Thứ ba, 03/03/2020, 08:03 AM

Tái sinh kỳ lạ của cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ

Tiến sĩ Jurgen Keil – một nhà tâm lý học người Úc, đã lắng nghe Kemal Atasoy – một cậu bé sáu tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ – tả lại một cách tự tin những chi tiết về cuộc sống kiếp trước của mình mà cậu nhớ được.

 > Những câu chuyện tái sinh luân hồi có thực trong cuộc sống

Trường hợp của Kemal Atasoy - trường hợp luân hồi tái sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hai người đang ngồi với nhau trong nhà của cậu bé, một ngôi nhà ấm cúng trong khu thượng lưu, ngồi cùng với họ là người phiên dịch của Tiến sĩ Keil và bố mẹ Kemal – một cặp vợ chồng trí thức thỉnh thoảng lại tỏ ra rất thích thú trước vẻ hào hứng của cậu con trai trong khi kể lại những trải nghiệm của mình. Cậu bé nói cậu đã sống ở Istanbul, cách đó 800 km. Cậu nói họ của gia đình mình là Karakas và cậu là một tín đồ đạo Cơ đốc giàu có người Ác-mê-ni sống trong một ngôi nhà ba tầng lớn.

Theo lời cậu thì hàng xóm của cậu là một người phụ nữ có tên Aysegul, một người nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phải rời khỏi đất nước vì gặp phải một số vấn đề pháp lý. Kemal cho biết ngôi nhà của mình nằm trên bờ song – nơi các con thuyền neo đậu và đằng sau nó có một nhà thờ. Cậu bé nói vợ và con mình đều có tên Hy Lạp. Cậu cũng kể rằng mình thường mang theo một túi da lớn và chỉ sống trong nhà vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nên tin vào tái sinh hay không?

Khi Kemal gặp Tiến sĩ Keil vào năm 1997, không ai biết câu chuyện của cậu bé là thật hay không. Bố mẹ của cậu không biết người nào ở Istanbul. Thực sự là Kemal và mẹ cậu chưa từng đến đó, còn bố cậu chỉ mới đi công tác đến thành phố đó hai lần. Thêm vào đó, gia đình họ cũng không quen ai là người Ác-mê-ni. Bố mẹ cậu là các tín đồ theo đạo Hồi giáo Alevi, một nhóm tôn giáo tin vào sự đầu thai, nhưng dường như họ không cho rằng những câu nói của Kemal – những câu mà cậu bé đã nói từ khi còn là một đứa bé hai tuổi mới chập chững biết đi – có gì quan trọng.

Tiến sĩ Keil bắt đầu quá trình xác minh xem những lời Kemal đã nói có đúng không. Khi tiến sĩ Keil và phiên dịch của mình đến Istanbul, họ đã tìm thấy ngôi nhà của Aysegul – người phụ nữ mà Kemal đã nói. Nằm kế bên ngôi nhà là một khu dinh thự ba tầng bỏ hoang đúng như những gì Kemal đã miêu tả – nó nằm ở bờ song, nơi có các con thuyền neo đậu và đằng sau nó là một nhà thờ. Nhưng sau đó Tiến sĩ Keil lại gặp khó khăn khi đi tìm bằng chứng xem một người như Kemal miêu tả có từng sống ở đó hay không. Vào lúc ấy, ở khu vực đó của Istanbul không có người Ác-mê-ni sống trong vùng. Khi quay lại Istanbul trong cùng năm đó, ông đã nói chuyện được với các ủy viên tài phán giáo hội nhà thờ Ác-mê-ni nhưng họ cũng không biết rằng đã từng có một người Ác-mê-ni sống trong căn nhà đó. Không hồ sơ nào trong nhà thờ cho thấy đã từng có một người như thế nhưng có nhiều hồ sơ đã bị tiêu hủy trong một vụ hỏa hoạn. Sau đó, Tiến sĩ Keil nói chuyện với một cụ già trong vùng và cụ khẳng định chắc chắn đã từng có một người Ác-mê-ni sống ở đó nhiều năm trước và các ủy viên nhà thờ quá trẻ nên không biết được những chuyện đó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Năm tiếp theo đó, Tiến sĩ Keil thực hiện chuyến đi lần thứ ba đến vùng và phỏng vấn một nhà sử học có uy tín. Trong suốt cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Keil tuyệt nhiên không đưa ra bất cứ lời gợi ý nào. Nhà sử học đã kể lại một câu chuyện rất giống với chuyện Kemal đã kể. Nhà sử học nói đúng là đã có một tín đồ đạo Cơ-đốc giàu có người Ác-mê-ni sống trong căn nhà đó. Ông ta là người Ác-mê-ni duy nhất trong vùng và họ của ông là Karakas. Vợ ông là một người theo đạo Chính thống giáo Hy Lạp và gia đình bà đã không đồng ý cho hai người kết hôn với nhau. Hai vợ chồng họ đã có ba đứa con nhưng nhà sử học không biết tên của chúng. Ông nói dòng họ Karakas sống ở một khu vực khác của Istanbul, họ chuyên buôn bán đồ da và người đàn ông đã chết được nói đến thường đeo một chiếc túi da lớn trên người. Ông cũng cho biết người đã chết chỉ sống trong căn nhà trong những tháng mùa hè. Ông ta đã chết vào khoảng năm 1940 hoặc 1941.

Mặc dù Tiến sĩ Keil không thể kiểm tra được tính xác thực trong lời kể của Kemal rằng người vợ và ba đứa con có tên Hy Lạp, nhưng người vợ đúng là xuất thân từ một gia đình Hy Lạp. Còn cái tên Kemal đưa ra cho người đàn ông lại chính là một từ Ác-mê-ni có nghĩa “một người tốt”. Tiến sĩ Keil không thể khẳng định được mọi người có thật sự gọi ông Karakas như thế hay không nhưng ông đặc biết chú ý đến một sự thật là tuy chẳng có ai xung quanh cậu bé biết từ đó, Kemal vẫn đưa ra cái tên rất có khả năng đã được dùng để miêu tả ông Karakas.

Nghiệp, tái sinh và di truyền học

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Làm thế nào mà cậu bé này, sống trong một thị trấn cách đó 800 km, lại biết được nhiều điều như thế về một người đàn ông đã chết ở Istanbul 50 năm trước khi cậu chào đời? Cậu không thể được nghe kể về người đàn ông mà Tiến sĩ Keil đã phải rất vất vả mới truy tìm được một chút tông tích. Liệu có cách giải thích nào khả dĩ hay không? Câu trả lời của Kemal rất đơn giản: Cậu bé nói trong kiếp trước của mình, cậu chính là người đàn ông đó.

Kemal không phải là người duy nhất nói ra những điều như vậy. Đã có nhiều đứa trẻ trên khắp thế giới kể ra những hồi ức về kiếp trước của mình. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những câu chuyện của các em trong hơn 40 năm qua. Có hơn 2500 trường hợp đã được ghi vào hồ sơ ở Division of Personality Studies(Khoa nghiên cứu nhân cách) thuộc Trường Đại Học Virginia. Liệu có đúng là Kemal và 2500 đứa trẻ đó đang nhớ lại những gì các em nghĩ là mình đang nhớ – các sự việc trong kiếp trước của mình – hay không? Câu hỏi đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm và cuốn sách này sẽ thử đi tìm câu trả lời cho nó. Từ trước đến giờ, chúng tôi vẫn chỉ hướng đến những độc giả là các nhà khoa học, nhưng giờ đây, khi chúng tôi đã có dữ liệu của suốt 40 năm qua, những người dân bình thường cũng xứng đáng có một cơ hội để kiểm nghiệm bằng chứng. Tôi sẽ cố trình bày chúng một cách khách quan nhất để các bạn có thể tự đưa ra kết luận cho riêng mình. Tự bản thân hiện tượng các trẻ nhỏ thuật lại những kí ức về kiếp trước đã đầy tính lôi cuốn và trong quá trình tìm hiểu, bạn sẽ dần dần hình thành được quan điểm của mình về nó. Cuối cùng, bạn sẽ quyết định được có nên tin rằng những đứa trẻ như Kemal đã đầu thai trở lại sau khi sống ở kiếp trước – và những người còn lại trong số chúng ta cũng có thể đầu thai – hay không?

Trích từ sách "Tiền kiếp – có hay không?"- r

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm