Sự nhầm lẫn giữa hai chùa Hương rất nổi tiếng ở Việt Nam: Những giá trị cần được nghiên cứu và bảo vệ
Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh và Chùa Hương Tích ở Hà Nội là hai ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, Phật giáo và văn hóa của Việt Nam cần được nghiên cứu và bảo vệ.
Chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đã có từ thời Trần, nổi tiếng hàng mấy trăm năm, nhưng do trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời kháng chiến chống Pháp thì trở thành phế tích. Những năm gần đây, danh thắng này mới được phục dựng.
Còn ở Hà Nội, cũng có một ngôi danh tự mang tên “Hương Tích”, ngày nay là một điểm tham quan của nhiều du khách, trong và ngoài nước và trở thành nơi tổ chức các lễ hội tầm cỡ quốc gia. Vì nhiều lý do, hai ngôi danh tự này cùng mang tên “Hương Tích”. Từ đó khiến không ít người nảy sinh nhầm lẫn.
Chùa Hương Tích - Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Hương Tích của Thủ đô Hà Nội tọa lạc trong một thung lũng thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Đây là quần thể di tích, danh thắng rộng khoảng 6 km2. Từ thời vua Lê Hy Tông – chúa Trịnh Sâm, chùa Hương Tích ở gần kinh thành Thăng Long đã được triều đình đặc biệt quan tâm, bởi nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh cho các cung phi mà còn cho cả vua chúa, quan, quân,… Với phong cảnh thanh nhã, địa thế kỳ bí, đây là chốn linh thiêng bao đời của người dân Đàng Ngoài. Nhờ những điều kiện lý tưởng với thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, chùa Hương Tích (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được nhà nước đầu tư tôn tạo và xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2018.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh có phải là ‘chùa gốc’?
Hằng năm, bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến cuối tháng 3 âm lịch, rất đông du khách thập phương lại trẩy hội ở chùa Hương Tích (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Hành khách tham quan chùa có thể theo ba tuyến:
Tuyến thứ nhất, du khách ngồi thuyền từ bến đò Đục bên bờ sông Đáy đi theo suối Yến, qua cầu Hội Xá, ghé thăm đền Trình rồi tản bộ vào dâng hương tại chùa Thiên Trù. Sau khi tham quan khu vực chùa Thiên Trù, qua cửa “Nam Thiên Môn”, du khách sẽ vào trong khu vực chính điện, thờ Tam bảo gồm hai tầng, quanh đó có đỉnh đồng lớn đặt giữa sân, nhà thờ tổ, điện thờ Thánh Mẫu, buồng cung văn, lầu tàng thư, phương trượng sư trụ trì, nhà quan cư, nhà oản, nhà lẫm (thóc gạo), khu mộ tháp, nhà bia, suối điện, hồ song nguyệt… Rời chùa Thiên Trù, du khách thập phương có thể đến viếng chùa Giải Oan, động Thanh U hay gọi là am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đền Trấn Song hay gọi là đền Cửa Võng, chùa Hinh Bồng và tiếp tục hướng đến động Hương Tích, cách chùa Thiên Trù hơn 2.000m.
Tuyến thứ hai, du khách ngồi thuyền đi theo dọc suối Long Vân, một nhánh của suối Yến, rồi vào động Long Vân, thăm hang Thánh Hóa, động Cây Khế, động Âm, chiêm bái động Người Xưa, động Hương Đài rồi đến dâng hương tại chùa Thanh Sơn, vãng cảnh xung quanh hoặc tĩnh tâm tham thiền trong động vào mùa vắng khách.
Tuyến thứ ba, du khách có thể khởi hành từ bến Phú Yên, đi thuyền men theo dòng suối Tuyết, viếng thăm và dâng hương chùa Bảo Đài ở động Bảo Đài, dâng hương chùa Cá ở đông Cá và chùa Tuyết trong hang Tuyết. Riêng tuyến này, du khách có thể tranh thủ cầu nguyện, thực tập tâm linh, bởi sự thanh tịnh và trang nghiêm cùng nét kỳ bí của các ngôi chùa trong hang động.
