Sự linh ứng và nhiệm màu của câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”
Đạo Phật đến đâu đem đến niềm vui, an lạc đến với tất cả chúng sinh nơi đó. Hàng đại trượng phu giác ngộ cao bỏ được sắc tài danh lợi đi xuất gia làm sa môn để giải thoát để độ chúng sinh, điều đáng trân, đáng quý...
Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền
Nhưng hàng chúng sinh không phải ai ai cũng có thể giác ngộ cao và xuất gia như quý Tăng Ni.
Chúng ta sống trong thế giới Ta Bà này hễ còn là chúng sinh, còn trong đau khổ con trong thiếu thốn, là còn có mong cầu.
Kẻ thiếu phước luôn bỏ ác gắng làm nhiều việc thiện để cầu có phước, người hoạn nạn niệm Phật, Bồ Tát mong cầu cho bình yên, người thiếu thốn cầu được đầy đủ…..Thế nên “Đức Phật Quá Khứ Chánh Pháp Minh” vì thương chúng sinh cõi Ta Bà này thiếu phước mới thị hiện ra hình dáng của người phụ nữ, người mẹ hiền lấy danh hiệu là Quán Thế Âm để quán sát, nghe ngóng tiếng kêu đau thương của chúng sinh khi hoạn nạn, sự thiết tha mong cầu của từng chúng sinh khi niệm đến danh hiệu của ngài thì ngài quán xét ngài sẽ dùng thần lực cho mỗi chúng sinh ấy được toại nguyện (những Phật tử từng niệm danh hiệu Quán Thế Âm đã thấy được sự linh nghiệm chắc hẳn sẽ đồng ý những lời tôi nói ra).
Bởi bản thân tôi cũng thoát qua bao nhiêu là tai nạn, những mong cầu, đã vượt bao khó khăn cũng nhờ niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát.
Lâu nay thường thì chúng ta chỉ nghe kể hoặc xem những chuyện linh ứng nhiệm màu của Quán Thế Âm có trên sách vở chẳng hạn như: “ngày xửa ngày xưa vào thời (nào đó)...
Nhưng hôm nay tôi xin kể quý vị nghe một câu chuyện người thật, việc thật, bên cạnh nhà tôi.
Là phụ nữ đã đến tuổi 37 rồi, cái tuổi mà không còn trẻ nữa, nhưng bé Hiền (tên thường gọi của cô), ở cái xóm Sở Thùng (Bình Thạnh) này ai mà không biết. Có chồng đã trên 15 năm nhưng mang chứng vô sinh, đi khắp các nơi chạy chữa, tốn biết bao nhiêu tiền mong có đứa con nhưng rồi vẫn hoàn không.
Khi nghe và tin được sự linh ứng của Quán Thế Âm, tâm mong cầu có con mới siêng niệm danh hiệu ngài và ấn tống Kinh “Đại Bi tâm Đà La Ni Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm”, cô nhờ tôi biết chỗ đi thỉnh và phân ra cúng các chùa cho nhiều người thỉnh, tâm luôn xưng niệm: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát!”
Sau khi niệm Quán Thế Âm và ấn tống kinh không lâu. Hôm nọ tôi đang ngồi trước cữa, “Bé Hiền” đi ngang qua thấy tôi, cô đến ghé sát tai tôi miệng mỉm cười và nói nho nhỏ:
– “Chú chú…con…con có bầu…. 3 tháng rồi!”
Tôi cũng cũng vui và mỉm cười: “Vậy cháu phải siêng niệm Quán Âm nhiều hơn nữa nghen!”
Và hôm nay cũng trước cữa tôi đang ngồi, bé Hiền đi ngang qua thấy tôi cô ghé lại, trên tay đang bế bé trai mặt tròn như ánh trăng rằm, mắt sáng như sao, trên đầu có 3 giá, bé đã hơn 4 tháng tuổi ai thấy cũng thích, bà con lối xóm quen thân cứ dành nhau bồng bế, nựng nịu.
Khiến tôi nhớ đến đoạn Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn Phật nói:
“Này Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích lớn, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.
Này Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ tát có sức thần như thế!”.
Được sự và đồng ý của cô “Bé Hiền” tôi chia sẻ cùng quý vị sự linh ứng như trên.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm