Rốt cuộc người thầy thực sự của Tôn Ngộ Không là ai?
Người thầy thực sự của Tôn Ngộ Không chẳng phải Bồ Đề Tổ Sư đã truyền dạy 72 phép biến hóa, cũng không hẳn là sư phụ Đường Tăng. Vậy đó là nhân vật nào?
Bồ Đề Tổ Sư cự tuyệt mối quan hệ sư đồ với Tôn Ngộ Không
Trong Tây Du Ký, chính Bồ Đề Tổ Sư là người truyền dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa. Bồ Đề Tổ Sư ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là "Linh sơn", "Tà Nguyệt Tam Tinh" chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ "bầu trời". Hợp nhất chúng lại chính là: Thiên Thượng Linh Sơn.
Trong lòng Bồ Đề Tổ Sư sớm đã chọn Ngộ Không là đệ tử chân truyền. Tổ sư Bồ Đề hẳn là cũng sớm biết được căn cơ của Hầu vương không tầm thường nên cũng đã cố ý đưa ra mấy thứ thuật tiểu đạo để thử lòng. Khi Ngộ Không từ chối không học, tổ sư cũng tỏ vẻ giận dữ vô cùng. Tây Du Ký kể rằng:
"Tổ sư nghe đoạn, hừ một tiếng, từ trên đài cao nhảy xuống, tay cầm gậy giới xích, chỉ vào Ngộ Không nói:
– Loài khỉ già kia, đạo này không học, đạo kia không học, còn đòi học cái gì?
Rồi đi đến gõ đầu Ngộ Không ba cái, quay lưng giơ tay đi thẳng vào trong, đóng cửa giữa lại, bỏ mọi người ở ngoài".
Bề ngoài thì giận dữ nhưng trong lòng tổ sư sớm đã chọn Ngộ Không là đệ tử chân truyền. Việc ông cho Ngộ Không mấy gậy "bổng hát" chính là điểm hóa mà trừ Hầu vương ra thì chẳng một ai có thể hiểu.
Bởi vì: "Lúc ấy cả bọn đều oán ghét và khinh bỉ Ngộ Không. Nhưng Ngộ Không chẳng tức giận, chỉ vui cười. Nguyên do Ngộ Không vốn đã ngầm hiểu ý của sư phụ, nên không tranh cãi với chúng bạn, chỉ lặng thinh không nói. Tổ sư đánh ba cái, có nghĩa là bảo phải để ý đến canh ba, chắp tay sau lưng, đi vào bên trong, đóng cửa giữa lại, rồi đi vào lối cửa sau, ở chỗ kín ấy sư phụ sẽ truyền đạo cho".
Tuy nhiên, Bồ Đề Tổ Sư chỉ truyền dạy cho Ngộ Không vài món pháp thuật, chứ không dạy học trò của mình tâm pháp, cách tu tâm dưỡng tính. Ngay cả khi đã học được 72 phép biến hóa cùng nhiều pháp thuật thần thông quảng đại từ chỗ của Bồ Đề Tổ Sư, Tôn Ngộ Không vẫn phải nằm dưới Ngũ Hành Sơn tới 500 năm. Hơn nữa, bản thân Bồ Đề Tổ Sư cũng từng cự tuyệt việc thừa nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ cũng như rũ bỏ mối quan hệ sư đồ khi Ngộ Không không lĩnh hội được những đạo nghĩa ở đời ông truyền dạy.
Tôn Ngộ Không mắt ngấn lệ hỏi: "Sư phụ, người bảo con phải đi nơi nào?"
Tổ sư trả lời: "Ngươi tới từ nơi đâu thì trở về nơi đó là được. Dù ngươi có gây họa cũng không được phép nói là học trò của ta. Nếu ngươi nói ra nửa chữ để ta biết được, ta nhất định sẽ đem con khỉ nhà ngươi lột da, róc xương, đem thần hồn giáng vào Cửu U, để ngươi vạn kiếp không thoát thân được".
Khi đó, Ngộ Không vô cùng sợ hãi mà cam đoan: "Con tuyệt đối sẽ không nhắc một chữ tới người".
Vì tự tay cắt đứt quan hệ sư đồ nên Bồ Đề Tổ Sư không được coi là "người thầy đầu tiên" của Tôn Ngộ Không. Đặc biệt, dù dùng hết thảy 72 phép thuật thần thông quảng đại do Bồ Đề Tổ Sư dạy cho mình, Ngộ Không vẫn không thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ, bị phạt đè dưới Ngũ Hành sơn 500 năm, sau nhờ Đường Tăng giải thoát mới có thể lên đường đi lấy kinh.
Phật Tổ Như Lai là "sư phụ xịn" của Tề Thiên Đại Thánh
Cũng có người cho rằng, Đường Tăng mới là người thầy chân chính của Đại Thánh, vì vị cao tăng ấy đã cùng Ngộ Không trải qua 81 kiếp nạn, nếm mật nằm gai và giúp Ngộ Không giác ngộ nhiều đạo lý.
Nhưng bất ngờ, trong một nghiên cứu gần đây, hai vị chân nhân Bồ Đề Tổ Sư lại không phải sư phụ đích thực của Tôn Ngộ Không. Bồ Đề Tổ Sư và Đường Tăng chỉ đóng vai trò là "trợ giảng" trên con đường Ngộ Không giác ngộ đạo lý, người thầy đích thực của vị Đại Thánh này được khẳng định là Phật Tổ Như Lai.
Năm xưa khi Bạch Mã Ôn đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng đã từng phải cầu cứu Phật Tổ Như Lai. Bấy giờ, Phật Tổ nghe nói Ngộ Không muốn làm chủ thiên cung, liền cười mà bảo: "Ngươi chính là con khỉ thành tinh muốn đoạt tôn vị của Ngọc Hoàng đại đế sao? Ngọc Hoàng tu trì từ nhỏ, khổ sở trải qua 1.750 kiếp nạn, mỗi kiếp dài 129.600 năm, phải chịu khổ ải bao năm mới có thể ngồi lên ngai vị này. Ngươi ra đời chỉ là một con yêu quái, sao dám lớn tiếng đòi hỏi như vậy? Thừa dịp còn sớm có thể quy y thì chớ nên nói bậy, nếu không gặp phải kẻ đạo hạnh cao thâm thì đến mạng cũng khó giữ".
Ngộ Không đáp trả: "Hắn tuy tu dưỡng vài kiếp, nhưng cũng không nên chiếm cái ghế ấy lâu như vậy. Có câu Hoàng đế thay phiên nhau làm, sang năm đến lượt ta. Chỉ cần hắn dọn ra ngoài, đem thiên cung để cho ta thì không sao. Còn nếu không đồng ý, ta nhất định làm cho khuynh đảo, khiến nơi này không có nổi một ngày yên ổn".
Thẳng thắn mà nói, Phật Tổ chỉ cần nhấc một ngón tay út cũng có thể thu phục Tôn Ngộ Không, nhưng ngài không làm vậy, bởi trời cao vốn có đức hiếu sinh.
Hành trình đến Tây Thiên đã phần nào chứng tỏ thực lực có hạn của Đại Thánh, bởi ngoài sự bất tử và 72 phép thần thông biến hóa, mỗi khó khăn Đại Thánh đều nhờ sự giúp đỡ của các vị tiên nhân. Hơn nữa, Tôn Ngộ Không nhìn qua thì có vẻ thần thông quảng đại, nhưng kỳ thực trong mắt Thái Thượng Lão Quân hay Bồ Tát cũng chỉ là một con khỉ nhỏ bé. Phật Tổ đã an bài số phận, khiến Tôn Ngộ Không dần từ bỏ ma pháp tu thành chính quả trên đường đi lấy chân kinh cùng Đường Huyền Trang.
Bởi vậy, Phật Tổ Như Lai mới được coi là người thầy chân chính của Ngộ Không, còn Đường Tăng chính là vị "trợ giảng" tận tâm và kiên trì trên con đường tu đạo của Đại Thánh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm