Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/10/2022, 09:30 AM

Tại sao Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lại thị hiện thân nữ và là người mẹ của tất cả chúng sanh?

Đức Quan Thế Âm dạy rằng việc tu hành không phải để dành cho một số ít người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có căn cơ từ tiền kiếp như thế gian hằng lầm tưởng, trái lại đó là bổn phận đương nhiên và tất yếu của mỗi người tại thế gian.

Dựa theo kinh A Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc, tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam hay tướng nữ. Thêm nữa kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành phật. Thế mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lại thị hiện thân nữ. Ngài có dụng ý gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Đức đại từ đại bi mà trong thế gian này không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên Đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân lọai hay là của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận trăm công ngàn việc làm gì, một khi nghe tiếng của con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về an ủi cho con.

Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh.

Quán Thế Âm Bồ tát trong kinh điển Phật giáo

239915451_1574836576200483_4541958407426084370_n

Bây giờ chúng ta hãy cùng nghĩ đến công lao sinh thành dưỡng dục của những người mẹ bằng xương thịt. Thông qua đó để thấy được tình yêu thương của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đối với những đứa con thơ còn trầm luân sinh tử trong cõi Ta Bà.

Đức Quan Thế Âm dạy rằng việc tu hành không phải để dành cho một số ít người có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có căn cơ từ tiền kiếp như thế gian hằng lầm tưởng, trái lại đó là bổn phận đương nhiên và tất yếu của mỗi người tại thế gian. Một kiếp này chưa làm xong thiên chức tu hành của mình thì phải tái sanh nhiều kiếp để tiếp tục nhiệm vụ.

Chính vì vô minh, không hiểu được chân ý nghĩa của cuộc đời nên con người đã biến cuộc đời thành nơi tranh đấu giựt giành để đạt đến cứu cánh là thụ hưởng thật nhiều thú vui vật chất trong kiếp sống trăm năm ngắn ngủi ở cõi trần gian tạm bợ, và rất đau khổ tiếc nuối khi bị buộc phải dứt áo ra đi ở phút lâm chung. Đó là nguyên nhân khiến cho thế gian này lúc nào cũng là một trường huyết chiến, và nghiệp lực của con người mỗi kiếp một nặng nề thêm như lời cảnh báo của Đức Quan Thế Âm:

“Thương kẻ tục dãi dầu sớm tối

Chốn hồng trần không lối thoát ra

Thế gian những tưởng là nhà

Lo xây kiên cố ở mà muôn năm.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm