Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự khác biệt giữa vi diệu pháp và duy thức luận (II)

Về hình thức và cơ cấu vi diệu pháp và duy thức học gần giống nhau nhưng về áp dụng triết lý tâm lý học thì khác nhau rất xa.

Tâm lý học qua các luận tạng

Vi diệu pháp là một tạng luận theo Phật giáo Nguyên Thủy do Xá Lợi Phất giảng lời Phật giảng trên cõi trời Đâu Lợi cho mẹ ngài. Còn có tên là A tỳ Đàm, A tỳ Đạt ma, Thắng Pháp thuộc bộ phái Thượng tọa bộ. Xin xem bài viết: Tôi học tạng Vi diệu pháp cùng tác giả.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Duy thức luận: Trước khi có duy thức luận thì có câu xá luận, cả hai đều do Thế Thân cùng người anh là Vô Trước soạn thảo vào thế kỷ thứ 5, sau rất xa Vi diệu pháp và thuộc Nhất thiết bộ còn Vi diệu pháp thuộc Thượng Tọa bộ. Theo Hòa thượng Thích Viên Giác duy thức luận tóm lược như sau:

Câu xá luận: (Abhidharma- Kosa)

Câu xá luận do Ngài Thế Thân (Vasubhandhu) soạn vào đầu thế kỷ thứ 5, khá trễ so với Thắng pháp. Câu xá luận là bộ luận đúc kết tư tưởng của các luận thư thuộc bộ phái Nhất thiết hữu bộ, một bộ phái có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Phật giáo.

Dựa trên giáo lý Tứ Đế, năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, Câu xá luận thiết lập hệ thống luận lý của mình: "Ngã không pháp hữu".

Các pháp được phân biệt theo Câu xá luận thành 5 lãnh vực: Sắc pháp, tâm vương, tâm sở, tâm bất tương ưng và vô vi pháp.

Sắc pháp có 11: gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan và vô biểu sắc.

Tâm vương: là khả năng nhận thức, chỉ có một (bao gồm cả 6 thức).

Tâm sở: các hiện tượng tâm lý gồm 46 pháp.

Tâm bất tương ưng hành có 14: là những pháp tạo tác từ sắc và tâm.

Vô vi pháp có 3: là những pháp không có điều kiện gồm Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi, và Hư không vô vi.

Như vậy nói vắn tắt các pháp có 2: Một là hữu vi. Hai là vô vi. Năm uẩn bao hàm hết 72 pháp hữu vi: Sắc 11, Thọ 1, Tưởng 1, Hành 58, Thức 1 (tâm vương).

Sự khác biệt giữa vi diệu pháp và duy thức luận (I)

Về mặt tính chất cũng phân chia tâm lý theo các lãnh vực khác nhau:

Đại địa pháp có 10: tương đương với biến hành tâm sở.

Đại thiện địa pháp có 10: tức là các tâm lý tốt đẹp, hiền thiện.

Đại phiền não có 6: tương đương với các căn bản phiền não trong Duy thức và bất thiện tâm sở của Thắng pháp.

Đại bất thiện có 2: tâm lý bất thiện phổ biến như vô tàm, vô quý.

Tiểu phiền não có 10: tương đương với tuỳ phiền não.

Bất định pháp có 8: là những tâm lý không định rõ là thiện hay ác.

Duy thức học:

Hệ thống duy thức thuộc Đại Thừa, nhưng do Ngài Thế Thân phát triển và hoàn chỉnh nên phân tích tâm lý vẫn dựa trên cơ sở Câu xá luận, chỉ có sự khác biệt là sáng tạo thêm 2 thức là thức thứ 7 (Mạt na) và thức thứ 8 (A lại da). Duy thức coi thức A lại da là thức căn bản.

Các pháp được phân thành 5 lãnh vực giống như Câu xá, gồm có:

Sắc pháp có 11.

Tâm vương có 8.

Tâm sở có 51.

Tâm bật tương ưng hành có 24.

Vô vi pháp có 6.

Tính chất khác nhau của hiện tượng tâm lý được chia ra 5 nhóm:

Biến hành có 5.

Biệt cảnh có 5.

Thiện tâm có 11.

Căn bản bất thiện có 6.

Tuỳ phiền não có 20.

Bất định có 4.

Sự khác biệt vi diệu pháp và duy thức luận

su-khac-nhau-giua-vi-dieu-phap-va-duy-thuc-hoc-2

So sánh với Thắng pháp (vi diệu pháp) và Câu xá luận, Duy thức có những điểm tương đồng và dị biệt như sau:

Tâm vương: Duy thức có 8, Câu xá có 1 (bao gồm 6 thức), Thắng pháp có 89 (hay 121). Câu xá cho là một vì nhìn về tâm vương một cách tổng quát còn Thắng pháp thì nhìn một cách chi tiế . Riêng đối với Duy thức tăng thêm 2 tâm vương Mạt na và A lại da, bởi lẽ:

1. Mạt na:

Ý thức hoạt động mặt nổi với các đối tượng bên ngoài hay bên trong, và có lúc ý thức không hoạt động như trường hợp ngũ say, chết giấc. Vậy phải có thức tồn tại liên tục làm nền tảng cho ý thức hoạt động khi đủ điều kiện (như thức dậy). Thứ đến thức làm nền tảng ấy phải có những tính chất gần gũi với ý thức và ít nhất cũng phải có những dấu hiệu để nói lên sự có mặt của nó.

Thức Mạt na sẽ giải quyết 2 vấn đề trên. Đối với vấn đề làm chổ dựa cho Ý thức thì Mạt na còn có cái tên khác là ý căn (căn cứ của ý thức), từ ngữ ý là dịch từ Manar mà ra. Luận Câu xá đã giải quyết vấn đề chổ dựa của ý thức là ý căn, gọi ý căn là tâm vương. Ý căn không chỉ làchổ dựa của Ý thức mà còn là chổ dựa của 5 thức cảm giác (nhãn thức... ). Ý căn có 2 khả năng: Một là làm nối tiếp sinh mạng. Hai là tự tại vận hành dẫn dắt chúng sinh đi vào lục đạo. Khái niệm về ý căn là phát triển rộng hơn từ khái niệm Hữu phần thức (Bhavanga) của Thắng pháp, đến Duy thức thì Ý căn được chuyển mình thêm một bước thành Mạt na, nó mang thêm chức năng mới đó là năng lực chấp ngã.

Chấp ngã hay là bản năng tự vệ nằm sâu trong tiềm thức của con người nhưng nó cũng biểu hiện rõ nơi các hiện tượng tâm lý: Tính cố chấp, ngã mạn, bảo thủ, vướng mắc... chấp ngã là dấu hiệu của thức Mạt na, và chấp ngã là cái tồn tại liên tục và tức thời.

2. A lại da:

Nếu ý thức là hoạt động tâm lý mặt nổi và Mạt na là căn cứ của ý thức với tính chất chấp ngã. Vậy có cái ngã nào cho Mạt na chấp thủ và có cái gì lưu trữ toàn bộ hoạt động của than, khẩu, ý và sự vận động của nhân quả, nghiệp báo như thế nào? Thức A lại da là một năng lực bảo tồn tất cả mọi năng lực của sự tồn tại. A lại da là thức tổng thể và rất khó nhận thức thành lập thức thứ 8 Duy thức mở ra được lối thoát cho hệ thống tâm lý học Phật giáo - vấn đề Niết bàn - vô vi:

Vi diệu pháp đưa ra 2 pháp Niết bàn là Hữu dư y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn. Câu xá luận thì chia thành 3 pháp vô vi: Hư không vô vi, Trạch diệt vô vi, và Phi trạch diệt vô vi.

Hư không vô vi: Hư không, gọi là vô ngại, tính không chướng ngại vật khác và không có vật nào chướng ngại mình, hư không vô vi là thể tánh của mọi vật phi nhân duyên.

Trạch diệt vô vi: Trí tuệ giản trạch đoạn trừ lậu hoặc thành tựu Niết bàn. Niết bàn ấy phi nhân duyên.

Phi trạch diệt vô vi: các pháp không đủ duyên nên không tồn tại, không tồn tại nên không huỷ diệt. Nó không được trí tuệ giản trạch nên gọi là phi trạch diệt.

Như vậy Câu xá đưa vào hư không và phi trạch diệt, còn trạch diệt vô vi tương đương với Niết bàn.

Duy thức tăng thêm 3 pháp vô vi là: Bất động diệt vô vi, là trạng thái bất động của thiền thứ tư. Thọ tưởng diệt vô vi, là định diệt thọ tưởng của vị A La Hán, và chân như vô vi là pháp chân thật, là Niết bàn.

Tuỳ theo quan điểm mà pháp vô vi tăng hay giảm nhưng điều chung nhất đều coi Niết bàn là pháp vô vi.

Các sự khác biệt không phải là đối kháng, ngoài ra Sắc pháp và Tâm sở không khác nhau mấy, phần lớn là tương đồng.

Tôi theo Phật

Kết luận

So sánh sự khác biệt giữa vi diệu pháp và duy thức luận khác nhau về thời gian, người giảng và xuất xứ, một bên là Nguyên Thủy một bên là Đại Thừa. Sự khác biệt nhau là số lượng, thêm bớt tâm và thức. Duy thức thêm thức số 7 Mạc Na Thức và số 8 A lại Da thức. Phần Niết Bàn khác nhau hoàn toàn. Chúng ta rút ra bài học này được cốt tủy lợi ích gì? Tu tập cả hai đều lấy Tâm làm cốt lõi và có tâm vương và Tâm sở. Vi diệu phá cố gắng kết nối Tâm vương Tâm sở vào Tứ Diệu Đế 12 nhân duyên và ngủ uẩn với khía cạnh thực tiễn và giới luật. Học vi diệu phá chúng ta biết đâu là tâm thiện để phát huy, đâu là tâm ác để dừng lại huỷ bỏ. Đâu là cơ bản của tâm theo Tứ Diệu Đế và ngủ uẩn 12 nhân duyên để mà tận diệt lậu hoặc tham sân si gây khổ. Đâu là con đường đi đến hạnh phúc thực tế trong cuộc sống qua các tâm vương và tâm sở với tính chất của chúng.

Về hình thức và cơ cấu vi diệu pháp và duy thức học gần giống nhau nhưng về áp dụng triết lý tâm lý học thì khác nhau rất xa. Một bên là Nguyên Thủy áp dụng thực tiễn đời sống bằng biết tâm thiện tâm ác. Một bên là biết triết lý căn bản của tâm thiện tâm ác và sự biến đổi vận hành của chúng theo nghiệp và theo nguyện lực để đầu thai kiếp sau của Đại Thừa. Vi diệu pháp thực hành như là giới luật ngăn cấm chặt đứt diệt bỏ thân khẩu ý khi chúng ló hiện ra. Về Đại Thừa duy thức luận thì đi xa hơn nhiều. Thức số 7 là Mạc Na là thức về cái Tôi ngả chấp khi sinh ra đã có hiện hữu. Thức nầy trung chuyển giữa thức số 6 và thức số 8 Tàng Thức trữ lại các chủng tử do ý thức đi vào, cộng thêm cái ngã mà thành. Chúng cũng giống nhau về thiện ác hay vô ký hay đạo pháp tu tập tàng trữ thành từng tầng do huân tập chín mùi từng sắc na qua bao nhiêu kiếp. Tầng tâm thức này chính là năng lượng thành một lực gọi là nghiệp lực và nguyện lực.

Năng lượng này sẽ bị hút theo quy luật positive hút negative vật lý lượng tử trong vũ trụ mà hình thành sự đầu thai tái sinh theo đó thức số 7 là cầu nối với thức số 8 đi đầu thai. Theo đó tu học thức số 7 là cái tôi cái ngã thì kiểm tra kiềm chế nó khi hiểu sự vô ngã của nhân và vô ngã của pháp. Duy thức luận còn có 3 tự tánh là biến kế sở chấp, y tha khởi và viên thành thật là kết luận của duy thức luận. Kết luận nầy phù hợp với Bát Nhã Tánh Không đưa đến Chân không diệu hữu. Viên thành thật là cái hữu chân thật viên mãn chính là Chân như Phật tánh mà Đại Thừa xiển dương do Bồ Tát Mã minh trong Đại Thừa khởi tín luận. Từ khi có uy thức luận ra đời là phát triển sâu rộng về Tâm thức thì các kinh Đại Thừa đều nói về tâm là điều phục tâm, thanh tịnh tâm, nhất thiếc duy tâm tạo qua các kinh Kim Cang, Hoa Nghiêm Lăng Nghiêm, Lăng Già ,Pháp Hoa,  Niết Bàn...

Tóm lại tuy hình thức cơ cấu vật lý của hai tạng vi diệu pháp và uy thức luận đều gần giống nhau nhưng tư duy triết lý áp dụng tu tập khác nhau rất xa. Một bên Nguyên Thủy đi về hiện tượng còn một bên đi về bản thể. Đại Thừa có Tánh Không và Duy Thức làm nền tảng cho các kinh các luận các phép tu tập mang nặng triết lý tâm lý học, để lấy đó làm cội nguồn của tri kiến Phật, có biết về cội nguồn thi tánh giác loé ra dễ dàng hơn, ngộ đạo thành đạt. Nguyên Thủy và Đại Thừa đều cùng chung một mực địch giải thoát, chỉ khác nhau về thực tiễn và triết lý, về hiện tượng với bản thể, về tâm lý học ứng dụng khác nhau do lối tư duy quán chiếu khác nhau. Diễn đạt sự khác nhau này như hai lối đi, một bên từ lá cây đi dần xuống rể cây và một bên là rể cây đi lần ra lá cây. Hiện tượng đi dần đến bản thể và ngược lại. Chúng ta học hai tạng vi diệu pháp và duy thức luận để nắm biết kỹ hai lề lối khác nhau này mà quán chiếu trong lúc thiền định. Tu theo vi diệu pháp chúng ta quán uẩn hành mỗi ngày gồm thân khẩu ý vận hành theo tâm thiện ác và vô ký không thiện không ác, để cắt bỏ dừng lại hay sám hối nếu đã làm. Tâm thiện ác vô ký này có gần 300 tên loại khác nhau. Tu theo duy thức luận thì chúng ta thiền định quán chiếu A lại Da thức, nơi đó các chủng tử đã lâu đời kiếp, sâu dầy thành từng tầng tâm thức bao gồm thiện ác vô ký, đồng thời quán các chủng tử mới trong hiện tại hằng sắc na đi vào Tàng Thức này. Đồng thời cấy vào Tàng Thức chủng tử tu tập Phật dạy mỗi sắc na theo Đại Thừa hay niệm Phật A Di đà, các chủng tử này sẽ lập thành từng tầng với đầy đủ năng lượng (energy). Tất cả sẽ thành một nghiệp lực, một nguyện lực, một tu tập lực để dẫn ta đi đầu thai kiếp sau hay về cõi Tịnh Độ học tập tiếp hay giải thoát được luân hồi. Vật lý lượng tử ngày nay cho rằng vũ trụ con người đều dưới 2 dạng: dạng hạt và dạng sóng. Dạng hạt là có hình tướng sờ thấy được còn dạng sóng là năng lượng có tần số cuờng độ và năng lượng. Khi ta sống thì dạng sóng đó là tụ tập ở não bộ của ý thức và khi ta chết thì nó tàng trữ trong A lại Da thức để đi đầu thai. Tư duy nầy hợp lý với vi diệu pháp và duy thức luận vì đó là Tâm.

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Tài liệu tham khảo: Hòa thượng Thích Viên Giác về tâm lý học Phật giáo, Tỳ kheo Giác Chánh về Luận Tạng Vi Diệu Pháp, Wikipedia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Nghiên cứu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

"Ta bà thế giới" là gì?

Nghiên cứu 09:43 20/04/2024

Trong dân gian có cụm từ "đi ta bà thế giới", thường được hiểu là đi khắp nơi, song nhiều người không hiểu "ta bà" là gì.  

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Nghiên cứu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Nghiên cứu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Xem thêm