Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/07/2020, 06:24 AM

Quán thân bất tịnh

Quán thân bất tịnh là một phần nhỏ trong sự quán thân niệm xứ (Tứ niệm xứ), bên cạnh các pháp quán hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi…

Thực tập quán niệm hơi thở thế nào cho đúng?

Từ thuở khai thiên lập địa đến nay, con người vẫn luôn mãi hoài đi tìm sự bất tử cho mình: nào là lên non tìm “kỳ trân dị thảo” để bào chế linh đơn, nào là tu luyện khổ hạnh để đắc đạo tiên nhân…Thế nhưng, thân người là giả tạm, thế gian là vô thường thì sự đến – đi, sự còn – mất là chuyện tất nhiên trong cõi Ta-bà. Đây là sự thật không thể chối cãi!

Người con Phật đôi khi cũng thao thức tầm cầu tuệ giác để tìm ra cho được một cái gì không sinh, không diệt trong dòng đời sinh diệt, bất tịnh, khổ đau, vô thường và vô ngã. Nói cách khác, cái tính bất sinh bất diệt đó thường được diễn tả qua ngôn ngữ Thiền tông như “bản lai diện mục”, “vô vị chân nhân”, “chủ nhân ông”, “chân tâm Phật tánh”...

Quán thân bất tịnh là một phần nhỏ trong sự quán thân niệm xứ (Tứ niệm xứ), bên cạnh các pháp quán hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi v.v…

Quán thân bất tịnh là một phần nhỏ trong sự quán thân niệm xứ (Tứ niệm xứ), bên cạnh các pháp quán hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi v.v…

Có nên xem kinh sách trong những ngày bất tịnh?

Khi xưa, vua Trần Thái Tông đã rất thao thức muốn thấu ngộ được “con người thật” này. Thế nhưng, “con người thật” đó phải tìm ở đâu? Thiền sư Lâm Tế nói rằng: “Nó ở ngay trên đống thịt đỏ au, ra vào trước mắt mọi người”. Đống thịt đỏ au (tức thân xác con người) đó được vua Thái Tông cực tả như sau:

“Bộ xương khô cài hoa điểm ngọc, túi da hôi ướp xạ xông lan. Cắt lụa là bọc thân máu mủ, xâu tràng hoa đeo túi phân tro… trang điểm bề ngoài bề trong uế trược (...). Những mong sống kiếp của thông già, nào biết tứ chi như nhà dột. Hồn phách tạm về lối quỷ, thi hài còn để cõi người. Tóc lông răng móng chửa kịp tiêu, đờm dãi bọt hơi đà thấy ứa. Rửa nát thì chảy ròng máu mủ, tanh hôi thì rinh đất rinh trời. Đen đúa mắt chẳng dám nhìn, xanh lè thật là đáng sợ. Bất luận nghèo giàu, tất cả đều chết. Để ở trong nhà, ruồi bu bọ nguậy, vứt ra ngoài đường thì quạ rỉa chó ăn. Người đời thì bịt mũi mà qua, con hiếu phải lấy nong mà đậy… Thu thập thịt xương, chôn hài cốt. Quan tài phó sao trời đốm ruộng, mồ mả chôn muôn dặm hoang sơn. Ngày xưa tóc mượt má hồng, ngày nay tro xanh xương trắng…”.

(Trích Nói Về Sắc Thân trong Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông ngự soạn).

Đến với đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả (thay vì một học giả) để tự thân chứng nghiệm pháp lạc hạnh phúc trên lời Phật dạy.

Đến với đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả (thay vì một học giả) để tự thân chứng nghiệm pháp lạc hạnh phúc trên lời Phật dạy.

Quán chiếu tâm và đoạn ác tâm để làm sinh thiện tâm

Trong kinh Tương Ưng Bộ tập II, thiên Nhân Duyên, chương I, Tương Ưng Nhân Duyên, phẩm Phật-đà, phần Phân Biệt, có đoạn nói về già và chết:

“Và này các Tỳ-kheo, thế nào là già và chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác; bị già, bị yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Đấy gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác; sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Đây gọi là chết. Như vậy, này các thầy Tỳ-kheo, đây gọi là già và chết”.

Qua hai trích dẫn trên về sự thật bất tịnh của sắc thân con người, chúng ta có suy nghĩ gì?

Thứ nhất, ước mong đi tìm một con người “bất tử” không già, không chết là một phi lý, đi ngược lại với chân lý uyên nguyên vạn hữu. Đây đồng nghĩa với quan niệm thường còn – hữu ái, tham luyến sự sống trường tồn.

Thứ hai, ước mong chấm dứt sự sống, là không còn gì cả, cát bụi trả về cát bụi vì nhân đã quá nhàm chán, nhờm gớm sự ô uế của thân này; tức là hình thức của chấp đoạn diệt – vô hữu ái, tham luyến sự sống không có sự hiện hữu của xác thân.

Thứ ba, vượt ra khỏi nhị biên của thường – đoạn, người con Phật chân chính mượn thân tứ đại làm phương tiện độ sinh, mong muốn (dục như ý túc) vượt thoát sinh tử, chạm đến bản thể bất sinh bất diệt, trú Niết-bàn với tuyên ngôn bất hủ: “Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, kiếp này là kiếp cuối cùng, nay không còn trở lui lại trạng thái này nữa”.

Khi hành giả sâu sắc nhận chân pháp quán ngay nơi chính bản thân, tự khắc sẽ mang lại nhiều kết quả trên con đường tu tập.

Khi hành giả sâu sắc nhận chân pháp quán ngay nơi chính bản thân, tự khắc sẽ mang lại nhiều kết quả trên con đường tu tập.

Quán chiếu về tương quan sẽ dẫn tới cái thấy vô ngã

Đến với đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả (thay vì một học giả) để tự thân chứng nghiệm pháp lạc hạnh phúc trên lời Phật dạy. Quán thân bất tịnh là một phần nhỏ trong sự quán thân niệm xứ (Tứ niệm xứ), bên cạnh các pháp quán hơi thở, quán cửu tưởng, quán oai nghi… Khi hành giả sâu sắc nhận chân pháp quán ngay nơi chính bản thân, tự khắc sẽ mang lại nhiều kết quả trên con đường tu tập. “Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng” là vậy!

“Đời người ngắn ngủi vô thường

Chỉ trong giây phút, chỉ từng sát-na

Thở vào mà chẳng thở ra

Thân người lại hóa thân ma không hồn…

Ai người thức tỉnh hiểu ra

Đừng lo những chuyện xa hoa bên ngoài

Tu tâm sửa tánh dồi mài

Ăn chay niệm Phật ngày ngày công phu

Giữ gìn ba nghiệp tịnh tu

Giới hương thơm ngát thiên thu vẫn còn”…

(TT. Thích Chân Tính)

Nạn dịch và tập khí ăn uống: Cơ hội quán chiếu lại chính mình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm