Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/03/2023, 16:25 PM

Tại sao có lúc người hiền lại gặp nạn?

Ta hãy vững tin vào đạo lý “ở hiền gặp lành” của người xưa, vững tin vào nhân quả để luôn là một con người hiền thiện. Nếu trong khó khăn ta luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, cách sống chuẩn mực, điều này sẽ giúp ta rửa sạch đi bao nghiệp chướng.

Tuy nhiên, ta vẫn thấy không ít người hiền lành, nhưng cuộc đời lại gặp phải tai ương, hoạn nạn; ta vẫn thấy có người không bao giờ đối xử tệ bạc với ai, mà lại bị mắc bệnh ung thư, chạy chữa hết tiền cũng không khỏi; rồi họ còn bị tai nạn, con cháu bất cẩn gây ra hỏa hoạn, làm thiệt hại cho làng xóm xung quanh. Người ta thấy vậy mới nói, “bà đó nào giờ đâu thấy làm điều gì ác mà sao tai ương, hoạn nạn cứ đến dồn dập”. Khi chứng kiến những mãnh đời như thế, nhiều người sẽ lung lay, hoang mang, mất niềm tin với đạo lý “ở hiền gặp lành”, bởi họ thấy người ăn ở hiền thiện mà sao vẫn gặp phải những tai họa trớ trêu.

Vấn đề ở đây là tuy ta thấy họ hiền, nhưng thật sự chưa chắc họ là người hiền, có thể mình chưa có cơ hội để thấy họ hung dữ thôi. Nên khi thấy một người chưa làm điều gì hung dữ thì mình hãy khoan kết luận là hiền. Mình sống gần một người suốt 10 năm, không bao giờ thấy họ gây gổ, chửi bới, đánh đập ai, và mình kết luận người này hiền. Nhưng đó chỉ là một kết luận quá vội vàng, có thể tới năm thứ 11, vì chuyện giành giật đất đai với hàng xóm mà họ sẵn sàng tàn sát, không nương tay với bất cứ ai.

Những dấu hiệu để nhận biết một người hiền lành và lương thiện

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cho nên khi chúng ta thấy một người ở hiền mà gặp phải tai ương, hoạn nạn thì phải biết rằng, sự thật người này không hiền như mình nghĩ. Tuy trong kiếp hiện tại, họ chưa làm điều gì xấu để mình nhìn thấy, nhưng những kiếp xưa, họ đã từng hung dữ, từng làm điều sai trái, bây giờ là lúc họ phải trả quả do chính họ gây ra. Sự hiền lành, lương thiện đôi khi chỉ là cái hời hợt bên ngoài, còn sự hung dữ, ác độc bên trong vẫn chưa có dịp bộc lộ ra bên ngoài mà thôi.

Giống như ta đang ngồi nghe Pháp, ta cứ nghĩ, có lẽ tất cả mọi người ở đây đều hiền vì chưa thấy có sự cãi cọ hay gây gổ nhau. Nhưng không chắc, chẳng qua là chưa có ai chọc giận thôi. Như ta đang chú tâm nghe Pháp, bỗng người ngồi cạnh thúc cùi chỏ vào người ta - tức là họ vừa cho ta ăn “bánh mì khô”, thì lúc đó ta mới biết mình có hiền hay không. Nếu ta trừng mắt quay sang họ, sừng sộ, “quậy hả? Muốn quậy phải hông?”, đó là lúc ta biết ngay là mình không hiền, dù đang nghe Pháp. Nên chưa thể kết luận ai hiền, mình chưa phải hiền, mà người ngồi bên cạnh mình cũng chưa chắc hiền. Chỉ khi nào gặp điều thử thách, lúc đó mới biết ai hiền, ai dữ.

Vì vậy, để kết luận một người có hiền hay không, thì buộc người đó phải được thử thách. Nếu đối diện nghịch cảnh, họ vẫn giữ vững thái độ sống hiền lành tử tế, thì đó mới là người hiền lành thật sự.

Ví dụ, có hai anh em nọ từ nhỏ đến lớn rất thương yêu nhau. Mọi người đều nói rằng, “anh em nhà đó sống thật hòa thuận”. Nhưng khi người cha vừa mất, căn nhà để lại do không được phân chia rõ ràng, hai anh em có thể sẵn sàng giết nhau chỉ vì tranh giành tài sản. Bình thường, ai cũng là người hiền lành, dễ thương, chỉ khi nào gặp những thử thách như có người đánh chửi, giành giật quyền lợi… thì bản chất thật của họ mới được phô bày. Nghĩa là, phải trải qua nghịch cảnh mới có thể kết luận chính xác về một con người có hiền lành thực sự hay không.

Để trả lời sự thắc mắc “tại sao người hung dữ lại gặp được điều may mắn, người hiền lành lại gặp phải tai ương”, thì trong bài sám hối của đạo Cao Đài có câu nói rất hay: “ Ấy là nghiệp trước còn mang, duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền”. Tức là, người hiền gặp nạn, vì nghiệp trước còn mang, nợ xưa đã vây nên bây giờ phải trả; còn người dữ mà gặp được may mắn, bởi kiếp xưa từng làm nhiều phước thiện, phước cũ vẫn còn nên bây giờ đang hưởng.

Đó cũng là một sự công bằng, thích đáng, nhưng đường đi của Luật Nhân Quả xuyên qua nhiều kiếp nên chúng ta rất khó để nhận định chính xác. Tuy nhiên, chúng ta phải vững tin một điều: “sau khi nghiệp cũ đã hết, phước báo trổ ra, người hiền chắc chắn sẽ được hưởng lành; còn người ác tất phải trả quả báo và gặp nhiều đau khổ”. Điều quan trọng là cái kết “cuối cùng”, khi những sóng gió đã qua, đen bạc đắng cay đã hết, cái hậu về sau của sự hiền thiện sẽ luôn là một phần thưởng xứng đáng.

Người nào luôn kiên định giữ được bản chất hiền lành, tu dưỡng được đạo đức sâu xa, sống đời tử tế với con người, thì chắc chắn kết quả tốt đẹp sẽ chờ họ ở cuối con đường. Ta hãy vững tin vào đạo lý “ở hiền gặp lành” của người xưa, vững tin vào nhân quả để luôn là một con người hiền thiện. Nếu trong khó khăn ta luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, cách sống chuẩn mực, điều này sẽ giúp ta rửa sạch đi bao nghiệp chướng quá khứ mà ta đã gieo tạo từ những kiếp xa xưa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm