Tại sao Tôn Ngộ Không cất gậy Như Ý ở vành tai mà không phải chỗ khác?
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không trở nên bất bại khi có trong tay chiếc gậy Như Ý, nếu chiếc gậy bị đánh cắp thì sức mạnh của Tôn Ngộ Không bị giảm đi rất nhiều. Quả thật, chiếc gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không chứa đựng nhiều bí ẩn và những sức mạnh kỳ vĩ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Gậy Như Ý là đại biểu cho chí khí của con người
Thời xưa, Trương Bá Thụy, là học giả Ngô Thừa Ân ngưỡng vọng có viết: "Đại tắc nhất nhật kết nhất vạn tam thiên ngũ bách tức chi thai, tiểu tắc thập nhị thì hành bát vạn tứ thiên lý chi khí" – ý là một người mỗi ngày hít thở dài là 13.500 lần, thở ngắn thì là 84.000 lần. Trong Tây Du Ký, tác giả đã chọn con số này làm sức nặng của cây gậy Như Ý Kim Cô Bổng, với ngụ ý Tôn Ngộ Không là "tâm vượn", nên cần không ngừng tôi luyện.
Nói về lịch sử của chiếc gậy Như Ý, sau khi đánh bại Hỗn Thế Ma Vương, Thạch Hầu (khỉ đá, hay Tôn Ngộ Không) liền ở Hoa Quả Sơn hưởng thụ những tháng ngày vui vẻ. Tuy nhiên, Thạch Hầu vốn căn cơ rất tốt, nên đã phát hiện rằng đao thương không có khả năng trường cửu, cho nên đã tới Long cung tìm kiếm báu vật Định Hải Thần Châm, tức gậy Như Ý làm vũ khí.
Nói về gậy Như Ý, trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Lão Quân chín lần nấu luyện. Kim Cô Bổng có tên đầy đủ là "Như Ý Kim Cô Bổng", nhũ danh là "Linh Dương Bổng", biệt danh là "Định Hải Thần Trân thiết". Tôn Ngộ Không cũng từng khoe rằng:
"Bổng thị cửu chuyển tấn thiết luyện,
Lão Quân thân thủ lư trung đoàn"
(Gậy sắt là thép tinh luyện qua chín lần,
Đích thân Lão Quân luyện trong lò).
Gậy Như Ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ "Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân" có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau. Gọi là gậy Như Ý, chính là hàm ý tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.
Lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Kim Cô Bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông Hải. Về sau Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng Kim Cô Bổng để đo biển và trời lấy ý Hải Hà vĩnh viễn cố, từ đó có tên gọi là Định Hải Thần Châm thiết. Vì sao gọi là "Định Hải Thần Trân thiết", ý chính là tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố.
Tại sao Tôn Ngộ Không lại giấu cây gậy Như Ý ở vành tai mà không phải chỗ khác?
Trong phim, chiếc gậy Như Ý được Tôn Ngộ Không được biến hóa thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình, cũng không bị rơi ra ngoài. Do cây gậy có đặc tính đặc biệt và khả năng biến hình, vì thế tác giả Ngô Thừa Ân đã phù phép cho nó có một sinh mạng giống như con người, tất cả những khả năng thần kỳ ông đều đổ dồn vào trong vũ khí này.
Chiếc gậy ngoài khả năng có thể thu về kích thước rất nhỏ, nó còn có thể uốn tròn như chiếc nhẫn, có thể tự bay đi và thu về trong tai theo ý nghĩ chỉ đạo của Tôn Ngộ Không. Có một cách lý giải theo phong thủy là, cách đây ngàn năm, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành, mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, cuối cùng là tai tương ứng với thủy.
Định Hải Thần Châm vốn là vật báu dưới long cung, trong một lần đại náo long cung, Tôn Ngộ Không đã ép Long Vương phải giao nộp vật báu. Đương nhiên vũ khí dưới thủy phải để vào nơi là thủy - mang tai như thế mới thuận theo tự nhiên.
Còn nữa, Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ được sinh ra từ vách đá thần trên núi, đương nhiên mang những đặc tính của loài khỉ. Để hợp quan niệm dân gian nên có lẽ tác giả Ngô Thừa Ân đã bố trí nơi cất cây gậy Như Ý vào tai là thể hiện đúng bản sắc riêng của "con khỉ đá" Mỹ Hầu Vương.
Tại sao gậy Như Ý biến thành kim?
Việc để gậy Như Ý biến hóa thành chiếc kim có ý nghĩa răn dạy con người cần giữ vững Đạo tâm, muốn gặt hái thành công tu thành chính quả phải chịu gian khổ, kiên trì, dù có khó khăn tới đâu, chỉ cần cố gắng là có thể vượt qua. Ngoài ra hình tượng cây kim dùng để ám chỉ cho những gian nan, vất vả trên đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng.
Tổng thể chúng ta thấy rằng cây gậy Như Ý là một sự tồn tại rất kỳ diệu của Tôn Ngộ Không. Mỗi lần Tôn Ngộ Không biến hóa, chiếc gậy cũng biến theo cùng, điều này càng khẳng định thêm sự gắn bó mật thiết của người và vật. Tại núi Linh Sơn, cây gậy Như Ý biến mất khi Tôn Ngộ Không đắc đạo thành Phật
Có tài liệu đã viết, thực tế cây gậy Như Ý là một biểu tượng của Đạo giáo. Khi chưa đắc Đạo, bản thân Tôn Ngộ Không là đệ tử chính thống của Đạo giáo, điều này được thể hiện qua chi tiết Thạch Hầu vượt 2 biển lớn để tìm Bồ Đề Tổ Sư theo học Đạo giáo cho đến khi trở thành Bật Mã Ôn trên thiên đình chịu sự quản thúc của Ngọc Hoàng.
Khi theo học, Ngộ Không đã bộc lộ những căn cơ và tư chất để tu Đạo và điều này được chính Bồ Đề Tổ Sư sớm nhìn ra. Ông đã chân truyền cho Thạch Hầu 72 phép thần thông biến hóa và thuật trường sinh. Về sau khi tiên đoán được tương lai của đồ đệ, ông đã mở đường cho Ngộ Không ra đi.
Sau khi Tôn Ngộ Không bị nhốt ở núi Ngũ Chỉ và gặp được Đường Tăng thì đây mới chính là con đường từ Ngộ Không chuyển từ Đạo giáo sang Phật giáo. Bởi vậy Ngộ Không có mối liên kết thần kỳ với Định Hải Thần Châm thiết – một báu vật tượng trưng cho Đạo giáo.
Đến khi thân phận của Tôn Ngộ Không thay đổi trở thành Đấu chiến thắng Phật, cây gậy Như Ý cũng theo đó tự động mất đi, thay ý niệm Ngộ Không đã đắc thắng bản thân tu thành chính quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm