Sư thầy chùa Huyền Không dạy miễn phí nhiều học sinh đỗ đại học
Những ngày này, sư thầy Thích Minh Giải ở chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) liên tục nhận tin nhắn báo đỗ từ tu sĩ, học sinh tham gia lớp ôn thi Văn miễn phí của thầy.
Sư thầy với lớp luyện thi THPT miễn phí
Tốt nghiệp hai đại học, thầy Thích Minh Giải mở lớp ôn thi online miễn phí suốt hơn một năm qua, giúp nhiều học sinh trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng.
Thầy Thích Minh Giải, tên thế tục là Nguyễn Trung Kiên, 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và Đại học Hà Nội năm 2014, từng công tác tại một cơ quan ngoại giao bốn năm.
Trong một lần đi công tác, chuyến xe chở Trung Kiên và đồng nghiệp gặp tai nạn. Mọi người trên xe đều bị thương nặng, riêng Trung Kiên may mắn bình an. Sau biến cố ấy, năm 2018, Trung Kiên quyết định phát nguyện xuất gia và tu tập tại chùa Huyền Không, lấy pháp danh là Minh Giải.
Trước khi đi tu, thầy Minh Giải đã 12 năm dạy Văn tại trung tâm ôn thi đại học, gia sư và dạy cho trẻ em nghèo ở Hà Nội. Thầy từng học chuyên Sử, Trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, nhưng đam mê Văn và mơ ước trở thành giáo viên. Hiện thầy đang học thạc sĩ và đặt mục tiêu cuối năm thi IELTS đạt 6,5 - 7.
Vào chùa, thầy Minh Giải được sư phụ giao việc dạy học các chú tiểu chương trình từ tiểu học đến trung học.
Năm 2020, thầy Minh Giải xin phép sư phụ mở lớp học miễn phí dạy các tu sĩ và học sinh khó khăn khắp cả nước hai buổi/tuần.
Lớp học đầu tiên có hơn 40 người, trong đó khoảng 18 tu sĩ, với mục tiêu đỗ tốt nghiệp THPT.
Năm ngoái, 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, trong đó không ít trúng tuyển Học viện Phật giáo.
Những ngày đầu đứng lớp, thầy Minh Giải có cảm giác khác lạ và bối rối khi học viên ngồi dưới không chỉ có người học ngoài đời mà còn cả sư thầy, sư cô. Họ là những tu sĩ lớn tuổi, sẵn sàng theo học lại chương trình trung học.
Lớp học của thầy diễn ra bằng hai hình thức trực tiếp và online. Bài giảng được livestream trên Facebook và phát lại trên Youtube để người học khắp nơi có thể theo dõi.
Chư Tăng chùa Huyền Không Sơn Thượng giúp đỡ người dân bị cô lập do mưa lũ
Khó khăn nhất là người học không cùng trình độ nên thầy phải soạn giáo án sao cho phù hợp với mọi người. Để hấp dẫn và dễ nhớ, thầy áp dụng sơ đồ tư duy, trình chiếu slide và video về tác giả, tác phẩm ở cuối bài giảng.
Một bài văn cuốn hút và được điểm cao hay không phụ thuộc nhiều ở phần mở bài, do đó thầy chú trọng hướng dẫn người học cách viết gián tiếp sáng tạo. Các học viên cũng được yêu cầu lên bảng viết để rèn tư duy, cách trình bày và nâng cao sự tự tin.
Ngoài giáo án phù hợp, sư thầy còn phải tự trang bị các kỹ năng sử dụng công nghệ, ứng dụng và phần mềm dạy học. Thầy cũng tìm hiểu và học cách quay, dựng video, thiết kế bài giảng.
Học viên có thể tìm đọc tài liệu và xem video từ khóa trước nên để khóa mới không nhàm chán, sư thầy luôn có giáo án mới. Mỗi khóa học, học sinh được luyện ít nhất 10 đề và thi thử hai lần.
Bên cạnh việc tu tập ở chùa và dạy học miễn phí, thầy Minh Giải còn đang học thạc sĩ ngành Quản lý Văn hóa của Đại học Khoa học Huế vào ba ngày cuối tuần và tranh thủ học tiếng Anh online với người bản xứ. Hàng sáng, thầy dậy từ 3h30 tụng kinh, sau đó chuẩn bị giáo án, tu tập, hành thiền và tự học.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ vào tháng 5 năm tới, sư thầy dự định học tiếp nghiên cứu sinh về tôn giáo hoặc dân tộc học, đặt mục tiêu cuối năm 2022 thi IELTS đạt 6,5 - 7 và trở thành giảng viên Phật học của Học viện Phật giáo hoặc các trường trung cấp Phật học.
Nhiều học sinh chia sẻ, không có nhiều thời gian đọc sách, chúng em chỉ nghe thầy giảng, nhớ cách gạch đầu dòng và triển khai ý. Chúng em thích nghe thầy Minh Giải giảng bài, thích các bài học sinh động, lối trình bày mạch lạc và dễ tiếp cận. Nhờ theo học lớp của sư thầy, chúng em thêm tình yêu với môn Văn và đạt điểm cao trong kỳ thi đại học.
Hiện, sư thầy đang bắt đầu khóa dạy thứ 3 qua Zoom và Google Meet được vài tuần nay với hơn 60 học viên ở Hà Nội, Huế, Tuyên Quang, Bạc Liêu, Quảng Trị, TP HCM, Hải Dương…
Theo Hòa thượng Pháp Tông, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không vừa là cơ sở chính của Phật giáo Nam tông Thừa Thiên Huế, vừa là cơ sở giáo dục đào tạo của hệ phái.
“Tôi là người khuyến khích giáo dục và chọn hướng đi của ngôi chùa là giáo dục. Do vậy, trong chùa có vị nào làm được công việc chia sẻ kiến thức, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm cho cộng đồng, nhất là cho thế hệ trẻ thì tôi hết sức ủng hộ”, Trụ trì chùa Huyền Không nhắc đến lớp học miễn phí của thầy Minh Giải.
Hòa thượng Pháp Tông cho hay lớp học là cống hiến nhỏ của nhà chùa cho xã hội trong bối cảnh dịch bệnh chưa biết tới khi nào chấm dứt, đồng thời mở ra một bước đi chuẩn bị cho tương lai đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập trong tình hình bình thường mới.
Trà Vân
Nguồn: thanhtra.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm