Quán thân bất tịnh
Đức Phật dạy đệ tử tu tập thường xuyên quán xét, tư duy về thân bất tịnh dần sẽ thẩm thấu được sự bất tịnh của thân này. Đây là phương pháp cho chúng ta thoát khỏi sự ham muốn hấp dẫn về dục vọng - ham muốn tình dục - tình yêu giữa nam nữ với nhau.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt:
“Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.
Này các tỳ-khưu, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”.
Cũng vậy, vị tỳ-khưu quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm và tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, là cách vị tỳ-khưu tu tập thân hành niệm.
(Trích Kinh Thân Hành Niệm, thuộc trạng kinh Nikaya)
Đức Phật dạy đệ tử tu tập thường xuyên quán xét, tư duy về thân bất tịnh dần sẽ thẩm thấu được sự bất tịnh của thân này. Đây là phương pháp cho chúng ta thoát khỏi sự ham muốn hấp dẫn về dục vọng - ham muốn tình dục - tình yêu giữa nam nữ với nhau.
Khi đọc đoạn kinh này, chúng ta hãy thành thật nhìn một cách chân thật về cái thân ngũ uẩn được kết hợp bao bọc bởi những lớp da - thịt - xương..... lại với nhau tạo thành cơ thể này. Thân này vốn thế thôi không có nhục thân, kim thẫn, linh hồn, thần thức, ma, quỷ, thần, thánh gì sau khi chết cả. Cơ thể sau khi chết trong vài ngày chỉ là một đống thịt thúi vô cùng gớm ghê, hôi thúi bốc mùi còn hơn cả thịt động vật khi chết nữa thật đáng ghê tởm.
Hãy nhìn kỹ thân này mà buông xuống nhẹ nhàng, thảnh thơi, an vui trong mọi cảnh dù thuận - nghịch ra sao cũng kham nhẫn, tuỳ thuận, bằng lòng, xả ly lậu hoặc tham sân si mạn nghi trở về trạng thái tâm thanh thản an lạc bất động vô sự trước sóng gió nhân quả. Đó mới là người hiểu biết một cách chân thật đúng với sự thật về cái thân thúi nhớp bất tịnh này.
Người tham cầu lợi dưỡng khó thực hành được pháp giải thoát
Trong thế gian này ai cũng tham sống sợ chết. Sự tham sống của con người vô cùng mãnh liệt, vì nó được tiếp nối từ vô thỉ kiếp cho đến nay. Vì tham sống cho nên chúng ta tìm đủ hết mọi cách để được sống. Vì tham sống cho nên con người ta bất chấp hết mọi thủ đoạn đê hèn, dã man và tàn nhẫn nhất để duy trì mạng sống cho chính mình. Tóm lại, tham sống sợ chết là không của riêng ai kể cả các loài vật khác. Con người, càng tham sống bao nhiêu lại càng sợ chết bấy nhiêu. Mà đã sợ thì không dám dùng từ chết, cho nên dùng từ mất, qua đời hoặc vãng sinh.
"Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch. Đối với tất cả mọi người thì "quán thây ma" như thế chưa phải là phương thuốc mầu nhiệm, để chúng ta nhàm chán cái thể xác của mình và của người khác. Muốn nhàm chán, ghê tởm cái thể xác nhơ nhớp này thì ta phải thấy tận mắt cái "bất tịnh" của nó, từ khi nó bắt đầu thành hình cho đến khi nó bị hủy hoại.
Minh Văn (lược ghi)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật hạnh phúc
Kiến thức 11:00 03/12/2024Sống biết rèn luyện tu tập theo lời Phật sẽ từng bước phát triển những phẩm chất đạo đức trí tuệ tốt đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống với những giá trị ý nghĩa tích cực. Biết chọn sống lương thiện tích cực và học Phật chính là cách lựa chọn của người trí để sống không uổng một kiếp người.
Mẫu hình người vợ lý tưởng theo quan niệm Phật giáo
Kiến thức 14:34 02/12/2024Trải qua hơn 2500 năm kể từ khi Phật giáo xuất hiện ở thế gian, biết bao chúng sinh đã nhận thức được mê lầm, thoát khỏi khổ đau nhờ thực hành theo những lời Phật dạy.
Thập nhị nhân duyên nghĩa là gì?
Kiến thức 11:00 02/12/2024Thập nhị nhân duyên là: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Nghĩa là thế nào?
Làm sao để hóa giải oán kết của đời quá khứ và đời này?
Kiến thức 10:50 02/12/2024Chúng ta dùng thái độ gì đối với những người độc ác tàn nhẫn, tự cho là đúng vậy?
Xem thêm