thọ nhân thiên cúng dường

Tác Như Lai chi sứ giả

 Dữ Hiền Thánh chi tôn thân”.

Tạm dịch:

“Thế gian, cao quý hơn người

Sao bằng xả tục, sống đời xuất gia

Làm Tăng, sứ giả Phật Đà

Trời người cung dưỡng, Thánh là tôn thân”.

Vì sao người “xả tục xuất gia” lại được xem là bậc “thế gian tối quý”? Để xứng đáng là sứ giả của Như Lai, là tôn thân của các bậc Hiền thánh, không hổ thẹn khi lãnh thọ của cúng dường, hàng xuất gia phải có một nếp sống phạm hạnh “bạt tục siêu quần” như thế nào?

Tu là một tiếng nguồn gốc từ chữ Hán, dịch nghĩa thong thường là “Sửa”. Đã gọi là Sửa thì bất luận những cái gì xấu xa hư dở đều phải sửa.

Tu là một tiếng nguồn gốc từ chữ Hán, dịch nghĩa thong thường là “Sửa”. Đã gọi là Sửa thì bất luận những cái gì xấu xa hư dở đều phải sửa.

Ý nghĩa của việc xuất gia:

Bài liên quan

Xuất gia (Nekkhamma) có nghĩa là khước từ những điều mơ ước của thế gian để chọn lấy đời sống tu sĩ, cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp Niết Bàn bằng cách thực nghiệm con đường Giới-Định-Tuệ. Kinh tạng Nikàya thường mô tả: Xuất gia là cạo bỏ tóc râu, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình sống không gia đình, sống trong pháp và luật của đức Thế Tôn. Đời sống xuất gia còn được gọi là đời sống phạm hạnh. Phạm hạnh ở đây chỉ cho sự cố gắng liên tục để hướng đến sự thanh tịnh tối thượng, sự đoạn tận mọi thứ bất tịnh nhiễm ô, sự chế phục đối với nhũng nhu cầu khát vọng của cuộc sống thế tục…     

Theo kinh điển Đại thừa, danh từ xuất gia có 3 ý nghĩa:

1 - Xuất thế tục gia: là ra khỏi ngôi nhà thế tục, từ giã lục thân quyến thuộc, xả bỏ tài sản ở đời, cạo tóc nhuộm áo theo thầy học đạo.

2 - Xuất phiền não gia: là ra khỏi căn nhà phiền não: tham, sân, si, mạn… khép mình vào nếp sống hòa hợp thanh tịnh của đoàn thể tăng già.

3 - Xuất tam giới gia: là dứt trừ những hệ phược chốn trần lao, ra khỏi nhà lửa tam giới: dục giới và vô sắc giới.

Có một số danh từ người ta thường dung để gọi người xuất gia như là: Thích tử, Nạp tử (Nột tử), Sa môn, Tu sĩ.

Đời sống xuất gia còn được gọi là đời sống phạm hạnh.

Đời sống xuất gia còn được gọi là đời sống phạm hạnh.

Thích tử: Là con Phật (Phật tử), đệ tử của đức Phật Thích Ca, noi theo sự giáo hóa của bậc Thầy là Phật Thích Ca mà tu hành.

“Tùng Phật khẩu sinh - Tùng pháp hóa sinh

Đắc Phật pháp phần - Cố danh Phật tử”

(Từ miệng Phật sinh ra - Từ Pháp mà hóa sinh

Đặng pháp phần của Phật - Nên gọi là Phật tử)

Thích tử tức là: người con họ Thích, người họ Thích.

Kinh A Hàm chép: “Trăm sông chảy vào một biển, nước biển đồng một vị mặn. Bốn họ xuất gia đồng xưng Thích tử”. Điều này cho thấy” giáo đoàn của Phật không phân chia cao thấp sang hèn, đã vào “nhà Phật” thì đều được mang họ Phật.

Nạp tử: Cũng gọi là: nạp tăng, nột tử; là người mặc áo nạp

Áo nạp (Nạp y) còn gọi là phấn tảo y, là áo vải thô sơ được chắp vá bằng nhiều mảnh.

Thuở xưa, Sa môn đệ tử Phật thường tu theo hạnh đầu đà, mặc áo chằm vá và khất thực độ nhật, đơn giản hóa các nhu cầu hằng ngày, dành hết thời giờ và tâm trí và việc trau giồi đời sống phạm hạnh. Danh xưng này hiện nay ít được dùng, thỉnh thoảng chỉ thấy được chép trong Thiền Lâm Bảo Huấn.

“Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã”

“Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã”

Sa môn: Trong các kinh Nikàya, danh từ Sa môn thường được dùng để chỉ cho người xuất gia.

Sa môn: dịch âm từ tiếng Phạn, nói đủ là Sa-môn-na (samana) gồm có 2 nghĩa chính:

1- Cần tức giả: “cần tức” lại có 2 ý:

+ Cần hành chúng thiện, tức diệt chư ác.

(Siêng làm các việc lành, dứt bỏ các việc ác)

+ Cần tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si.

(Siêng tu giới định tuệ, diệt trừ tham sân si)

2 - Bần giả, bần đạo: Người chịu nghèo, chẳng giữ của cải (an bần thủ đạo)

Tu sĩ: Là từ dùng để chỉ chung cho người tu hành (kể cả người tu theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Đạo Hồi …). Riêng đạo Phật, Tu sĩ là từ dành cho người học Phật xuất gia khác với cư sĩ cũng là người học Phật nhưng ở tại gia. Thật ra, dù là người tại gia, nếu đã dốc hết thân tâm học Phật tu theo Phật thì nào có khác gì tu sĩ (người tu hành). Tuy nhiên, vì đời sống tại gia ít nhiều cũng có những ràng buộc, chướng ngại, khó lòng sống trọn vẹn cho đạo nên ở một bình diện tương đối, người ta phân biẹt như vậy. Định nghĩa về 2 chữ Tu hành trong Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư có chép:

“Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã”

(Tu hành là sửa đổi hành vi, bỏ ác làm lành, lìa tục theo đạo)

Bài liên quan

Nghĩa chữ Tu còn được giải thích cặn kẽ như sau:

Tu là một tiếng nguồn gốc từ chữ Hán, dịch nghĩa thong thường là “Sửa”. Đã gọi là Sửa thì bất luận những cái gì xấu xa hư dở đều phải sửa. Mà ở đời có cái gì là hoàn toàn không hư không dở? Nhất là đối với bản thân mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu điều xấu xa hèn dở cần phải sửa:

• Sửa dở thành hay.

• Sửa xấu thành tốt.

• Sửa tà thànhchánh

• Sửa vọng thành chơn

• Sửa phiền não thành Bồ Đề

• Sửa sinh tử thành Niết Bàn

• Sửa phàm thành Thánh

• Sửa chúng sinh thành Phật.

Tóm lại: Tu là sửa cái hư vọng dối trá trở lại Chân, sửa cái xấu xa tồi tệ mục nát trở lại Mỹ, sửa cái tội ác tàn bạo trở thành Thiện. Thế thì, người tu là người thực hiện một công cuộc cải cách “thánh thiện hóa thân tâm”, hướng mình đến một cõi sống hoàng kim “toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ”.

Người tu là người thực hiện một công cuộc cải cách “thánh thiện hóa thân tâm”, hướng mình đến một cõi sống hoàng kim “toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ”

Người tu là người thực hiện một công cuộc cải cách “thánh thiện hóa thân tâm”, hướng mình đến một cõi sống hoàng kim “toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ”

Sinh hoạt của người xuất gia: 

Bài liên quan

Nói đến sinh hoạt của người xuất gia, đầu tiên chúng ta phải liên tưởng ngay đến giới luật. Bởi vì: “Giới luật là thọ mạng của Phật Pháp; giới luật còn, Phật Pháp còn”. Thiếu giới luật, tăng đoàn khó mong được hòa hợp thanh tịnh. Xưa kia, khi đức Thế Tôn còn tại thế, sau 13 năm thành đạo, nhận thấy tăng chúng bắt đầu sinh hữu lậu pháp, ngài bèn chế định ra giới luật để làm tiêu chuẩn cho sự tu hành và nếp sinh hoạt cho chúng đệ tử. Sau Phật diệt độ, các bậc kỳ túc trưởng lão lần lượt góp nhat, biên soạn lại để làm kỷ cương tu hành. Đoàn thể xuất gia đều phải tuân thủ theo giới luật, tôn trọng giới luật như bậc Đại Đạo Sư (theo lời Phật Di giáo). Tuy nhiên, vì trong khi hành trì có sự bất đồng ý kiến, các tông phái lần lượt hình thành: lại tuỳ theo phong tục quốc độ nên các văn bản về giới luật có phần sai khác hoặc chênh lệch về số lượng. Điển hình như : theo luật Tứ phần của Bắc tông thì Tỳ kheo có 227 giới. Tỳ kheo ni có 321 giới. Các giới điều tuy có sai khác nhưng chỉ khác về tiểu tiết còn đại cương thì vẫn giống nhau. Năm chúng xuất gia tuỳ theo khả năng mà lãnh thọ nhiều ít. Đã thọ giới rồi thì phải nương theo các giới điều trong giới bổn mà hành trì, lấy đó làm mực thước trong sinh hoạt hằng ngày, dè dặt chẳng để trái phạm. Bên cạnh đó, chư Tổ còn chế thêm thanh quy (như Bách Trượng thanh quy) để nghiêm chúng, lấy đó làm qui ước cho chốn Tòng lâm. Do vậy, người xuất gia cử chỉ động tĩnh đều phải noi theo phép tắc. Riêng đối với “Lục hòa kỉnh pháp”, người nào trái phạm bị xem như phá hòa hợp tăng, nếu nặng có thể bị tẩn xuất.

Về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất, người xuất gia đều phải noi theo lời Phật dạy, lấy đó làm căn bản để tién tu; luôn luôn và lúc nào cũng ghi nhớ “vai trò trách nhiệm” của mình đẻ có lối hành xử phù hợp và thích đáng.

Về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất, người xuất gia đều phải noi theo lời Phật dạy, lấy đó làm căn bản để tién tu; luôn luôn và lúc nào cũng ghi nhớ “vai trò trách nhiệm” của mình đẻ có lối hành xử phù hợp và thích đáng.

Bài liên quan

Về sinh hoạt cá nhân, mỗi người tự tạo cho mình một nếp sống thiểu dục tri túc, không mong cầu, không chất chứa, không chú trọng vào vật chất, chỉ lấy sự thanh đạm làm mãn nguyện “an bần thủ đạo”. Còn về thời khóa tu tập cũng như công tác hằng ngày thì tuỳ theo cách tổ chức, qui định riêng của mỗi tòng lâm mà có phần sai khác. Như: Thiền tông chú trọng về tọa thiền, Mật tông chuyên về chú quyết, Tịnh độ tông thiên về tụng kinh niệm Phật… Chú trọng phần nào thì phần ấy được dành thời giờ nhiều hơn. Trong khi hành trì, hành giả phải lấy đức tinh tấn làm đầu, chớ để một niệm buông lung giải đãi. Ngoài những thời khóa và công tác đã ấn định, thời giờ còn lại, người có lo hạ thủ công phu “ôn tầm bối diệp”…

Có thể nói: về sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất, người xuất gia đều phải noi theo lời Phật dạy, lấy đó làm căn bản để tién tu; luôn luôn và lúc nào cũng ghi nhớ “vai trò trách nhiệm” của mình đẻ có lối hành xử phù hợp và thích đáng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm