Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/09/2022, 07:33 AM

Tại sao ta có mặt trong luân hồi?

Trong cuộc đời này không phải chỉ có một cái nghèo để chúng ta chịu đựng mà còn vô số nghịch cảnh buộc ràng khác. Hãy bình thản đối diện, chấp nhận và nhẫn nại để trả cho hết ác nghiệp từ quá khứ. Đó là yếu tố đầu tiên giúp chúng ta ra khỏi luân hồi.

Vì chúng ta có gì? Nghiệp. Vì còn cưu mang nghiệp quá khứ nên chúng ta bị lôi vào, bị cuốn vào luân hồi - để làm gì? Để trả nghiệp. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai, cũng là để chúng ta học được những đạo lý từ dòng luân hồi vô tận này. Nếu không chịu trả nghiệp, cũng không chịu học đạo lý từ cuộc đời thì ta sẽ không bao giờ giải thoát khỏi luân hồi.

Ví dụ, khi rơi vào nghiệp nghèo túng, đó là lúc ta đang đền trả bất thiện nghiệp từ quá khứ. Ai dù trong cảnh nghèo vẫn sống trong sạch, đó là người biết kiên nhẫn trả nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những người không chịu trả nghiệp, không cần cù nhẫn nại tạo phước để vượt lên mà lại muốn làm một điều xằng bậy để có tiền. Họ phá cái nghèo của mình bằng cách trộm cướp lừa gạt. Vì không chịu trả nghiệp nên người này có ra khỏi luân hồi không? Không bao giờ.

Cũng vậy, trong cuộc đời này không phải chỉ có một cái nghèo để chúng ta chịu đựng mà còn vô số nghịch cảnh buộc ràng khác. Hãy bình thản đối diện, chấp nhận và nhẫn nại để trả cho hết ác nghiệp từ quá khứ. Đó là yếu tố đầu tiên giúp chúng ta ra khỏi luân hồi.

Vô minh là căn bản của sanh tử luân hồi

Nếu không chịu trả nghiệp, cũng không chịu học đạo lý từ cuộc đời thì ta sẽ không bao giờ giải thoát khỏi luân hồi.

Nếu không chịu trả nghiệp, cũng không chịu học đạo lý từ cuộc đời thì ta sẽ không bao giờ giải thoát khỏi luân hồi.

Thứ hai là học được đạo lý từ cuộc đời. Ai sống trên đời mà không thấy được đạo lý nào, người đó sẽ bị cuốn xoáy, bị chôn vùi trong luân hồi mãi mãi. Ví dụ, khi thấy cảnh khổ của một người, chúng ta học được điều gì? Nhân quả bày ra trước mặt ta một người đau khổ để chúng ta học bài học về tình thương yêu: ta biết khởi tâm thương xót và giúp đỡ họ nếu có điều kiện. Còn khi chúng ta gặp một người giàu sang, đó là bài học gì? Bài học về sự hoan hỷ. Hoặc nhìn vào một người đến chùa tu học nhiều năm nhưng đạo hạnh không thăng tiến, đạo đức vẫn còn khuyết lở, ta cũng ngẫm được vô số bài học.

Trong cái học về đạo lý đó, khi tiếp xúc với vô số người, chứng kiến vô số thăng trầm đổi thay trên đời, ta biết suy nghiệm về nhân quả. Ví dụ, khi nhìn vào một người nghèo túng, hãy ngẫm xem họ đã gieo nhân gì trong quá khứ? Thường chúng ta cho rằng ai gieo nhân bỏn xẻn sẽ gặt quả báo nghèo khổ. Nhưng có những người rất tốt bụng, dù lúc đang túng thiếu mà hễ có tiền vào tay, họ sẵn sàng san sẻ cho kẻ khác. Họ không hề bỏn xẻn nhưng vẫn nghèo.

Vậy lý do tại sao? Có thể trong kiếp xưa họ làm phước rất nhiều rồi ở một kiếp gần đây họ được hưởng quả lành, được sống sung sướng. ở trong hoàn cảnh đó, họ quên mất đạo lý và bắt đầu phung phí, sử dụng đồng tiền không đúng. Quả báo đời sau, họ phải nghèo trở lại. Nhân quả rất công bình là vậy. Nên đừng nghĩ rằng đồng tiền rớt vào tay mình là của mình, ta muốn làm gì thì làm. Đồng tiền rơi vào tay ta đúng là cái phước của ta, tuy nhiên đồng tiền đó là của xã hội, của đất nước, của thế giới. Nếu ta sử dụng hợp lý để nó thành cái đẹp cho thế giới thì mới không tạo thành tội. Còn nếu ta phung phí, dùng vào việc không đáng dùng, cho người không đáng cho thì sau này đồng tiền sẽ rời khỏi tay ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm