Sức mạnh của nghiệp

Nên biết nghiệp thì phải trả, song nhờ phước che chở nên trả nhẹ hơn. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy lợi ích của sự tu. Tu là để ba nghiệp của chúng ta được sạch, được tốt hơn, chớ không phải tu để có thần thông.

>>Những câu chuyện về Đức Phật Phật tử nên đọc

Trong kinh kể hồi xưa đức Phật còn bị nạn Kim thương, Mã mạch. Kim thương tức là bị mũi nhọn đâm vào chân, Mã mạch là ăn lúa ngựa trong vòng ba tháng. Vì Ngài được một vị vua mời về an cư, nhưng rồi quên không cúng cho Ngài. Lúc đó ông giữ ngựa thấy thương, mới đem lúa ngựa ra xay giã, nấu cúng Phật. Phước đức như Phật mà còn bị nạn như thế, là do nghiệp trước Ngài đã tạo, cho nên thân chót phải trả cho hết. Nên biết nghiệp đã tạo dù ác hay lành đều trả quả hết, hoặc sớm hoặc muộn thôi, chớ không bỏ qua được.

Đừng nghĩ rằng mình tạo nghiệp ác rồi sau đó làm lành sẽ khỏi quả ác. Làm lành thì được phước, nhưng nghiệp ác đã tạo vẫn phải trả như thường.

Đừng nghĩ rằng mình tạo nghiệp ác rồi sau đó làm lành sẽ khỏi quả ác. Làm lành thì được phước, nhưng nghiệp ác đã tạo vẫn phải trả như thường.

Bài liên quan

Trong hàng đệ tử Phật, ngài Mục-kiền-liên là thần thông đệ nhất, có thể bay lên trời, lặn xuống nước một cách tự nhiên. Vậy mà khi sắp bỏ thân, Ngài phải trả hết nghiệp nên chịu cho bọn cướp vây đánh, dùng thần thông bay lên hay độn thổ cũng không được. Đến lúc chúng bỏ đi rồi, Ngài vận hết sức thần thông mới tới đảnh lễ được Phật trước khi tịch. Nguyên nhân là vì đời trước Ngài đã đốt một tổ ong, nên đến thân chót Ngài chứng A-la-hán rồi, bọn chúng bắt Ngài phải trả cho hết.Ngày xưa khi vua Lưu-ly xua quân sang đánh dòng họ Thích, Phật nghe tin báo đã chặn đường nhà Vua khuyên hãy trở về, đừng tạo nghiệp tàn sát nhau nữa.

Lần thứ nhất vua Lưu-ly nghe lời khuyên của Ngài nên quay về. Lần thứ hai ông cũng gặp Phật và lại về. Nhưng đến lần thứ ba, ông quyết kéo quân làm cỏ sạch dòng họ Thích mới thôi. Khi ấy Phật nói: “Nghiệp của dòng họ Thích, ta không thể cứu được!” Như vậy thần thông mạnh hay nghiệp lực mạnh? Quý Phật tử thường nghĩ, mình cứ làm việc ác rồi sám hối, hi vọng Phật sẽ tha cho. Nghiệp của dòng họ Thích mà Phật còn không cứu được, huống nữa là chúng ta. Chúng sanh đã tạo nghiệp, không trả sớm thì cũng trả muộn, chớ không trốn đâu cho khỏi hết.

Chúng sanh đã tạo nghiệp, không trả sớm thì cũng trả muộn, chớ không trốn đâu cho khỏi hết.

Chúng sanh đã tạo nghiệp, không trả sớm thì cũng trả muộn, chớ không trốn đâu cho khỏi hết.

Bài liên quan

Đừng nghĩ rằng mình tạo nghiệp ác rồi sau đó làm lành sẽ khỏi quả ác. Làm lành thì được phước, nhưng nghiệp ác đã tạo vẫn phải trả như thường. Thí dụ, trước đây chúng ta đã đánh một người láng giềng khiến họ hận mình, nhưng vì yếu thế nên họ không thể trả thù được. Nếu trong thời gian đó, ta biết hối hận ăn năn nên xử sự tốt với mọi người trong xóm. Người xóm giềng kia khi đã đủ cơ hội, họ sẽ tìm cách trả thù, nhưng nhờ bà con trong xóm thương nên họ bênh vực mình.

Như vậy, nợ cũ vẫn trả nhưng phước mới che chở nên chúng ta đỡ được phần đau khổ. Nên biết nghiệp thì phải trả, song nhờ phước che chở nên trả nhẹ hơn. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy lợi ích của sự tu. Tu là để ba nghiệp của chúng ta được sạch, được tốt hơn, chớ không phải tu để có thần thông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm