Thứ năm, 15/04/2021, 12:00 PM

Sự khác biệt giữa vi diệu pháp và duy thức luận (I)

Chúng ta thường biết là vi diệu pháp là tạng của Nguyên Thủy áp dụng tu học ngày nay rất phổ biến. Tạng này cũng nói về tâm và nghiên cứu sâu rộng. Riêng Đại Thừa thì có duy thưc luận cũng tương tự chỉ khác là có 2 thức mạc na thức số 7 và tạng thức số 8. 

Vi diệu pháp là do Xá Lợi Phất giảng còn duy thức luận là do Vô Trước Thế Thân giảng, tất cả đều do Bồ Tát mở rộng ra mà thôi và là luận tức là luận bàn do qui từ nhiều kinh lại và không do Phật giảng. Xá lợi Phất giảng vi diệu pháp do Phật giảng trên cõi trời cho mẹ của Phật còn Vô Trước Thế Thân giảng là do Phật Di Lạc giảng cũng trên cõi trời. Bài viết này chủ yếu đưa ra khái luận về tâm thức theo Nguyên Thủy và Đại Thừa dựa vào phân tâm học ngày nay. Chúng ta nghiên cứu trên căn bản tâm lý học về tạng vi diệu phápduy thức luận.

Diệu dụng của Bát nhã

Lịch sử

Triết học Phật chia ra 3 thời kỳ: Nguyên Thủy, Bộ Phái, Đại Thừa.

Nguyên Thủy là thời kỳ đức Phật còn tại thế, mọi kinh đều do Ananda nhớ kể lại tôi nghe như vầy.

Bộ phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập diệt kết tập lần thứ 1, 2,3 chia hai bộ phái chính là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ cùng các bộ phái nhỏ khác thành 20 bộ phái. Kế đến thời kỳ Đại Thừa Phật giáo truyền sang Trung Hoa mở rộng các kinh gọi là Đại Thừa được dẫn giải là lời Phật giảng cho các vị trưởng lão tu Bà La Môn sang tùng phục dưới đức Phật. Vì thế không do Ananda kể lại mà do các vị trưởng lão nhớ viết ra. Đại Thừa vì do trưởng lão đã tu tập ở Bà La Môn nên đức Phật giảng có chiều triết lý sâu xa rộng rãi và có trình độ hơn giảng cho đại chúng và bằng tiếng sankrit thay vì bằng tiếng Pali của Nguyên Thủy.

Đại Thừa là triển khai Nguyên Thuỷ sâu rộng hơn có cải biến tùy theo các phái và những vấn đề mà đức Phật từ chối trả lời gọi là im lặng sấm sét thì Đại Thừa mang ra bàn luận giải thích. Vấn đề im lặng sấm sét ấy là triết lý trừu tượng siêu hình như chết rồi đi về đâu? Vũ trụ này thành hình như thế nào? Từ đó vấn đề tâm lý Phật giáo được thành hình theo trào lưu tiến hoá của thời đại. Vấn đề tâm lý Phật giáo đó đưa đến tính Không Trung Quán Luận của Long Thọ và tạng vi diệu pháp cùng duy thức luận của Vô Trước Thế Thân. C.G.Jung một nhà tâm lý phuơng tây nổi tiếng về nghiên cứu Phật giáo kết luận rằng: Cốt tủy giáo thuyết của đức Phật là sự giải phóng khổ đau bằng sự phát triển tâm thức đến mức cùng cực. Như vậy con đường từ Long Thọ cho đến Vô Trước Thế Thân cũng chỉ là con đường của Nguyên Thủy đồng một chủ trương là con đường giải thoát. Phật báo nước biển có vị mặn, đạo ta có vị giải thoát là vậy.

Theo lịch sử Phật giáo thì vi diệu pháp được Đức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Đạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên - Tāvatiṃsa) với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo một vài học giã thì vi diệu pháp không phải do chính Đức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Đại Đức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Đúng theo truyền thống thì chính Đức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Đầu đề (Mātikā) hay nồng cốt Nguyên Thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) ...".Trong 6 tập của Tạng Diệu Pháp (trừ tập Ngữ Tổng - Kathāvatthu - do Ngài Mục Kiền Liên (Moggallanaputta) viết; cũng có thuyết cho rằng tập này do chính Đức Phật thuyết nhưng Ngài Moggallana thêm vào 500 câu) đều do Đức Phật thuyết và Đại Đức Xá lợi Phất (Sārīputta) được danh dự giảng rộng và sâu vào chi tiết.

Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chúng ta không cần phải biết là vi diệu pháp có phải do chính Đức Phật thuyết hay không mà chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó chính là người giác ngộ (hay Phật) và chỉ người nào hiểu được lẽ thật, người đó mới nói lên được sự thật.

Nền tảng của giáo lý Duy thức được phát triển bởi Di-lặc (彌勒) và hai anh em Thế Thân, Vô Trước, trong những luận giải như Câu-xá luận (zh. 倶舎論, sa. abhidharma-kośa-bhāṣya), Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṃśikā vijñaptimātratāsiddhiḥ), Nhiếp Đại Thừa luận (zh. 攝大乘論, sa. mahāyānasaṃgraha), Du-già sư địa luận (zh. 瑜伽師地論, sa. yogācārabhūmi-śāstra). Giáo lý Duy thức cũng được trình bày rõ trong kinh Giải thâm mật (sa. saṃdhinirmocana-sūtra) và kinh Thắng Man (sa. śrīmālā-sūtra).

Nhiếp Đại Thừa luận ghi:

"Các (đối tượng của) thức ấy đều do (ý) thức tạo nên vì vốn (ngoài tâm) không có cảnh trần nào cả. Chúng chỉ như mộng"..

Duy thức tông: Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại Thừa do hai Đại sư Vô Trước(zh. 無著, sa. asaṅga) và người em là Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 tay lich. Các đại biểu khác của phái này là Bandhusri (Thân Thắng), Citrabhàna (Hỏa Biện), Gunamati (Ðức Tuệ), Dignàga (Trần Na), Sthiramati (An Tuệ), Dharmakīrti (Pháp Xứng, học trò của Dignàga), Silabhadra (Giới Hiền, học trò của Dharmapàla). Silabhadra tuyên bố rằng giáo nghĩa của Vô Trướcvà Thế Thân là "trung đạo giáo", là cao hơn giáo nghĩa Nguyên Thủy (Phật giáo Nguyên Thủy) và "không giáo" của Long Thọ.

Khi sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch các bộ luận chính của Duy thức tông ra tiếng Hán, phái Pháp tướng tông (phái tìm hiểu bản tính và hình dạng của các pháp) hình thành ở Trung Quốc và lan tỏa ra một số nước Đông Á.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phân tâm học: Là một chuyên ngành của tâm lý học, là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu liên quan đến việc nghiên cứu tâm trí vô thức, cùng tạo thành một phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần, một phương pháp lâm sàng để điều trị bệnh lý tâm thần thông qua đối thoại giữa bệnh nhân và nhà tâm lý học. Ngành học được thành lập vào đầu những năm 1890 bởi nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud, người đã giữ lại thuật ngữ "psychoanalysis" cho trường phái tư tưởng của riêng mình, và một phần xuất phát từ công trình lâm sàng của Josef Breuer và những người khác. Phân tâm học sau đó được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu là bởi các sinh viên của Freud, chẳng hạn như Alfred Adler và cộng sự của ông, Carl Gustav Jung, cũng như bởi các nhà tư tưởng Freud mới, như Erich Fromm, Karen Horney, và Harry Stack Sullivan. Phân tâm học cho rằng con người có phần thức như một tảng băng. Phần nỗi trên mặt biển là nhỏ chóp bu là ý thức. Phần chìm kế đó to lớn là tiềm thức. Còn lại phần to lớn sâu rộng dưới tảng băng là vô thức. Nơi đây là có đạo đức, có ngã ego, có vô ký không thiện không ác. Phần vô thức nầy kiểm soát hết phần tiềm thức và ý thức. Phần đạo đức gọi là superego, phần ngã cái tôi là phần ego và phần ID là vô ký không thiện không ác. Nhìn chung người ta so sánh Phân tâm học với duy thức luận thì thực số 7 Mạc Na Thức tương ứng với tiềm thức và Tàng Thức tương ứng với Vô thức. Nhưng nhiều người không đồng ý điều so sánh nầy.

Tôi tụng Bát Nhã Tâm Kinh

Tâm lý học theo nguyên thủy

Tâm lý học Phật giáo qua giáo lý Nguyên thuỷ là tâm lý học ứng dụng vào thực tiển của đời sống chứ không phải là những lý luận khô khan, siêu hình, mục đích là:

- Cung cấp phương pháp nhận thức về con người chính mình.

- Tìm cách thay đổi tình trạng đau khổ do rối loạn tâm lý.

- Giúp con người định hướng tư duy và hành động để đem đến sự chân thiện cho đời sống.

- Giúp con người đi sâu vào đời sống nội tâm để giải phóng những ức chế tâm lý, những kết tụ của các năng lượng khổ đau và vô minh. Xét về Nguyên Thủy căn bản là Tứ diệu Đế, 12 nhân duyên và Ngũ uẩn.

- Tứ Diệu Đế: 4 đạo đế có khổ đế và tập đế, diệt đế, đạo đế. Tâm lý học áp dụng là hiểu thấu khổ đế là tham sân si là lậu hoặc để diệt đế bằng đạo đế là Bát Chánh đạo. Tức là đoạn trừ tâm lý bất thiện và phát triển tâm lý thiện chính là đạo đức học và giải thoát học.

- 12 nhân duyên: Từ vô minh sinh hành, như vậy duyên sanh theo chiều thời gian, còn có chiều không gian cho 12 bước sinh khởi. Chú ý đến vô minh, hành rồi thức và thọ, ái, thủ là mắt xích cốt tủy của nhân duyên. Tuy là kể ra 12 bước tiếp nối nhưng thật ra chúng xảy ra cùng một sắc na nhanh và như là cùng một lúc. Tâm lý học áp dụng là sự cảm thọ với ái thủ là điều căn bản của sự khổ, và thức là điều đưa đến cái ngã cái tôi mà duy thức sau này đào sâu vào gọi là Mạc Na Thức là thức chấp thủ ích kỷ sau chữ ái là động lực vô minh. Tâm lý học áp dụng vì con người cần sống hạnh phúc. Mà hạnh phúc và niềm bất an thường đi đôi đưa đến tâm lý khủng hoảng bị áp lực hay chán chường thất vọng. Hoc Phật pháp là để mưu tìm hạnh phúc trong hiện tại và kiếp sau. Nên hiểu rõ Tứ Diệu Đế 12 nhân duyên và ngủ uẩn để giải quyết trực tiếp khổ và diệt khổ.

- Ngũ uẩn: Tâm lý áp dụng vào ngũ uẩn rất quan trọng vì con người hạnh phúc nhất là không còn sợ chết. Mà hiểu rõ ngũ uẩn và học cách trả ngũ uẩn về cho ngũ uẩn trong hư không là điều căn bản của hạnh phúc không sợ chết. Vật lý là 5 uẩn và tâm lý là cảm giác, tri giác, ý chí và nhận thức là 4 khía cạnh tâm lý. Vị trí 4 yếu tố tâm lý nầy tùy theo chiều thời gian hay không gian mà tìm hiểu. Thời gian thì cảm giác có trước rồi kế đến tri giác, ý chí và cuối cùng nhận thức. Về không gian thì cảm giác ở phần ngoài đi vào trong là tri giác ý chí và thức đi vào sâu đáy. Chúng ta gom sắc và 4 uẩn còn lại là tâm thì vật lý và tâm lý là luôn luôn kết hợp là một bất khả phân ra. Khi chúng ta chú tâm vào cảm giác thì 4 phần còn lại hiện ra ngay là vật lý (sắc) tri giác ý chí nhận thức. Sống hạnh phúc là chủ tâm vào cảm giác nên tác dụng tích cực vào dòng tâm thức là đây.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức là thế nào?

Tri giác là biết đối tượng ngoài hay trong là kinh nghiệm, kinh nghiệm là biết cái gì đã có và đang có đối chiếu với cảm giác. Có khi tri giác có trước có khi có sau cảm giác. Thí dụ cảm giác khi đụng chạm đối tượng có trước rồi tri giác sướng khổ có sau hay ngược lại do tri giác có trước biết sướng khổ mà thực hiện đạt cảm giác sướng khổ có sau. Việc nầy liên quan đến tạo nghiệp là vậy. Tâm lý học áp dụng về cảm giác và tri giác dựa vào nhau có cái mạnh có cái yếu tùy theo điều kiện.

Yếu tố thứ 3 là hành là nguồn gốc tạo nghiệp do thân khẩu ý. Hành là tâm lý mạnh nhất xác định có chủ ý quyết định như ham muốn, giận dữ, thương ghét tạo ra hậu quả là nghiệp nên Hành là động lực sâu kín vận động của hệ tâm lý theo xu hướng tích trữ, sâu kín mà ý thức khó mà kiểm soát được vì chúng là bản năng là tự phát. Vì thế Hành là tâm lý cá nhân không ai giống ai.

Tâm lý thứ 4 là thức. Thức là bản chất của tâm lý học điều hành cảm giác tri giác và ý chí. Vì thức là bản chất còn các loại khác là hiện tượng tâm lý mà thôi. Nhận biết đối tượng là do thức nên còn gọi là tâm vương còn các hiện tượng tâm lý là tâm sở. Nhờ có thức mà cả hiện tượng tâm lý mới thành hình. Trong tâm lý học thường chia ra bản chất và hiện tượng. Cả hai đều luôn luôn đi kèm nhau gọi là tâm lý và vật lý, chúng không có một chủ thể độc lập riêng biệt nào vì thế nó liên hệ chằng chịt lẫn nhau đưa đến khổ vô thường vô ngã. Đúc kết Phật giáo Nguyên Thủy là tâm lý học thực tiễn áp dụng thực tại, giải quyết trực tiếp khổ vô thường vô ngã để giải thoát sinh tử luân hồi tìm sự hạnh phúc hiện tại và tương lai kiếp sau. Vì vậy tâm lý học Nguyên Thủy là đơn giản trực tiếp và thực hành với cảm giác tri giác ý chí và thức, với tiêu chỉ là không làm điều ác, phát triển làm điều thiện giữ tâm ý trong sạch. Đó là chân lý của hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo: Hòa thượng Thích Viên Giác về tâm lý học Phật giáo, Tỳ kheo Giác Chánh về Luận Tạng Vi Diệu Pháp, Wikipedia.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm