Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/09/2020, 15:24 PM

Sứ mệnh truyền tải giáo lý Phật đà của Tăng Ni trẻ - Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)

Hoằng dương Chính pháp của Như Lai là nối dài mạng mạch Phật Pháp, đây là nhiệm vụ thiết yếu của Tăng Ni. Trong thời đại ngày nay, vấn đề đưa Phật Pháp vào cuộc sống cần phải có sư hội nhập, thích nghi với hoàn cảnh cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Nhiệm vụ thiết yếu của Tăng Ni trẻ 

Thầy Đào Khai Minh - Thích Ngộ Trí Viên (bên phải) - xuất gia tu học tại Chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, phường 03, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh).

Thầy Đào Khai Minh - Thích Ngộ Trí Viên (bên phải) - xuất gia tu học tại Chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, phường 03, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh).

“Hoằng truyền chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Đây là trách nhiệm và bổn phận chung của mỗi sứ giả Như Lai để báo ơn Phật trong muôn một.

Ngay từ khi mới thành lập giáo đoàn, Đức Thế tôn từng có lời khuyên các đệ tử của mình là: “Các con hãy vì lòng từ bi rộng lớn đi gieo rắc hạnh phúc cho đời. Đừng đi trùng nhau trên một ngã đường. Các con hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả, trong sạch, hoàn toàn và gương mẫu. Hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo trong phần khai triển, và toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự…” – (Kinh Tạp A Hàm, câu 420). Cho nên mỗi một Tăng Ni khi dấn thân phụng sự, đều có ý tưởng và những sáng tạo riêng của mình với công việc hoằng pháp. Tuy nhiên, tất cả vẫn không ngoài mục đích: “xiển dương chính pháp, lợi lạc quần sinh”.

Có thể nói rằng: Đạo Phật là xương tủy, cốt lõi của đời sống tốt đẹp, vai trò của nó cực kỳ quan trọng. Chính Phật giáo đã làm đẹp cuộc đời và hiển bày cho nhân loại hướng đi giác ngộ giải thoát. Tinh thần Phật giáo là: “Bình đẳng”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tính”. Cho nên giữa Phật pháp và thế gian tuy hai mà một không hề có ranh giới cách biệt. Nó được thể hiện rất đẹp ở mỗi Tăng Ni. Như trên chúng ta trình bày, mỗi một tăng ni là một tấm gương sáng truyền tải giáo lý Phật Đà tới tất cả mọi tầng lớp quần chúng.

Tăng ni trẻ với vấn đề tu tập, tiếp cận xã hội

Sư Thích Ngộ Trí Viên hiện nay đang là người thiết kế nội dung khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật, phóng viên, thư ký, MC (người dẫn chương trình) tại chùa Giác Ngộ. Ảnh: Thầy Thích Ngộ Trí Viên trong một buổi quét rác cùng với Phật tử chùa Giác Ngộ.

Sư Thích Ngộ Trí Viên hiện nay đang là người thiết kế nội dung khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật, phóng viên, thư ký, MC (người dẫn chương trình) tại chùa Giác Ngộ. Ảnh: Thầy Thích Ngộ Trí Viên trong một buổi quét rác cùng với Phật tử chùa Giác Ngộ.

Khi được hỏi về vai trò của Tăng Ni trẻ trong việc hoằng pháp, Thầy Thích Ngộ Trí Viên - xuất gia tu học tại Chùa Giác Ngộ chia sẻ: 

Đối với việc hoằng pháp của quý Tăng Ni trẻ trong thời đại ngày nay, có 2 phương diện cần được trau dồi các giá trị đức hạnh mà Đức Phật đã đề cập trong Kinh Đại bát Niết-bàn: “Sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sau khi học hỏi giáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo”.

Khi các vị Tu sĩ có những phẩm chất như vậy, có thể được coi như đạt được phần tự Lợi. Cần nhấn mạnh một điều ở đây là, chúng ta không thể mong đợi việc một Tu sĩ Phật giáo trong thời hiện nay hoàn thành phần tự lợi trong ý nghĩa tuyệt đối. Vì thực tế rằng, các ý tưởng Phật giáo đã thay đổi vì nhiều nguyên nhân. Dù sao, ít nhất là họ đang làm việc hướng tới lý tưởng của Phật giáo. Nếu không, họ không thể thực hiện đúng bổn phận của mình và sẽ không thể đối mặt với những thách thức của xã hội hiện đại và càng không thể mang lại những kết quả mà họ nỗ lực để chiếm được niềm tin của người dân.

Khi phần tự lợi, tức về việc trau dồi đức hạnh, pháp học, phương diện thứ 2 mà quý Tăng Ni trẻ cần trau dồi là pháp hành để có khả năng hoằng pháp trong xã hội hiện đại.

Một vai trò quan trọng khác mà các vị Tăng, ni trẻ có thể tham gia tích cực là những dịch vụ phúc lợi xã hội. Một vấn đề cần sự chú ý ngay lập tức đó là đói nghèo. Nghèo đói là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Cái nghèo không chỉ tước đoạt một trong những đặc quyền xã hội của con người như nhu cầu sống cơ bản, giáo dục, sức khỏe mà còn đẩy con người vào các hoạt động bất hợp pháp, bất chính10. Các vị Tăng, ni trẻ có thể hỗ trợ trong lĩnh vực này bằng cách tổ chức các nhóm phúc lợi xã hội ngay cả ở quy mô nhỏ để tiếp cận người nghèo và khuyến khích những người có khả năng tham gia tích cực vào việc giảm thiểu hay loại bỏ nghèo đói hoàn toàn.

Tăng ni trẻ trên đường học vấn và tri thức

Phật giáo nhập thế và vai trò của Tăng Ni trẻ trong việc hoằng pháp

Trong lịch sử, tư tưởng từ bi và cứu độ, tinh thần nhập thế của Phật giáo đã sớm thể hiện ở việc Phật giáo quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề của cuộc đời.

Bước vào thời hiện đại, Phật giáo nhập thế đã thực sự trở thành một khuynh hướng và ngày càng mang tính phổ quát. Thực tế cho thấy, nhân loại đang trải qua thời kỳ của cách mạng khoa học công nghệ 4.0, với đặc điểm là sự kết nối giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Đây là thời kỳ kinh tế số hóa với trí tuệ nhân tạo được sử dụng ngày càng nhiều, là xã hội quản lý trên cơ sở dữ liệu số toàn thể, công cụ truyền thông hiện đại tức thì và rộng khắp, mạng xã hội rộng lớn hầu như không thể kiểm soát.

Là thời kỳ mà giữa con người và con người không còn bị ngăn cách trong không gian địa lý, nhưng con người lại có phần xa nhau hơn về khoảng cách tình cảm. Trong cách nhìn của Phật giáo, đời sống là cõi trần ai, thì thời nay ta cần gọi nó là cõi trần ai số hóa, và chân lý về sự khổ (khổ đế), cần được mô tả theo một cách thức mới.

Tinh thần Phật giáo là: “Bình đẳng”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tính”. Cho nên giữa Phật pháp và thế gian tuy hai mà một không hề có ranh giới cách biệt. Nó được thể hiện rất đẹp ở mỗi Tăng Ni. Ảnh: Thầy Thích Ngộ Trí Viên trong một buổi quét rác cùng với Phật tử chùa Giác Ngộ.

Tinh thần Phật giáo là: “Bình đẳng”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tính”. Cho nên giữa Phật pháp và thế gian tuy hai mà một không hề có ranh giới cách biệt. Nó được thể hiện rất đẹp ở mỗi Tăng Ni. Ảnh: Thầy Thích Ngộ Trí Viên trong một buổi quét rác cùng với Phật tử chùa Giác Ngộ.

Để thích ứng với cuộc sống mới, con người mới của xã hội hiện đại đòi hỏi Phật giáo phải có sự thay đổi về nội dung lẫn hình thức truyền tải và phương cách truyền tải. Hiển bày đạo Phật bằng Chân, Thiện, Mỹ không cần bề ngoài hình thức.

Vậy muốn Phật giáo hiển lộ được vẻ đẹp và phát triển sâu rộng hơn, chúng ta nên thay đổi cách truyền tải Phật Pháp theo một hướng thống nhất, hiệu quả nhất. Cổ nhân có câu “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Muốn đem an lành, lợi lạc vào đời sống cộng đồng, xã hội xây dựng nền tảng lối sống đạo đức thì trước hết phải thông hiểu về tục đế (những việc đời thường), chứ không phải chỉ diễn nói chân đế (những điều sâu xa mầu nhiệm), Phật pháp không thể tách rời thế gian, Phật pháp không phải là của riêng của một tổ chức hay tôn giáo, mà Phật pháp là nghệ thuật sống, là tinh thần nhân văn, là minh triết của cuộc đời. Vậy điều cấp thiết hiện nay là phải thay đổi tiêu hướng truyền tải Phật Pháp cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

Nhận thức về Tăng Ni trẻ và mạng xã hội

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm