Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vẻ đẹp "mắt lửa ngươi vàng" của Tôn Ngộ Không theo kinh Bát Nhã

Tu tâm có thể làm cho tâm con người ta sáng, thế nên lò bát quái cũng chẳng thể thiêu chết mà ngược lại còn giúp Tôn Ngộ Không luyện thành mắt lửa ngươi vàng. Câu chuyện mang màu sắc thần kỳ này đã hé lộ ẩn ý và triết lý Bát Nhã cao thâm của nhà Phật.

>PHẬT GIÁO THƯỜNG THỨC

Mắt lửa ngươi vàng xuất phát từ tâm

Theo Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không có được Hỏa nhãn kim tinh (đôi mắt lửa sáng ánh kim) và Đồng đầu thiết tý (đầu cứng như đồng, tay dẻo như thiếc) sau khi bị bắt cho vào lò luyện linh đan Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân. Bị nhốt vào lò lửa 49 ngày đêm, thoạt đầu tưởng là nạn lớn nhưng sau mới hay là phúc phận của Mỹ hầu vương.

Thái Thượng Lão Quân tự mình thả mất Tôn Ngộ Không, lại còn bị Ngộ Không ăn trộm tiên đan, đánh đổ lò Bát Quái.

Thái Thượng Lão Quân tự mình thả mất Tôn Ngộ Không, lại còn bị Ngộ Không ăn trộm tiên đan, đánh đổ lò Bát Quái.

Bài liên quan

Đôi mắt Mỹ hầu vương vàng sáng chói, chiếu suốt qua các cung Trời làm Ngọc Hoàng rúng động, kinh ngạc. Ðôi mắt vàng ấy phân biệt rõ chính tà, hư thật. Ðôi mắt vàng ấy đã dàn dụa nước mắt trước cảnh đời vô thường, khổ đau đi tìm đường học đạo bất sinh bất diệt từ Tôn giả Tu Bồ Ðề tại một trú xứ xa xăm.

Ðôi mắt vàng của thân thể kim cương nước lửa không phạm được ấy đã là linh hồn cuộc hành trình thỉnh Kinh mà thiếu nó thì tức thời phái đoàn 5 thầy trò Đường Tăng rơi nào ma nạn. Đôi mắt lửa ngươi vàng tuyệt vời đủ để chúng ta đánh giá cao tiểu thuyết Tây Du Ký.

Biểu tượng của trí tuệ Bát Nhã

Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký.

Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký.

Bài liên quan

Trí tuệ Bát Nhã của Phật giáo là trí tuệ hoàn hảo, thấu suốt của một vị Phật. Như giáo lý Phật giáo đã "dựng đứng dậy những gì bị quăng ngã xuống, mở ra những gì bị che kín". Cuộc đại náo của Tề Thiên Ðại Thánh tại Long cung và Thiên cung là sự đánh thức sự thật ấy, cho chúng sinh tại đó thấy rõ lối ra khỏi vô thường, không thật để đi vào nguồn giải thoát chân thật. Đôi mắt vàng của Mỹ hầu vương đã thấy và đã làm cho chúng ta thấy cái sự thật mộng mị, bất toàn, hư dối từ âm phủ đến Thiên cung.

Chiếc thiết bổng nặng nghìn cân của Ðại Thánh Tề Thiên, biểu hiện sức mạnh của đôi mắt vàng, chính là chiếc gậy đánh thức chứ không phải nổi loạn. Chiếc gậy sắt ấy đập phá các nguyên nhân gây ra đau khổ cho cuộc đời và xây dựng an lạc, hạnh phúc của vô sinh. 

Gần như suốt thời gian theo dõi cuộc hành trình thỉnh Kinh, chúng ta đã bị cuốn hút bởi cái nhìn chính xác và bởi thái độ tự chủ trước các hiểm nạn và trước mọi cám dỗ của Tôn Hành Giả.

Mỗi cái nhìn, mỗi bước đi của Hành Giả như vang lọng lời Kinh Bát Nhã: "Dĩ vô sở đắc, cố Bồ-đề-tát-đỏa y Bát Nhã Ba La Mật-đa, cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn."

Cũng giống như câu chuyện chim phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn lạnh lẽo, trong đời này, chỉ khi kinh qua hết thảy khổ nạn, bước qua núi đao biển lửa, bạn mới có thể đắc được những điều quý giá nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm