Thứ sáu, 22/11/2024, 09:32 AM

Bố thí sinh phiền não

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xá-lợi-phất hỏi:

- Ngươi cần ta giúp điều gì?

- Nói thật với Ngài, thân mẫu tôi bị bệnh, thầy thuốc bảo cần phải có tròng mắt bên trái của người để làm thuốc, mới có thể chữa được? Người ngoại đạo nói.

Xá-lợi-phất nghe nói thế tự tay móc tròng mắt bên trái cho ngay.

Vừa móc mắt xong, người Bà-la-môn liền nói:

- Trời ơi! Tôi đã nhầm, tôi cần mắt bên phải chứ không phải mắt bên trái.

Thấy vậy, Xá-lợi-phất móc mắt bên phải biếu luôn.

Người Bà-la-môn, cầm hai tròng mắt đưa lên mũi ngửi và nói:

- Tròng mắt này có mùi tanh hôi chẳng dùng gì được! Rồi hắn vứt xuống đất, lấy chân chà đạp lên hai tròng mắt ấy.

Bấy giờ Ngài Xá-lợi-phất sinh tâm phiền não. Ngài tự nghĩ:

Vì mình muốn cứu mẹ nó thoát bệnh nên chẳng tiếc thân thể, khoét cả đôi mắt mà nó chê tanh vứt đi, đã vậy nó còn dùng chân chà đạp lên nữa chứ. Thật là xung tức!

Rồi Ngài nổi giận mà mắng rằng: 

Chúng sinh như thế này, tốt hơn là Ta không tu Bồ-tát hạnh nữa.

Lời bàn:

Chúng ta thấy, sở dĩ Xá-lợi-phất hoàn toàn thối lui hạnh nguyện Bồ-tát trở về làm kẻ phàm phu, là do Ngài chưa quán triệt, hay nói đúng hơn là chưa đứng vững được trên lập trường tu Bồ-tát đạo. Ngài cũng chưa thể lường trước những nghịch cảnh sẽ đến với mình.

Cho nên, khi gặp hoàn cảnh ác nghịch mà khởi độc tâm giận giữ liền bị quả báo đọa làm thân rắn độc. Sinh một niệm giận giữ là đọa ngay vào trong loài súc sinh mang độc tính. Mỗi khi phát nộ, động hỏa tức là quên mình, quên người, bất chấp gì cả, mặt đỏ tía tai, đấy tức là mặt người mà tâm A-tu-la. Vì lẽ trên mà chúng ta cần nhẫn nại khiêm nhường hòa bình mới phải lẽ. Nhẫn nại là sức mạnh lớn nhất của người tu Phật!

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thử xem người xưa tranh nhau, cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, biết bao nhiêu triều đại trôi qua, không một triều đại nào có thể tồn tại mà không có máu đổ đầu rơi.

Thế giới ngày nay cũng vậy. Vì quyền lợi riêng tư, con người đã bất chấp tất cả, ỷ mạnh hiếp yếu, sử dụng những vũ khí tối tân, để mà gây chiến lẫn nhau. Mượn danh nghĩa tự do, hòa bình để trục lợi cá nhân, khiến thế giới bất an, con người luôn sống trong sự chết chóc, khủng hoảng. 

Tất cả đều do tâm tham, sân, si của một vài cá nhân phát ra mà kết quả tai hại thật là khủng khiếp, thật chẳng muốn nghe, muốn hỏi đến làm gì cho phiền!

Vì vậy, để cứu vãn tình thế nguy nan, để thế giới thực sự hòa bình, tuổi trẻ chúng ta, những con người trí thức, hiểu biết, khát khao hạnh phúc nhân loại, hãy dùng con mắt trí tuệ của mình mà thực hành phương pháp Từ Bi Quán. Tức là quay trở lại, quán xét đức tính từ bi trong tâm hồn của chúng ta.

Mỗi một con người tuy khác nhau về hình dáng bên ngoài, nhưng bên trong ai cũng chứa đựng một đức tính từ bi, hiểu biết và tỉnh thức.

Từ là ban vui. Bi là cứu khổ. Quán là quán xét. Vậy ban vui cứu khổ cho ai? Quán xét là quán xét cái gì?

Ở đây, nên xét kỹ. Chúng ta từ vô lượng kiếp đều trôi lăn trong vòng sinh tử, sự sống sự chết luân chuyển mãi không ngừng. Có lúc đã từng làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ, làm thân bằng quyến thuộc, thậm chí đã từng thù oán lẫn nhau.

Nhưng ngày nay chỉ thay mặt đổi mày, vì thế cả đám người chúng ta, tuy là cùng sống chung trên một hành tinh nhưng chẳng ai biết ngày trước đã từng có tương quan với nhau.

Hiểu được như vậy thì khi gặp những kẻ phản đối ta, khích bác ta, chọc tức ta, làm ta chẳng vừa ý, thời ta nên xem họ như cha mẹ, anh chị em của ta đời quá khứ, được như thế tự nhiên ta không còn giận, mà trái lại khởi tâm thương yêu, cung kính, quý mến họ.

Cho nên, muốn khiến tâm sân hận, oán thù lắng dịu, thời nên dùng đức từ bi quán mà làm chất liệu nuôi dưỡng mảnh đất tâm thức vốn thuần lương, thánh thiện.

Tuy nhiên, đức từ bi quán không phải là một phương pháp mà người căn tính ám độn có thể thực hành được. Chính vì thế, nên tốt hơn hết là thường xuyên trì niệm danh hiệu đức Bồ-tát Quán Thế Âm để được lìa cơn sân giận. Bởi vì danh hiệu Ngài chính là cơn gió mát lành thổi qua sa mạc mênh mông vốn dĩ khô cằn, nóng bức.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm