Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/01/2020, 08:19 AM

Một đặc trưng rất riêng của Phật giáo

Trong khi Kinh Pháp Cú một trong những kinh phổ biến nhất của Phật giáo, lại mở đầu bằng câu: ”tâm có trước các sự vật, tâm thống quản chúng sáng tạo ra chúng”. Điều đó đủ cho thấy cốt lõi và đặc trưng rất riêng của đạo Phật là con đường dẫn vào bên trong để gặp lại Bản Tâm của chính mình.

 >>Tư liệu nghiên cứu

Phật giáo và ‘sáng tạo luận’  (creationism)

Trong rất nhiều sách viết về Phật giáo và các tôn giáo Tây  phương khác bằng ngôn ngữ Tây phương, một số tác giả Tây phương vẫn dùng những khái niệm tôn giáo theo truyền thống phương Tây để đánh giá các tôn giáo này. Ví dụ, Phật giáo bị xem là “vô thần” bởi vì Phật giáo không giải thích được nguồn gốc của vũ trụ bằng một “sáng tạo luận”, theo đó thế giới này được tạo ra bởi một “Đấng Tối Cao” cai quản thế gian theo ý muốn độc đoán chuyên quyền của riêng mình mà loài người thấp hèn không được quyền thắc mắc hay khiếu nại gì cả.

Không có một sinh thể (being) nào mà mọi mục tiêu đã được thành tựu lại vẫn còn cần phải hành động, bởi vì mục tiêu của hoạt động là để thỏa mãn một dục vọng nào đó.

Không có một sinh thể (being) nào mà mọi mục tiêu đã được thành tựu lại vẫn còn cần phải hành động, bởi vì mục tiêu của hoạt động là để thỏa mãn một dục vọng nào đó.

Thật ra sáng tạo luận chỉ là một trong những giả thiết (chứ không phải là giả thiết duy nhất) giải thích cho nguồn gốc sự sống và đây là đức tin nền tảng của các tôn giáo xuất phát từ Trung Đông (Middle East). Trong khi đó, khoa học và các tôn giáo Đông phương đưa ra các giải thích khác về nguồn gốc vũ trụ và đời sống. Một khi ý thức được bối cảnh văn hoá Trung Đông của đức tin này, chúng ta không thể nào chấp nhận cái nhận xét cho rằng Phật giáo là “vô thần” chỉ vì Phật giáo không giải thích nguồn gốc thế giới và con người theo cùng cách với các tôn giáo Trung Đông ấy. Nhận xét như thế cũng giống như nói rằng “anh không có những giá trị đạo đức giống tôi thì anh là đồ vô đạo đức” hoặc như kiểu hỏi “anh (chị) có đạo không?” – Đưa đến phản ứng: Thưa “Tôi không có “đạo”, tôi là người lương” – Một người chỉ cần có nửa khối óc cũng thấy nhận xét trên là không công bằng.

Bài liên quan

Một trong những lý do mà Phật giáo và một số hệ thống triết học Ấn Độ giáo không chấp nhận sáng tạo luận, chỉ vì họ có lập luận triết học tiêu biểu như sau: Không có một sinh thể (being) nào mà mọi mục tiêu đã được thành tựu lại vẫn còn cần phải hành động, bởi vì mục tiêu của hoạt động là để thỏa mãn một dục vọng nào đó. Ý là: nếu như một “Thượng đế” thì đấng này phải toàn hảo và đã toàn hảo thì đương nhiên là không có dục vọng nào cần phải thành tựu nữa. Vậy Thượng đế sáng tạo để làm gì? Cần có con người cho đỡ cô đơn chăng? Hay để hưởng thụ một chút quyền lực? Vả lại, về mặt triết học, nếu như quy mọi sự về một nguyên nhân tối hậu, thì cái gì là nguyên nhân của nguyên nhân tối hậu đấy?

Thử hỏi: Thượng đế hay Đấng tạo thế toàn năng ấy, có thể tạo ra một khối lượng lớn đến nỗi chính mình không cất lên nổi chăng? Và xin hỏi rằng: đặc tính của Thiên Chúa là năng động hay bất động? Nếu là năng động thì phải liên tục năng động, như vậy Thượng đế đương nhiên là phải thường hằng (eternal). Thế thì tại sao Thượng đế lại “không làm gì cả” từ hàng tỷ tỷ năm mãi cho đến cách đây khoảng sáu ngàn năm (theo Do thái giáo) mới hoạt động (tạo thế), và vũ trụ lại chỉ hiện hữu trong vài ngàn năm rồi tận thế vĩnh viễn?

Đạo Phật là một liệu pháp thực tiễn: tất cả đều nhằm đến việc chấm dứt các ‘khổ’.

Đạo Phật là một liệu pháp thực tiễn: tất cả đều nhằm đến việc chấm dứt các ‘khổ’.

Đó là những lý luận tiêu biểu của một bộ phận tư tưởng Ấn Độ, liệu truyền thống Trung Đông có sẵn lòng dựa trên lý luận này để phán xét vũ trụ quan của mình hay không? Tất nhiên là không, và họ không cần phải làm như thế.

Bài liên quan

Cho nên, trí giả Tây Phương cũng không thể dùng các phạm trù văn hóa có nguồn gốc Trung Đông kia để phán xét các tôn giáo Đông  Phương. Bởi vì, ở mặt phương pháp luận, dùng những khái niệm “hữu thần”,”vô thần” để phán xét Phật giáo tự chính nó đã phi lý rồi. Rõ ràng là như vậy,nhưng,thật khó tránh khỏi. Bởi vì, đối với những trình độ trí thức còn giới hạn, để hình dung được đối tượng nào đó, ở đây là Phật giáo, người ta cần phải cố xếp đối tượng đó vào bảng phân loại nhị phân của truyền thống triết học Tây Phương quen thuộc với họ. cũng may là, với sự tiến bộ của ngành tôn giáo học, ngày nay đã có một số ít nhà nghiên cứu chủ trương rằng truyền thống Phật giáo có đủ một lich sử lâu để chúng ta nghiên cứu  Phật giáo bằng chính lịch sử Phật giáo. Quan điểm này đánh dấu một bước tiến trong học thuật về Phật giáo ở Tây Phương.

Và cũng nên công bằng mà ghi nhận rằng: Trong nhiều sách,sau khi phân tích và tìm hiểu cặn kẽ giá thuyết Phật, nhiều học giả Tây Phương cho rằng đạo Phật là một liệu pháp thực tiễn: tất cả đều nhằm đến việc chấm dứt các ‘khổ’. Đồng thời, họ cũng hiểu rằng, với Đức Phật, việc thực hành siêu nghiệm (dựa trên đức tin Đấng siêu nhân, không kiểm nghiệm được, nào đó),nếu có đóng góp được gì cho mục tiêu” chấm dứt các ‘khổ’”, thì sẽ được tin cậy; thế nhưng chẳng những nó không có ích dụng gì cả, mà thường xuyên gây trở ngại (nên biết, tư tưởng tuyệt đối xấu không hề có trong đạo Phật).

Với Đức Phật, việc thực hành siêu nghiệm (dựa trên đức tin Đấng siêu nhân, không kiểm nghiệm được, nào đó),nếu có đóng góp được gì cho mục tiêu” chấm dứt các ‘khổ’”, thì sẽ được tin cậy; thế nhưng chẳng những nó không có ích dụng gì cả, mà thường xuyên gây trở ngại (nên biết, tư tưởng tuyệt đối xấu không hề có trong đạo Phật).

Với Đức Phật, việc thực hành siêu nghiệm (dựa trên đức tin Đấng siêu nhân, không kiểm nghiệm được, nào đó),nếu có đóng góp được gì cho mục tiêu” chấm dứt các ‘khổ’”, thì sẽ được tin cậy; thế nhưng chẳng những nó không có ích dụng gì cả, mà thường xuyên gây trở ngại (nên biết, tư tưởng tuyệt đối xấu không hề có trong đạo Phật).

Bản chất của tôn giáo với Phật giáo

Như ai lấy đều công nhận religion (Việt dịch: tôn giáo) lấy sự kết hợp giữa Thần (God, Thượng đế) và Người làm nền tảng. Nhưng Phật giáo không thừa nhận có một đấng “Tạo Vật Chủ”, nhất là Phật giáo nguyên thủy, nên không có một khái niệm nào về sự quan hệ giữa Thần và Người. Phật giáo Tịnh độ, tuy có căn cứ vào sức bản nguyện  của Phạt A Di Đà để thành lập ”cứu độ quan”, nhưng quan niệm này không thể được coi là một hình thức quan niệm về ”liên hệ giữa Thần và Người”. Do đó, nhiều học giả Tây Phương và Nhật Bản cho rằng Phật giáo,đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy, từ bản chất không phải là tôn giáo.

Bài liên quan

Phía khác,lại có một số học giả cho rằng Phật giáo là khoa học. dĩ nhiên nhận xét này đã đứng trên lập trường cho rằng tôn giáo là sự “quan hệ giữa Thần và Người” để quan sát Phật giáo; và đương nhiên chúng ta cũng không thể chấp nhận. Song có điểm rất thú vị là trong số các học viên Tây Phương lại có người, cũng đứng trên lập trường ấy để nhận định Phật giáo, và cho rằng” Phật giáo là khoa học chân chính, cho nên Phật giáo cũng là một tôn giáo chân chính”.

Lại mới đây, trong  bài khảo luân nhan đề ”Phương diện tôn giáo và đạo đức của Phật giáo”, ông Paul Dalph nói: ”Một tôn giáo là đưa toàn bộ yêu cầu nhân quả thực hiện ngay trong thâm tâm của mình”, đó là dựa vào phương pháp khoa học để luận chứng chân lý của Phật giáo, một nhận xét tuy đúng nhưng vì quá thiên trọng  phương diện lý trí, cho nên không hề thừa nhận có cảnh giới thần bí nào. Dù sao tì nhận xét này cũng không khỏi có điểm không phù hợp với Phật giáo.

Nhưng Phật giáo không thừa nhận có một đấng “Tạo Vật Chủ”, nhất là Phật giáo nguyên thủy, nên không có một khái niệm nào về sự quan hệ giữa Thần và Người.

Nhưng Phật giáo không thừa nhận có một đấng “Tạo Vật Chủ”, nhất là Phật giáo nguyên thủy, nên không có một khái niệm nào về sự quan hệ giữa Thần và Người.

Vây, nói cho cùng, thì Phật giáo có phải là một tôn giáo (religion) không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xét đến nguồn gốc cũng như bản chất của những đòi hỏi tôn giáo- Về nguồn gốc của tôn giáo, giữa các học giả tuy có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nếu đứng về phương diện tâm lý là nhận xét tì tôn giáo phát sinh từ nhu cầu đáp ứng những hiện tượng tinh thần của con người. Do đó ta không thể tìm nguồn gốc của tôn giáo các thần linh, mà phải tìm nó ở tinh thần của con người.

Bài liên quan

Các điều kiện sinh tồn của con người tuy nhiều nhưng,tựu trung, có hai điều kiện nổi bật nhất là: điều kiện tự nhiên và điều kiện tinh thần. Nhưng, về mặt tác dụng, tính chất của hai điều kiện này hầu như hoàn toàn tương phản nhau. Điều kiện tự nhiên cũng là  các quy luật tự nhiên, mà dù muốn hay không người ta cũng buộc phải tuân theo. Còn điều kiện tinh thần lại lấy ước ngyện tự do làm đặc tính; có khi vì muốn được triệt để tự do mưu đò chống lại các quy luật tự nhiên. Chẳng hạn như, con người sinh ra tất có phải chết,đó là quy luật tư nhiên; ấy thấy mà ước vọng tự do của con người muôn sống mãi không chết. Như vậy trong sinh tồn của kiếp người, ta thấy chứa đựng một mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, khi nào hai điều kiện trên thỏa hiệp mà điều cần tự do chiếm phần ưu thắng, thì cuộc sống đó được nhận là có hạnh phúc. Nhưng khi đến một hòa giả nhất triệt để giưã hai điều kiện ấy là một việc không thể.

Từ đó, người ta tìm tòi và sáng tạo ra những phương pháp thần bí nhằm hóa giải mâu thuẫn đó của cuộc sống- đây chính là mầm mông của tôn giáo. Mà thống cảm về mâu thuẫn đó càng tăng, nếu như lí trí của người ta càng mạnh; và sức phản tỉnh của người ta càng mạnh chừng nào thì thống cảm ấy cũng mạnh chừng nấy; rốt cuộc những quan điểm yềm thê, mất mãn, thất vọng đối với cuộc đời cũng do đó mà phát sinh. Như vậy, một bên là yêu cầu tự do,lấy sự tự do tuyệt đối,lấy tự do tuyệt đối và sự vinh quang tuyệt đối làm thuộc tính,thậm chí còn mong kéo dài sự sống đến vô hạn; đồng thời ,nhìn lại cuộc sống hiện thực trói buộc, mất tự do càng cảm thấy mất mãn,khổ não,vì thế mà nảy sinh ra yêu cầu giải thoát. Và hai phương diện của cuộc sống:một mặt đối với khổ và ước vọng thoát khổ; mặt kia, bằng phương pháp thần bí do cái tâm mong cầu của con người tìm ra, nhằm đạt được một sự điều hòa, đó chính là nguồn gốc của tôn giáo.

Trong sinh tồn của kiếp người, ta thấy chứa đựng một mâu thuẫn không thể tránh khỏi.

Trong sinh tồn của kiếp người, ta thấy chứa đựng một mâu thuẫn không thể tránh khỏi.

Bài liên quan

Còn làm thế nào để thỏa mãn yêu cầu đó? Đây chính thực là vấn đề căn bản của tôn giáo. Về điểm này,tuy có nhiều đẳng cấp và chủng loại, nhưng loại tầm thường nhất là hòa giải mâu thuẫn,thỏa mãn yêu cầu, mà kẻ có thể đem lại những điều kiện đó phải là một tồn tại vượt trên loài người, tức là Thần hay tưởng tượng ra nhiều Thần do nhiều phương pháp (cầu đảo,đức hạnh,tín ngưỡng, mông tưởng…tức ‘duy tưởng’/idealist) để cầu xin sự phù hộ nhằm đạt mục đích. Nghĩa là, trên thế gian này, ngoài sự tồn tại của nhân loại,còn phải có một hoặc nhiều đâng thiêng lieng lắm giữ chìa khóa của tự do và của tự nhiên. Nếu con người biết chiều theo ý muốn của đấng thiêng liêng ấy thì sẽ được giải thoát, được tự do. Căn cứ theo tín ngưỡng này, đấng thiêng liêng đã có đủ uy lực,có thể hoán chuyển tất yếu (fatalism) thành tự do. Nói cách khác, đấng thiêng ấy phải có phép lạ đó khi con người thành khẩn cầu xin.

Và, bất luận xưa hay nay, đây là hình thức tôn giáo thịnh hành nhất. Cho nên người ta định nghĩa tôn giáo là sự kết hợp hay quan hệ giữa Thần và Người. Thế nhưng chúng ta cần ghi nhận rằng đó chỉ là một hình thức tôn giáo, chư không nên cho nó là một điều kiện tất yếu của tôn giáo. Vì,như nói trên, nguồn gốc của tôn giáo là yêu cầu kết hợp giữa ”cảm nhận mất tự do” và ”mong cầu giả thoát”.

Và, nếu bằng chi thức co được từ kinh nghiệm,nhận thấy rằng các thần thánh không thể thỏa mãn yêu cầu tôn giáo, mà chính tôn giáo có thể thỏa mãn, thì Phật giáo là một tôn giáo. Thật vậy, nếu tôn giáo bắt nguồn từ sự mâu thuẫn bất hợp lý của nhân sinh, mà cố gắng hợp lý hóa những yếu tố bất hợp lý đó bằng một Nhân Cách Thần toàn năng toàn trí thì không thể toại ý được. Do đó mà Đức Phật đã không coi trọng phương cách dùng vị Nhân Cách Thần làm đối tương tôn giáo. Thật ra, Phật giáo cho rằng có một vị Thần nào đó vượt ngoài những hạn chế của tự nhiên.

Đức Phật đã không coi trọng phương cách dùng vị Nhân Cách Thần làm đối tương tôn giáo.

Đức Phật đã không coi trọng phương cách dùng vị Nhân Cách Thần làm đối tương tôn giáo.

Nét đặc trưng của Phật giáo

Từ chỗ biết rõ sự mâu thuãn nhân sinh kia, nguồn gốc của mọi nhiễu phiền bất toại (dukkha), là do nơi ước vọng  mong cầu có được một cuộc sống vô hạn với yêu cầu giải thoát,tất cả những thứ này đều phát sinh từ nội tâm của ta; như vậy thì giải quyết tôi hậu tất nhiên phải tìm ngay trong tự tâm, thay vì đi tìm nơi một đáng siêu nhân nào đó. Và nền tảng cơ bản về mặt tôn giáo của đức Phật là sự phản tỉnh tự tâm.

Bài liên quan

Như nhiều người đã biết lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: ”hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi; hãy tự mình là nơi nương tựa cho mình nương tựa nơi tránh pháp,tránh chứ đừng nương tự vào nơi nào khác”. Những lời này là minh chứng rõ ràng;và từ đáy về sau lập trường về Phật giáo đều lấy đó làm chủ hướng quán thông. Điều này cũng có nghĩa là ,theo Phật giáo,người thế nhập được sinh mệnh vô hạn quyết không thể dựa vào phương pháp ‘biểu tượng hóa tích cực’ (qua hình ảnh Thần) mà tìm cầu được; trái lại phải bắt đầu giải phóng những hạn chế, cho nên phải bắt đầu từ cái cá thể bất hợp lý của ngã chấp, ngã dục để giải phong chính mình. Và khi thải nghiệm được sinh mệnh vô hạn thì tự minh biến thành nội dung của sự thể nghiệm ấy.

Đó là lập trường mới do Đức Phật đề ra. Nói một cách đơn giản thì:lập trường của Phật giáo là ’giải thoát’ (khỏi những hữu hạn của tự nhiên) là mục đích, và đằng sau đó dự phóng một  định mệnh vô hạn (cuộc sông tự chủ tuyệt đối) những cái’vô hạn sinh mệnh’ ấy chỉ được thể hiện nội tại chứ không biểu tượng hóa- có thể đây là một hình thức tôn giáo, tuy thần bí nhưng rất hợp lý và thực tiễn.

Phật giáo cho rằng có một vị Thần nào đó vượt ngoài những hạn chế của tự nhiên.

Phật giáo cho rằng có một vị Thần nào đó vượt ngoài những hạn chế của tự nhiên.

Bài liên quan

Các tôn giáo phổ thông xem ‘ sinh mệnh vô hạn’ như là sai ở bên ngoài, biến nó thành một hình thái nhất định với biểu  tượng là Thần (Thượng đế, Gog/Dieu/jehovah/Alah/Brahmah…). Phật giáo tuy lấy giải thoát làm tiêu biểu bên ngoài thế giớ hữu hạn nhưng vẫn không biểu tượng hóa cái ‘sinh mệnh vô hạn’. Nếu nói một cách miễn cưỡng thì đem ‘không’ vào nội tâm – tất cả đều quy về ‘một tâm’ (duy tâm). Đó là lập trường độc hữu của Phật giáo. Thế nhưng, đối với những người chưa thể nhiệm được giáo lý thâm ảo đó thì không khỏi có cảm giác hoang mang cho nên tùy thuận theo đà tiến triển của tư duy mà đem Chân Không biểu tượng thành Diệu Hữu; và, để thích ứng với đường lối này, Phật giáo đã đưa ra nhiều danh từ như ‘Pháp Thân’ ‘Chân Như’, ‘Tịnh Độ’ v.v. tư tưởng này có tuy có nhiều biền hóa nhưng tựu trung, theo ý tưởng theo căn bản, thì tất cả chỉ là những phương pháp giúp khai thác triệt để vùng đất kì nội tâm.

Theo cách phân tích và quan sát trên, người ta không thể không thừa nhận rằng Phật giáo, về mặt tự lực, nơi mục tiêu thỏa mãn yêu cầu tôn giáo, trong bản chất, là một tôn giáo hoàn toàn sung thực. nếu muốn so sánh với quan niệm Thần và Người của các tôn giáo khác thì: tương đương với Thần là ’Niết -bàn’, ’Không’, ’Pháp’;còn tương vói Người thì xem ‘ngã dục’ là trung tâm khiến chi tự tỉ phải khổ đau trong cuộc sống mâu thuẫn, những cái’ngã dục’đó lại cũng luôn luôn hướng đến một cuộc thoát ly, nỗ lực giải phóng tự kỷ để thể hiện để thể nghiệm cho thế giới uyệt đối tự do (‘Niết –bàn’, ’Pháp giới’,’ Phật giáo’). Nhưng đối với Phật giáo, cũng Thần Người trong các tôn giáo hoặc khách quan hoặc chủ quan tất cả đều do”Một Tâm” của con người, nghĩa là do nơi tự tâm con người để tìm cầu sự siêu việt. Và cái cảnh giới siêu việt đó nhất trí với nội tâm đây là hình thức tôn giáo đặc trưng nhất mà Đức Phật đề ra.

Có thể nói Phật giáo là một tôn giáo đã được thành lập theo phương pháp tâm lý tôn giáo chân chính và vĩnh viễn bất diệt.

Có thể nói Phật giáo là một tôn giáo đã được thành lập theo phương pháp tâm lý tôn giáo chân chính và vĩnh viễn bất diệt.

Ngắn gọn, trong tôn giáo tất  phải có hai phương diện tiêu cực và tích cực chung không thể tách rời nhau. Các tôn gióa phổ thông thì từ mặt lý tưởng ( tuyệt đối-tích cực) tiến đến hiện thực (tương đôi-tiêu cực); nhưng đặc trưng của Phật giáo thì ngược lại: đi từ hiện thực đến lý tưởng. Mà ngày nay, khi hầu hết các tôn giáo Thần quyền đang đi dần vào bóng  tối thì Phật giáo, vì có những đặc tính nêu trên vẫn được loài người ngưỡng mộ và phát triển mạnh mẽ. Có thể nói Phật giáo là một tôn giáo đã được thành lập theo phương pháp tâm lý tôn giáo chân chính và vĩnh viễn bất diệt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm