Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử
Người mê ngũ dục thì đức Phật có dạy trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya. Ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng.
Ngũ dục là gì?
Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục
Ngũ dục là năm sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ tiềm:
- Sắc dục: ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt, hay người nữ thích người nam hoặc ngược lại.
- Thanh dục: ham muốn tiếng hay, lời nói ngọt ngào, êm tai.
- Hương dục: ham muốn mùi thơm ngào ngạt, hay mùi hương của người nữ hoặc người nam.
- Vị dục: ham muốn đồ ăn, thức uống ngon ngọt, bổ dưỡng để phục vụ cho cái thân giả tạm.
- Xúc dục: ham muốn sự đụng chạm mềm dịu của người nữ để thỏa mãn dục vọng.
Ngũ dục còn có năm thứ sau:
- Tài dục: ham muốn tiền bạc, vàng ngọc thật nhiều như cái bình không đáy.
- Sắc dục: ham sắc đẹp, mỹ miều, kiêu sa, nghiêng nước nghiêng thành.
- Danh dục: ham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt, ông này bà nọ…
- Thực dục: ham muốn thức ăn ngon và ăn thật nhiều cao lương mỹ vị để thỏa mãn cho cái thân này.
- Thùy dục: ham muốn ngủ nghỉ thật nhiều.
Ngũ dục cũng còn gọi là ngũ độc tiễn (năm mũi tên độc hại). Ngũ dục là năm món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến người và chư thiên. Nếu ta không điều phục Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác và đọa lạc. Tham đắm ngũ dục sẽ bị trói buộc bởi năm thứ độc hại của ham muốn.
Ngũ dục còn độc hơn mũi tên độc
Trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya, Đức Phật có dạy, ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng. Hoặc là người mê ngũ dục như mới nhốt con rắn độc, như một miếng thịt mà cả bầy chó tham ăn, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, như dấu vẽ trên nước, như giọt mật ngọt trên đầu lưỡi dao bén nhọn. Ngũ dục chỉ là của tạm bợ, không thể tồn tại lâu dài.
Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn, chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho chúng vào lúa mạ của người khác. Nếu thả lỏng ngũ căn, chẳng những chạy theo ngũ dục không bờ mé, không thể kiềm chế được, mà còn gây hại rất nặng, cũng như ngựa chứng, chẳng dùng dây cương chế ngự thì chính nó sẽ đưa người ta vào hầm hố”.
Vì thế, là một Tăng sĩ, chúng ta phải biết tránh xa ngũ dục, và ly dục, ly bất thiện pháp, hành theo Bát chánh đạo và Tứ diệu đế, luôn giữ gìn tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) và siêng tu giới định tuệ, lấy trí tuệ để đạp đi vô minh ngũ dục thế gian, phòng hộ các căn của mình. Hãy quán thân này là giả tạm vô thường, luôn chánh niệm tỉnh giác từng sát-na sanh diệt. Hãy nhớ đến chí nguyện lớn nhất của người tu là “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh”.
Đức Phật thường nhắc nhở các hàng đệ tử, phải có thái độ thận trọng đối với ngũ dục, Ngài không khuyến khích lìa bỏ ngũ dục một cách thái quá, để sống đời sống khổ hạnh ép xác, vì hai lối sống cực đoan ấy đều không đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.
Thế gian ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc để hưởng thụ ngũ dục lạc gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh vọng địa vị, ăn uống thoải mái và ngủ nghỉ tự do, tùy theo phước báo của mỗi người mà có sự sung mãn hay nghèo nàn trong hưởng thụ. Hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu cần thiết của đời sống con người và ai cũng nghĩ rằng đó là điều kiện mang lại hạnh phúc.
Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng. Tiền bạc hay của cải vật chất là phương tiện để nuôi sống chúng ta tồn tại, nhưng nó do ta làm ra chính vì vậy khi ăn uống, ta phải quan niệm ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn. Rồi kế đến là ngủ nghỉ nó cũng là nhu cầu cần thiết, nếu chúng ta chỉ đam mê ham làm giàu để hưởng thụ dục lạc về sắc đẹp thì sức khỏe sẽ bị tàn phá nhanh chóng và tuổi thọ suy giảm.
Đức Phật khuyến khích mọi người hãy nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng của mình, biết tiết độ trong mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi…làm mình phiền não khổ đau.
Tâm mong cầu, tham muốn các dục là động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc để có đời sống ổn định. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm