Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/08/2024, 10:55 AM

Tà định và sự liên quan đến tà kiến

Hỏi: Tà định là khi định có mục đích bất thiện. Nhưng trong lúc hành thiền không có bất cứ ý niệm bất thiện nào thì mới vào định được. Chỉ cần có 1 tâm sở bất thiện không thể nào vào định được. Vậy tà định và chánh định khác nhau chỗ nào?

- Tà định thường được hiểu theo nghĩa định có động cơ và mục đích không đúng hướng giác ngộ giải thoát, nhưng cũng có loại tốt loại xấu, vì vậy gọi đó là “không phải chánh định” chính xác hơn. Dù là định tốt cũng có phân biệt phàm định với Thánh định. Phàm định là định còn “hữu, tướng, tác, cầu”, tức còn vô minh ái dục nên bị giới hạn trong Sắc ái và Vô sắc ái, đó là định hữu vi, hữu ngã, nên chỉ cần định này có mục đích không đúng hướng vẫn không phải là chánh định. Trong khi Thánh định là định “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”, đã vượt khỏi tam giới, hoàn toàn vô vi, vô ngã. Đây mới là định trong bát Chánh Đạo.

Chánh định là định đúng hướng “không, vô tướng, vô tác, vô cầu” mà Đức Phật dạy, vì vậy chỉ cần thân thư giãn, tâm buông xả mọi ý đồ trở thành của bản ngã để trả tâm về với bản chất thanh tịnh vắng lặng tự nhiên của nó, đó mới là định vô vi vô ngã. Lúc đó tâm tự an trú trên đối tượng tự nhiên (như sự thở vô thở ra hoặc chính trạng thái tịch tịnh của tâm). Để tâm tự yên, không cần cố gắng nỗ lực dụng công, chỉ buông ra thì tâm liền tự lắng dịu và tự đi vào định, cũng không cần phải biết tâm vào loại định sơ thiền hay tứ thiền, mà chỉ để tâm tự định, có thể đi đến định cao nhất, nhưng cũng không cần khởi khái niệm phân biệt đó là định cao hay thấp. Khi vào định tự nhiên này thì tâm vừa rỗng lặng vừa trong sáng, nên gọi là định hay tuệ gì cũng được, hoặc có khi định tuệ nhất như, có khi yếu tố tuệ trội hơn thì sáng suốt thấy rõ Pháp, khi yếu tố định mạnh hơn thì vào định dễ dàng. Dù thế nào vẫn là vô vi vô ngã.

Trong Bát Chánh Đạo, khi có chánh kiến thì có chánh tư duy, khi có chánh tư duy thì có chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhờ đó tâm tự động ổn định trong chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Nên Bát chánh đạo là một chuỗi liên hoàn không tách rời ra để tu từng phần. Sở dĩ Đức Phật dạy tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (chánh kiến) trong Kinh Tứ Niệm Xứ, vì đó là 3 yếu tố dẫn đầu giúp hoàn thiện 5 yếu tố còn lại trong Bát Chánh Đạo. Nghĩa là khi có tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác thì tự động có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh định một cách hoàn toàn tự nhiên.

Nhiều người đọc kinh nghe Phật nói 62 tà kiến thì tưởng kiến nào như vậy đều sai, nhưng thực ra chúng cũng đúng nhưng chỉ đúng cục bộ, phiến diện, một chiều thôi mà tưởng là toàn diện nên mới gọi là tà kiến.

Nhiều người đọc kinh nghe Phật nói 62 tà kiến thì tưởng kiến nào như vậy đều sai, nhưng thực ra chúng cũng đúng nhưng chỉ đúng cục bộ, phiến diện, một chiều thôi mà tưởng là toàn diện nên mới gọi là tà kiến.

Nếu hiểu đúng nguyên lý Đức Phật dạy thì việc tu tập trở nên rất dễ dàng, hoàn toàn tự động, nên mới gọi là “không, vô tướng, vô tác, vô cầu”. Thời kỳ đầu Đức Phật chỉ thẳng những nguyên lý tinh yếu như Tứ Thánh Đế, Vô Ngã Tướng, Pháp duyên khởi, 5 uẩn, 18 giới, Bát chánh đạo… để người nghe thấy ra sự vận hành tương giao hoặc mối quan hệ của thân-tâm-cảnh mà không bị lầm lạc trong đó. Trong Kinh Đoạn Giảm, Đức Phật dạy rất rõ: Dù chứng đắc 4 thiền hữu sắc và 4 thiền vô sắc cũng chỉ là hiện tại lạc trú và không tịch trú thôi, không phải là hạnh đoạn giảm trong giáo pháp của bậc Thánh. Hạnh đoạn giảm là hạnh “xả ly, ly tham, đoạn diệt” đối với các ác, bất thiện pháp như sát sanh, trộm cắp, dâm dục, dối trá… tham, sân, si, mạn,nghi, tà kiến… thì tâm mới an tịnh và chánh trí mới chứng ngộ Niết-bàn. Chỉ gọi là chánh định khi kết hợp với giới và tuệ một cách hài hoà, nếu tách riêng định để tu một cách chủ quan thì dù có đắc định cao nhất trong tứ thiền bát định vẫn rơi vào tà kiến và tham ái.

Sở dĩ gọi là tà định vì 62 tà kiến phần lớn xuất phát từ các loại định này. Tà kiến là chủ trương chấp vào một mặt của thực tại, còn gọi là chấp nhị nguyên hay biên kiến. Thí dụ tính thường và đoạn là hai mặt tương dung của một pháp, nhưng chỉ chấp thường hoặc chấp đoạn, hoặc chấp vừa thường vừa đoạn…đều là tà kiến. Với tà kiến hữu biên, vô biên…cũng vậy. Sai ở chỗ chấp một chiều như người bịt mắt sờ voi. Sờ cái tai là thật nhưng kết luận con voi giống cái quạt là sai. Sờ cái chân là thật nhưng cho rằng con voi giống cây cột là sai. Phải mở mắt ra để nhìn thấy toàn diện mới được. Nhiều người đọc kinh nghe Phật nói 62 tà kiến thì tưởng kiến nào như vậy đều sai, nhưng thực ra chúng cũng đúng nhưng chỉ đúng cục bộ, phiến diện, một chiều thôi mà tưởng là toàn diện nên mới gọi là tà kiến. Nếu người thấy được sự tổng hợp toàn diện 62 kiến đó đúng với vị trí của mỗi phương diện thì lại là người có chánh kiến. Cũng vậy, tà định có khi không hoàn toàn là xấu, nhưng sở dĩ gọi là tà vì không đúng hướng chánh đạo: viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí giác ngộ Niết-bàn, mà chỉ hướng đến đạt sở đắc này, sở đắc kia làm cho bản ngã ngày càng tăng trưởng...nên mới gọi là tà định mà thôi.

Trích từ "Soi sáng thực tại"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy pháp và sống thuận pháp khác xa với buông xuôi theo định mệnh

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 21/09/2024

Kính thưa Thầy, trong sống tùy duyên thuận pháp thì yếu tố nào quan trọng? Thận trọng, chú tâm, quan sát hay Sáng suốt, định tĩnh, trong lành? Hay là cứ tùy duyên mà cảm ứng?

Con thấy hạnh phúc gia đình mong manh quá!

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:08 21/09/2024

Con có chồng có con nhưng cuộc sống của con nhiều nước mắt, con luôn buồn trong tâm. Con tu tập học Phật một thời gian thì vẫn bị buồn đau. Thưa Thầy, có phải đó là bài học con phải trải qua không? Có phải do nghiệp không và con muốn tìm liều thuốc chữa trị dứt điểm vấn đề này.

Sức mạnh của "chân ngôn" - lời nói chân thật

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:15 20/09/2024

Kính Bạch Thầy, dạ xin Thầy cho con hỏi về việc khi mình ước nguyện một điều gì thì mình nguyện "Chân Ngôn" nhưng con không biết phải làm như thế nào. 

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa, tại sao cây táo lại nở hoa?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 22:15 17/09/2024

Thưa Thầy, lúc này đã là 1h đêm, con không ngủ được nên nằm quan sát Pháp. 

Xem thêm