Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/05/2020, 10:08 AM

Chùa Huyền Không Sơn Thượng – chốn bồng lai giữa ngọn đồi xanh mát

Chùa Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là nơi tu hành hướng thiện mà còn là nơi dành cho những tâm hồn muốn sống chậm lại và lắng nghe bản thân.

 Chùa Huyền Không 1 - Tuyệt tác soi bóng dòng Bạch Yến

Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là rừng cây, hồ nước xanh mát.

Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi, xung quanh là rừng cây, hồ nước xanh mát.

Men theo những con đường dọc bờ sông Hương, qua Văn Thánh, rồi băng qua chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà), vùng núi non Triều Sơn Phương và Huyền Không Sơn Thượng dần hiện ra.

Rừng thiền nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là núi rừng và đồi thông, cách trung tâm thành phố tầm 15 km. Đường đi vắng, chỉ toàn ruộng lúa và cây cối, biển chỉ dẫn được đẽo từ gỗ, treo trên những mốc đá nhỏ ven đường, tên chùa được viết theo lối thư pháp. Vừa đặt chân đến khuôn viên rừng thiền, bạn sẽ bị hút hồn bởi sự thanh tịnh cùng không khí mát mẻ, trong lành.

Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam

Khung cảnh thiên nhiên an lạc ở chùa Huyền Không Sơn Tịnh.

Khung cảnh thiên nhiên an lạc ở chùa Huyền Không Sơn Tịnh.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng được xây dựng từ năm 1989, tổng diện tích hơn 10.000 m2. Thuở ban đầu mới hình thành, nơi đây chỉ là vùng đất khô cằn, vắng vẻ và hoang sơ.

Thế nhưng nhờ công xây dựng của các nhà sư và tăng ni, phật tử, ngôi chùa này dần trở thành chốn thiên đường nới hạ giới, được nhiều người dân địa phương và du khách biết đến. Nếu có du lịch Huế, bạn hãy dành chút thời gian ghé thăm chùa, tận hưởng một cảm giác thực sự thanh tịnh, an lạc trong lòng. 

Ngôi chùa đúng chất nhà vườn, giản dị và mộc mạc

Ngôi chùa đúng chất nhà vườn, giản dị và mộc mạc

Quần thể chùa Huyền Không Sơn Thượng bao gồm: Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng Ni… Chánh điện nằm ở giữa, mái thấp, đơn sơ. Bên trái là nhà đọc sách, bên phải là nhà sinh hoạt, rải rác phía sau là những căn nhà gỗ nhỏ, nơi tiếp khách, nơi luyện bút phô chữ thư pháp.

Chùa Thiên Mụ - Cổ tự xứ Huế

Chánh điện giản dị, hòa vào thiên nhiên

Chánh điện giản dị, hòa vào thiên nhiên

Khuôn viên chùa mang nét đẹp kỳ ảo. Khu vườn xanh ngắt, bông súng tím ngát hương, hàng trăm giỏ phong lan sắc màu rực rỡ. Những cây sứ, thiên tuế, trúc, tùng, bách,… đưa tán lá rậm rạp, phủ một màu xanh mát. Dưới những khóm trúc um tùm, bạn có thể ngồi nghỉ chân và tận hưởng sự yên ả, thanh bình. 

Những hồ nước xung quanh ngôi chùa.

Những hồ nước xung quanh ngôi chùa.

Toàn bộ các vật liệu làm nên ngôi chùa đều là gỗ, do tự tay các nhà sư lên rừng đẽo và mang về xây dựng. Thiết kế không gian cũng đơn giản, không quá cầu kì hay tinh xảo. Có lẽ nhờ sự đơn sơ, dung dị mà nơi đây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, an yên và hài hoà với thiên nhiên xinh đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho xứ Huế mộng mơ.

Thiên nhiên trong lành, tách biệt đô thị ồn ào.

Thiên nhiên trong lành, tách biệt đô thị ồn ào.

Âm thanh có thể nói là duy nhất bạn nghe được ở Huyền Không Sơn Thượng là của thiên nhiên. Tiếng thông reo, tiếng lá cây lao xao, tiếng gió đung đưa, tiếng chim hót, tiếng sóc kêu, tiếng gà rừng,… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên bản giao hưởng đặc biệt.

Trên cao là trời xanh, mây trắng, dưới đất là mùi hương thoang thoảng của gỗ và trăm loài hoa. Đắm mình trong sự thanh bình này, bạn ơi, dừng lại một chút và lắng nghe hơi thở của bản thân. Hít vào, thở ra, thật chậm rãi, cơ thể thả lỏng, tâm tĩnh lặng. Bên tách trà nghi ngút khói, giữa bóng núi mây ngàn, hãy trò chuyện nhiều hơn với chính mình để suy nghĩ thấu đáo và dặn mình sống nhẹ nhàng hơn mỗi ngày.

Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Việt

Nơi đây giúp bạn tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.

Nơi đây giúp bạn tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.

Khuôn viên Nội viện và Ngoại viện được xây dựng thành nhiều hạng mục nhỏ, là nơi thờ cúng và không gian nghệ thuật hòa hợp với thiên nhiên. Có thời gian, bạn hãy đi khắp các ngóc ngách trong chùa.

Đến ngôi Chánh Điện, bạn sẽ được ngắm những hàng cột bóng loáng màu thời gian, mái ngói với sắc màu nguyên thủy, không sơn phết. Ngoài ra, nhiều không gian trong chùa cũng là nơi bạn có thể ghé để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các bức thư pháp Việt, Hán, tác phẩm tranh hội họa và cả ảnh nghệ thuật. 

Sương mờ giăng trắng quanh chùa vào những buổi sớm mai.

Sương mờ giăng trắng quanh chùa vào những buổi sớm mai.

Đặc biệt, ở chùa Huyền Không Sơn Thượng còn có một vườn thư pháp. Đây là nơi sư trụ trì thường dành thời gian nghiên cứu thư pháp, làm thơ và viết sách. Khu vườn này trải dài từ cổng chùa vào bên trong, bạn sẽ được đi dạo giữa một cung đường trữ tình đầy tính nghệ thuật. Những câu thơ, những tác phẩm thư pháp được trình bày chỉn chu trên tre, trên đá, gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về đạo lý làm người, về những lý lẽ tốt đẹp trong cuộc sống.

>Xem thêm video: Nguyên nhân của mê tín:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Huyền thoại xoài tiến vua tại chùa Đá Trắng ở Phú Yên

Chùa Việt 09:15 18/03/2024

Chùa Từ Quang (hay còn gọi là chùa Đá Trắng) nằm ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An là điểm du lịch mang đậm nét tâm linh thu hút du khách tham quan khi đến vùng đất Phú Yên. Chùa mang nét kiến trúc độc đáo với vườn xoài Đá Trắng thơm ngon nức tiếng xứ nẫu.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo

Chùa Việt 13:40 17/03/2024

Chùa Keo là một trong các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời của Việt Nam tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Ngôi chùa cổ có tượng phúc thần Ganesha với 2 'trứng Phật'

Chùa Việt 10:02 16/03/2024

Cửa biển Sa Cần có nhiều di tích gắn với những giai thoại bí ẩn do người xưa để lại như: miếu thờ bà Võ Hậu, giếng Tiên… nhưng bí ẩn nhất là Linh Tiên tự với giai thoại về việc xây chùa năm 1545 và tượng phúc thần Ganesha với "trứng Phật".  

Về Quảng Nam, vãng cảnh chùa Hà Tân nơi ngã ba sông

Chùa Việt 13:00 13/03/2024

Chùa Hà Tân - ngôi chùa nằm ở doi đất cuối làng Hà Tân (xã Đại Lãnh, Đại Lộc), là nơi hợp lưu của hai sông Con và sông Cái - thuộc đầu nguồn Vu Gia có cảnh quang thơ mộng, mát mẻ. Khách đến vãng cảnh chùa, thưởng thức từng đợt gió mát rượi thổi lên từ sông thấy lòng hân hoan tràn ngập.

Xem thêm