Chùa Hương Hà Tĩnh và sự tích Quán Âm Diệu Thiện
Chùa Hương Tích "Bản gốc" ở Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Chùa Hương Tích của tỉnh Hà Tĩnh nằm trên núi Hồng Lĩnh, nay thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, với độ cao 650m so với mặt nước biển giữa rừng núi bạt ngàn. Ngôi cổ tự này từng được ca ngợi là “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”, là ngôi chùa đứng đầu 21 danh lam thắng cảnh ở Nghệ An và Hà Tĩnh thuở xưa.
Tương truyền chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh, được khởi lập từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần. Về sự tích kiến tạo ngôi chùa này vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đa số học giả, nhà nghiên cứu cho rằng: “Chùa Hương Tích được kiến tạo vào năm ? thời vua Trần Anh Tông”, bởi có giả thuyết cho rằng: “Trong chuyến hành trình xuống phía Nam của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, khi ngài dừng chân nơi đây, nghe tin có vị sư già dựng một thảo am trong rừng sâu tu hành, hàng ngày vẫn đều đặn xuống dưới chân núi, thôn ấp xung quanh để khất thực. Nhân dân nơi đây rất ngưỡng mộ đạo hạnh của vị sư già ấy, nhưng cũng không ai biết tên tuổi của vị ấy, mỗi lần có việc gì bất trắc thì được vị sư già ấy giúp, ai gặp vị sư già ấy cũng đều hoan hỷ. Một điểm đặc biệt của vị ấy nữa là, lúc này xung quanh các dãy núi Ngàn hống rất nhiều cọp, beo, thứ dữ, rắn độc. Mà vị sư già ấy, trừ ngày giông tố, mưa bão, con lại vẫn đều đặn xuống các thôn làng phía dưới khất thực mà không bị các loài thú dữ tấn công, người dân dưới chân núi luôn xem vị sư già như Phật sống, hết lòng cung kính. Khi tham vấn tình hình đời sống nhân dân nơi đây, Sơ tổ Trúc Lâm thiền phái với ý định lên tận am để tham vấn đạo lý với vị sư già và Ngài Sơ tổ Trúc Lâm thiền phái rất ngạc nhiên, khi vị sư già đã viên tịch từ lúc nào không rõ, khắp người tỏa ra mùi hương chiên đàn, lại thấy phong cảnh u nhã, liền cho xây dựng một ngôi chùa và đặt tên là chùa Hương, nhân thấy dấu tích trên tảng đá ngồi thiền của vị sư già nên thêm vào chữ tích, từ đó, người dân quanh vùng quen gọi chùa Hương Tích”.
Đó là những truyền thuyết được kết nối lại, tuy vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tác giả tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và căn cứ trên suy luận chứng tích thì truyền thuyết trên, không phải là không có căn cứ: “Nền gạch và hoa văn từ thời nhà Trần để lại với hoa văn hình rồng, ta có thể suy luận chùa là do vua hoặc hoàng gia xây, mới có hình rồng, vào thời nhà Trần vật liệu tinh hoa sắc sảo như vậy, nhân dân rất khó có; thời nhà Trần Phật giáo phát triển rất mạnh, Sơ tổ Trúc Lâm cũng có chuyến du hành xuống phía Nam; cách đây 30 năm lên chùa Hương Tích cũng rất vất vả, chứ chưa nói mang vật liệu lên để xây một ngôi chùa”.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh - thắng cảnh nước Nam
Từ suy luận trên, chúng ta nhận thấy phần nào có lý, mang tính xác thực rất cao, vấn đề còn lại, phải chờ các nhà nghiên chuyên sâu lịch sử tiếp tục khảo cứu làm rõ.
Còn hiện nay dân gian đang lưu truyền về truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện, truyền thuyết này bắt đầu từ thời đại nhà Hậu Lê: “Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu ngày nay là nơi Công chúa Diệu Thiện1 tu hành và hóa Phật Quan Âm. Xung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên… Tại chùa Hương Tích có tượng Thần Hổ đặt ở trên đường đi lên chính điện để người dân thờ cúng. Tượng được đặt ở phía bên phải, theo hướng đi lên khu vực chính điện. Hổ Thần được làm bằng bê tông, sơn màu vàng, ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi”. Đây là dạng hỗn dung giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, trong đời sống người dân nơi đây, trên nền tảng dung hòa, tiếp biến giữa Phật giáo thời đại nhà Minh, ở Trung Hoa và Phật giáo nhà Hậu Lê ở Đại Việt.
Trong cuốn “Thiên Lộc huyện Phong Thủy cổ chí” của tác giả Lưu Công Đạo viết vào năm 1811 đã mô tả: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tấm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Nếu căn cứ theo sử liệu, có thể dự đoán: “Tích công chúa Diệu Thiện” ở chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xuất hiện trong thời nhà Hậu Lê. Thời này, văn hóa tín ngưỡng nhà Minh xâm nhập mạnh vào Đại Việt. Thời đại nhà Lý – Trần, tư tưởng Phật giáo làm tư tưởng dân tộc, văn hóa Việt chính là đan xen văn hóa Phật giáo chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống nhân dân, vua quan nhà Lý – Trần ra sức khuếch trương văn hóa Việt lẽ nào lại dựng chuyện công chúa bên Trung Quốc sang.
Chùa Hương Hà Tĩnh vì sao được gọi là ‘Hoan Châu đệ nhất danh lam’
Tuy nhiên đến thời đại nhà Hậu Lê thì lại khác, tuy đánh đuổi được nhà Minh khỏi nước ta, nhưng văn hóa Trung Hoa vẫn còn ảnh hưởng, tích Quan âm Diệu Thiện ngày nay đã được văn hóa Việt tiếp biến. Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một tổ hợp quần thể bao gồm: “Am, đền, điện, miếu, chùa, cung, hang, động”. Dù trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng sự cải thiện để xứng tầm với một ngôi chùa có bề dày lịch sử vẫn chưa rõ rệt.Một yếu tố nữa khiến chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) không thu hút nhiều du khách như ngôi danh tự cùng tên ở Hà Nội vì ngôi chùa ở Hà Nội nằm ở gần trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước. Không những thế, sử sách cũng ít ghi chép về chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh. Cuốn sách “108 danh lam cổ tự Việt Nam” của nhà nghiên cứu Võ Văn Tường, nhà xuất bản Thuận Hóa, phát hành tại Huế vào năm 2007 cũng chỉ giới thiệu tóm tắt về chùa Hương Tích ở Hà Nội. Điều đó cho thấy giới nghiên cứu Phật giáo nói riêng, giới nghiên cứu thắng cảnh Việt Nam chưa quan tâm, chú ý đến chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh đã có lịch sử hơn 700 năm.
Mãi đến năm 2006, sau nhiều năm trăn trở, với tâm nguyện ước muốn khôi phục lại “Hoan châu đệ nhất danh thắng”, Đại đức Thích Quảng Nguyên trụ trì chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh mới khởi xướng lộ trình đại trùng tu toàn cảnh khu di tích, danh thắng này, với các hạng mục được quy hoạch bài bản, như: chùa, tháp, đền, đài… Ngoài ra, Để tạo thuận lợi cho du khách hành hương tham quan, Đại đức Thích Quảng Nguyên và ban quản lý khu di tích – thắng cảnh chùa Hương Tích đã thiết lập, kiến tạo con đường bê tông để du khách có thể đi xe điện lên chùa, có tuyến cáp treo, đi thuyền và giữ nguyên con đường mòn để đáp ứng sở thích bộ hành của khách thập phương.
Tóm lại, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh xứng đáng được nghiên cứu sâu hơn. Thư tịch có giá trị được quân nhà Minh chuyển về Đôn Hoàng, nên cũng cần có những chuyên gia trực tiếp nghiên cứu để trả lại sự xứng tầm của một di tích có dấu ấn đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, chùa Hương Tích tại Hà Tĩnh cũng cần được sự quan tâm của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương nhiều hơn nữa để xứng tầm với vị thế vốn có của một ngôi chùa gần 700 năm tuổi, mang nhiều giá trị tinh thần, lịch sử và văn hóa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm