Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/05/2023, 16:01 PM

Tại sao niệm Phật thì được phước?

Niệm Phật là tâm nhớ nghĩ đến hình tượng Phật hoặc đức hạnh Phật, trí tuệ Phật, hay danh hiệu Phật.  

Niệm Phật có năng niệm và sở niệm. Năng niệm là tâm người niệm Phật. Sở niệm là đối tượng niệm Phật (hình tượng, đức hạnh, trí tuệ, danh hiệu của Phật). Sở niệm ở đây là thiện, năng niệm ở đây là chánh, nên niệm Phật là chánh niệm. Chánh niệm là thiện pháp, do đó niệm Phật cũng là thiện pháp. Tâm người niệm Phật luôn hướng đến đối tượng niệm Phật thì tâm sẽ không tán loạn. Tâm không loạn tức là định. Tâm luôn hướng đến đối tượng tức là tầm. Dán chặt tâm lên đối tượng là tứ. Sau đó, tâm người niệm Phật sẽ xuất hiện hỷ (vui) và lạc (sướng) rồi nhất tâm (định). Như vậy lúc này tâm người niệm Phật đạt được 5 chi phần (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm). Đây chính là trạng thái sơ thiền. Sơ thiền là một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có đủ 5 chi phần. Người chứng được sơ thiền thì sau khi mạng chung sẽ sinh lên cõi trời Phạm thiên thuộc Sắc giới. Nếu niệm Phật là bất thiện thì làm sao lại được sinh lên cõi trời, vì thế nên biết niệm Phật rất thiện.

Trong Chư Thiên Sự thuộc Tiểu Bộ kinh có kể một câu chuyện: Một thời, Thế Tôn quán thấy một bà lão sắp mạng chung, và bà có thể đọa vào ác đạo do một nghiệp ác trong quá khứ. Với lòng từ bi vô hạn, Ngài hiện đến trước mặt bà khiến tâm bà lão vui mừng khôn xiết. Bà đảnh lễ đức Phật với năm vóc sát đất. Bà đảnh lễ xong thì đức Phật ngoảnh mặt đi. Trong niềm vui sướng tột cùng khi bà được nhìn thấy và đảnh lễ Phật đó thì thần chết tới, bà ra đi và được tái sinh lên cõi trời ba mươi ba trong một lâu đài bằng vàng.

Người niệm Phật phải tinh tấn niệm Phật thường xuyên cho tới khi nhất tâm bất loạn. Đầy đủ các điều kiện như thế thì ngày vãng sinh về thế giới Cực Lạc là không xa.

Người niệm Phật phải tinh tấn niệm Phật thường xuyên cho tới khi nhất tâm bất loạn. Đầy đủ các điều kiện như thế thì ngày vãng sinh về thế giới Cực Lạc là không xa.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy khi bà nhìn thấy Phật thì tâm bà liền niệm Phật (nhớ nghĩ hình tượng Phật) khiến tâm bà vui sướng (hỷ lạc). Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đó, bà đã tạo một thiện nghiệp rất lớn giúp bà sinh lên cõi trời. Nghiệp có rất nhiều loại. Ở đây, người viết xin đưa ra 4 loại nghiệp gồm có: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp. Cực trọng nghiệp là nghiệp cực nặng. Đó là tội ngũ nghịch. Cận tử nghiệp là nghiệp xuất hiện khi gần chết. Tập quán nghiệp là nghiệp lặp đi lặp lại hằng ngày. Tích lũy nghiệp là nghiệp tích lũy đời này qua đời khác. Khi một người sắp mạng chung thì cực trọng nghiệp sẽ đưa thần thức đi tái sinh, nhưng nếu không có cực trọng nghiệp thì cận tử nghiệp khiến thần thức tái sinh, nếu không có cận tử nghiệp thì tập quán nghiệp, nếu không có tập quán nghiệp thì tích lũy nghiệp đưa thần thức tái sinh. Trong trường hợp của bà lão này, cận tử nghiệp thiện (niệm Phật) đã đưa bà đi tái sinh lên cõi trời.

Kinh Vô Lượng Thọ nói: khi Phật A Di Đà còn là Bồ-tát thì ngài có phát nguyện 48 lời nguyện. Trong đó, có lời nguyện: hễ bất kỳ ai trong mười phương thế giới mà niệm danh hiệu ngài thì sẽ được vãng sinh về cõi nước ngài, nếu không được như nguyện thì sẽ không thành Phật. Tiểu A Di Đà Kinh nói: người nào niệm Phật tới nhất tâm bất loạn thì ắt được vãng sinh về nước Cực Lạc. Nhất tâm bất loạn tức là chánh định.

Trong kinh Đại Kinh Bốn Mươi thuộc Trung Bộ kinh nói: “Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.” 

Chánh kiến là hiểu lời kinh Vô Lượng Thọ, kinh A-Di-Đà. Chánh tư duy là khi niệm Phật không xen tạp vọng tưởng (dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng). Chánh ngữ là không phạm tội vọng ngữ. Chánh nghiệp là không phạm tội sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Chánh mạng là làm nghề nghiệp hợp pháp. Chánh tinh tấn là tâm thường xuyên niệm Phật. Chánh niệm là tâm nhớ nghĩ danh hiệu Phật đó là Nam Mô A Di Đà Phật. Chánh định là niệm Phật được nhất tâm bất loạn.

Như vậy, người niệm Phật phải nghe kinh, nghe pháp để có chánh kiến, chánh tư duy. Người niệm Phật phải giữ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Người niệm Phật phải tinh tấn niệm Phật thường xuyên cho tới khi nhất tâm bất loạn. Đầy đủ các điều kiện như thế thì ngày vãng sinh về thế giới Cực Lạc là không xa.

Niệm Phật A Di Đà dễ mà khó. Dễ là dễ hành trì, niệm lúc nào cũng được, niệm chỗ nào cũng được, niệm thầm cũng được, niệm ra tiếng cũng được, đi đứng nằm ngồi đều niệm được, già trẻ trai gái, nông dân hay tri thức cũng đều niệm được. Khó là giữ vững được niềm tin và sự kiên trì.

Tại sao cần phải về cõi Cực Lạc? Bởi vì thế giới đó là một môi trường cực thiện, không có điều xấu ác chi để khiến tâm người bị ô nhiễm. Ở thế giới này, hiện nay đa phần con người bị thu hút vào điện thoại. Môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm. Con người bị áp lực công việc. Vật chất làm cho tâm con người tăng trưởng dục tham, sân hận, tranh đấu. Tuổi thọ con người cũng ngắn ngủi. Thế giới này có nhiều tai nạn, thảm họa như động đất, sóng thần, bão lũ, hạn hán, chiến tranh, dịch bệnh…Ngược lại thế giới Ta Bà là thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc không có tai nạn, các thảm họa. Nhân dân ở nước đó sống rất lâu. Cảnh vật ở đó rất đẹp đẽ, rất trang nghiêm. Đất bằng vàng, mọi thứ đều là châu báu.

Ở thế giới này, chúng ta thấy vàng thì tham thích, thấy đất thì không tham thích, vì đất rất nhiều, còn vàng rất hiếm. Cũng vậy, thế giới Cực Lạc toàn châu báu (vô lượng) nên chúng ta sẽ không tham thích. Nơi đó có Phật A Di Đà, các Bồ-tát và Thánh chúng. Toàn là bậc cực thiện. Chúng ta sống chung với Thánh nhân thì tâm chúng ta sẽ yên bình, an ổn. Vì từ trường thanh tịnh, thiện lành của các ngài tỏa ra khiến cho tâm chúng ta cảm thấy bình an. Chứng minh cho điều này là khi quý vị đến gần một vị cao Tăng là tâm của quý vị sẽ cảm thấy thanh tịnh, khi quý vị tới vũ trường thì tâm quý vị sẽ xao động, bấn loạn. Người ở cõi đó nhờ công đức vô lượng và nguyện lực của Phật A Di Đà mà họ không bị bệnh tật, không bị già. Đặc biệt, cõi Cực Lạc không có súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, cũng không có Ma chuyên phá hoại người tu hành. Hằng ngày, người cõi đó được nghe Phật pháp, tu tập thiền định. Cho nên, đạo lộ của họ chỉ có tiến, chứ không có lùi. Còn ở cõi Ta Bà này bị ma chướng, phiền não chướng phá hoại nên khó để tiến xa. Phiền não khởi lên khi tâm tiếp xúc với cảnh nhiễm ô. Ví dụ: khi mắt người đàn ông nhìn vóc dáng đẹp đẽ của người phụ nữ thì liền sinh khởi dục nhiễm. Còn ở Cực Lạc, tất cả người ở đó đều là đại trượng phu (x-men). Nếu cảnh thanh tịnh thì phiền não cũng khó phát, thành ra người phàm ở cõi đó khó sinh khởi phiền não. Lại thường xuyên nghe pháp (tăng trưởng trí tuệ) và thiền định thì phiền não nhanh chóng bị tiêu diệt nên dễ dàng chứng thánh quả. Sau khi chứng quả rồi, những vị đó có thể phát nguyện trở lại cõi Ta Bà nhập vào thai mẹ để sinh ra, lớn lên, đi xuất gia, tu tập chứng lại, rồi hoằng pháp lợi sinh.

Vừa qua, ở thế giới này, có Hòa thượng Thích Tịnh Không là một vị cao Tăng chuyên trì niệm Phật và hoằng dương về Tịnh độ. Sau khi lâm chung, ngài đã để lại xá-lợi. Rồi Hòa thượng Tinh Vân, trụ trì chùa Phật Quang Sơn (Đài Loan) cũng niệm Phật suốt hơn 55 năm, sau khi tịch diệt, ngài cũng để lại xá-lợi. Và còn rất nhiều vị sư, vị cư sĩ trên thế giới này tu tập niệm Phật đã biết trước ngày giờ ra đi, và để lại xá-lợi. Các ngài đã minh chứng cho chúng ta thấy pháp môn niệm Phật là pháp môn đưa chúng sinh qua khỏi bờ mê, đến bờ giải thoát. Vậy nên còn chần chừ, nghi ngờ gì nữa mà không tinh tấn niệm Phật cầu vãng sinh về thế giới Cực Lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bạn phải chân thật bảo hộ chính mình

Kiến thức 13:20 09/05/2024

Người sống ở đời, trong kinh điển Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Chúng ta được thân người, được nghe Phật pháp, dù có chút thiện căn, phải cố gắng bồi dưỡng thiện căn này.

Nuôi dưỡng hạt giống Phật 

Kiến thức 11:01 09/05/2024

Tưởng niệm ngày đản sinh của đức Phật là xưng tụng sự xuất hiện hy hữu và qúy giá vô ngần của ngài trên thế giới này, đồng thời cũng là dịp để cho người Phật tử tưởng niệm đến công ơn giáo hóa sâu dày mà ngài đã dành cho chúng sinh.

Nguồn mạch tâm linh

Kiến thức 10:39 09/05/2024

Chủ đề nói về thế giới tâm linh đòi hỏi chúng ta phải có tâm thanh tịnh cao độ mới nhận ra và ứng dụng được. Khởi đầu Đức Phật bảo tất cả mọi người, nói rộng ra là mọi loài đều có hạt giống làm Phật, tức có khả năng thành Phật.

Mùa ngát hương đàm

Kiến thức 10:14 09/05/2024

Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản, ngày Đức Phật ra đời mang Ánh Đạo Vàng soi chiếu xuống cỏi trần gian.

Xem thêm