Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
Danh từ Phật thất có lẽ người ta mới dùng sau này. Trước kia, chúng tôi ít khi nào nghe nói đến. Hơn nữa, đọc trong kinh sách, thì chúng tôi chỉ thấy các bậc Cổ Ðức thường dùng những danh từ như là: đã thất, kiết thất, nhập thất hay kết kỳ niệm Phật.
Pháp tu niệm Phật trong thời Thế Tôn tại thế
Hỏi: Kính thưa thầy, tại sao ở những nơi khác khi khóa tu mở ra bảy ngày, thì người ta gọi là Phật thất? Còn ở đạo tràng Quang Minh của chúng ta, thì lại gọi là Kết kỳ niệm Phật? Như vậy giữa hai tên gọi nầy giống nhau hay khác nhau? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho chúng con hiểu.
Ðáp: Danh từ Phật thất có lẽ người ta mới dùng sau này. Trước kia, chúng tôi ít khi nào nghe nói đến. Hơn nữa, đọc trong kinh sách, thì chúng tôi chỉ thấy các bậc Cổ Ðức thường dùng những danh từ như là: đã thất, kiết thất, nhập thất hay kết kỳ niệm Phật. Tuyệt nhiên, chúng tôi không thấy có chỗ nào nói là Phật thất cả. Tên gọi Phật thất có lẽ xuất xứ từ Trung Quốc, do các bậc Tổ sư ở Trung Quốc bày ra. Nhưng thú thật, chúng tôi không biết rõ tổ chức Phật thất có từ thời điểm nào. Vì chúng tôi chưa tìm ra tài liệu nào chính xác nói rõ về việc nầy. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, sở dĩ có danh từ nầy là do các ngài dựa vào kinh A Di Ðà mà lập nên. Với mục đích là nhằm tổ chức quy tụ nhiều người về một đạo tràng để cùng nhau hết lòng niệm Phật.
Ðiều mà chúng ta cũng nên lưu ý là Phật thất khác với kiết thất, hay nhập thất. Khác nhau như thế nào? Bởi vì kiết thất hay nhập thất (chữ thất nầy là nhà) là ở trong ngôi nhà nhỏ hay một gian phòng, dứt hết ngoại duyên chỉ chuyên tâm niệm Phật trong khoảng bảy ngày hay nhiều hơn, tùy theo sự phát nguyện của hành giả. Còn nói Phật thất là chỉ niệm Phật hạn định trong vòng thời gian bảy ngày thôi. Chúng tôi thấy có nhiều người lầm nhận cho rằng Phật thất cũng giống như kiết thất hay nhập thất. Sự nhầm lẫn nầy cũng có lý do, bởi vì họ không biện biệt được chữ thất trong chữ Hán. Họ nghĩ rằng chữ thất là nhà.
Chữ thất trong chữ Hán nó có nhiều chữ: thất là nhà; thất là mất (thất bại) thất là bảy ( tính theo số mục từ 1 – 7 )… Trong khi đó, khi viết thành chữ Việt, thì chỉ có một chữ thất. Nói Phật thất là danh từ ghép của hai chữ Hán Việt (chữ Hán đọc âm theo chữ Việt). Nếu chiết tự cắt nghĩa, thì chữ “Phật” nguyên tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa phiên âm là Phật Ðà dịch nghĩa là giác giả. Tiếng Việt gọi là người giác ngộ hay người tỉnh thức.
Còn chữ “thất” là con số bảy. Chớ không phải thất là nhà. Nói Phật thất có thể hiểu nôm na là ước định thời gian bảy ngày niệm Phật. Muốn cho rõ nghĩa dễ hiểu hơn thì phải thêm chữ “niệm” vào trước chữ Phật và chữ “ngày” sau số bảy, thì mới có thể hiểu được. Nghĩa là niệm Phật bảy ngày, hoặc nói ngược lại bảy ngày niệm Phật. Còn nếu dịch chữ đâu nghĩa đó, thì chẳng lẽ nói bảy giác? (Phật là giác; thất là bảy) Phật thất là bảy giác. Nếu dịch như thế thì không có ý nghĩa và cũng không ai hiểu gì cả.
Ấn Quang Đại Sư khai thị về ăn chay, phóng sanh, niệm Phật và dứt trừ nghiệp sát hại
Trở lại câu hỏi của Phật tử, sở dĩ trong đạo tràng Quang Minh không dùng những chữ đã thất, kiết thất, hay Phật thất mà chỉ dùng cụm từ “Kết kỳ niệm Phật”, điều nầy cũng không có gì là khó hiểu. Vì chúng tôi muốn cho quý liên hữu trong đạo tràng nhận định chữ nghĩa một cách chính xác rõ ràng. Tránh sự ngộ nhận lầm lẫn khó cắt nghĩa. Ðồng thời, chúng tôi cũng noi theo các bậc Cổ Ðức đã thường dùng như thế. Cụm từ nầy đã có lâu đời chớ không phải do chúng tôi mới bày ra. Cho nên cũng không có gì là lập dị khác lạ.
Như có lần chúng tôi cũng đã có giải thích sơ qua về ý nghĩa của cụm từ nầy. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được nhắc sơ lại để cho Phật tử nhớ thôi. Nói kết kỳ, chữ kết hay kiết, theo trong quyển Hán Việt Tự Ðiển của cụ Thiều Chửu ở trang 483, cụ giải thích: kết có nghĩa là “thắt nút dây”. Ðó là nói nghĩa đen còn nghĩa bóng là kết hợp lại tạo thành một mối. Nghĩa là cái gì có tánh cách ràng buộc lại với nhau thành một khối đều gọi là kết. Còn chữ kỳ là chỉ cho thời gian. Trong Qui Sơn Cảnh Sách có câu: “Vô thường lão bịnh bất dữ nhơn kỳ”. Nghĩa là vô thường già bịnh, không hẹn (kỳ) cùng người. Hoặc như có người nói: “Tôi kỳ hạn cho anh 3 ngày nữa phải trả cho hết món nợ mà anh đã thiếu tôi”.
Như vậy, kết kỳ niệm Phật (nếu nói rộng) có nghĩa là kết hợp những người bạn đồng tu lại với nhau và giới hạn ở trong một đạo tràng, quy định thời gian là bảy ngày (có thể hơn tùy phát nguyện) để cùng nhau hết lòng niệm Phật cho được nhứt tâm bất loạn. Ðó là nói sự kết hợp quy tụ nhiều người đồng tu. Còn nếu áp dụng cho mỗi cá nhân cũng thế. Thế nhưng, tại sao phải dùng con số bảy? Mà không dùng những con số khác? Trong Kinh Di Ðà Phật có dạy: “Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn nào, nghe nói đến Phật A Di Ðà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không loạn”.
Căn cứ theo lời dạy đó, nên thường người ta chỉ kết kỳ niệm Phật bảy ngày. Tuy nhiên, từ đó chúng ta cũng có thể tiến lên 21 ngày hoặc 49 ngày. Nhưng phải lấy con số bảy làm đơn vị chính rồi từ đó mà nhân lên. Như nhân ba lần bảy là hai mươi mốt, hoặc bảy lần bảy là bốn mươi chín. Ðiều nầy, theo Mật Tông giải thích, con số bảy là con số cùng cực của sự sanh hóa, nên thân trung ấm cũng bảy ngày chết đi sống lại một lần và tụng chú cũng phải tụng bảy lần mới có hiệu nghiệm. Nhưng bảo giải thích lý do tại sao? Thì không ai có thể giải thích lý lẽ một cách tường tận minh bạch được. Ðây là con số dựa theo nguyên lý sinh thành biến dịch cấu tạo của vũ trụ. Trong nhà Phật có câu: “Pháp nhĩ như thị”. Nó là thế ấy. Xin đừng hỏi tại sao lửa lại nóng hay nước lại lạnh? Bởi vì đã nói “Pháp nhĩ như thị” kia mà!
Nói tóm lại, giữa Phật thất và kết kỳ niệm Phật, nếu giải thích về ý nghĩa của từ ngữ thì có rộng hẹp khác nhau. Nói Phật thất thì có ước định thời gian rõ rệt chỉ trong vòng bảy ngày thôi. Còn nói kết kỳ niệm Phật, vừa dễ hiểu lại vừa không hạn cuộc thời gian cố định. Tùy sự phát nguyện của hành giả mà thời gian dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về mục đích nhắm tới thì cả hai đều không khác. Nghĩa là cả hai đều nhắm tới một mục đích chung là kết hợp những bạn đồng tu theo pháp môn Tịnh độ mà cùng nhau niệm Phật theo một thời gian đã quy định cho được nhứt tâm bất loạn để được vãng sanh “Cực lạc” ngay trong hiện đời cũng như sau khi lâm chung vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm Phật chính là tích đức
Kiến thức 09:21 24/11/2024Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Xem thêm