Thứ bảy, 09/09/2023, 18:21 PM

Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não

Khi tâm trí xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo lắng, đừng để nó làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của chúng ta. Hãy thử một biện pháp đơn giản mà hiệu quả, đó là thiền hành.

Chỉ cần đứng lên và bước đi, nếu thực hành đúng cách, chắc chắn chúng ta sẽ có những giây phút thảnh thơi, an lạc, tâm trí sáng suốt và buông bỏ được phiền não.

Thiền hành là gì?

Thiền hành là một phương pháp thiền, ứng dụng khi chúng ta đi; giúp thay đổi tư thế từ ngồi sang đi - từ tĩnh sang động cũng rất tốt.

Phương pháp thiền này giúp chúng ta rèn luyện sự chú tâm, là phương pháp thiền định rất cần thiết và bổ trợ cho ngồi thiền. Ngồi thiền lâu thì nên đứng dậy để đi thiền.

Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não 1

Thiền hành hay kinh hành là phương pháp thiền ứng dụng khi đi

Những lợi ích bất ngờ của thiền hành

1. Thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi

Thiền hành giống như sự nghỉ ngơi, là một phương pháp rất tốt để thư giãn. Khi cơ thể đang căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta đi thiền hành sẽ giúp giảm nhẹ, giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi đó rất nhiều.

Hướng dẫn hành thiền đơn giản giúp tâm bình an, buông bỏ phiền não 2

Căng thẳng, mệt mỏi sẽ được giảm nhẹ khi đi thiền hành

2. Cải thiện sức khỏe

Thiền hành giúp khí huyết lưu thông. Khi máu lưu thông tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động nhịp nhàng.

Vì thế, sống trong thời đại công nghiệp này, nếu biết đi thiền hành sau mỗi giờ làm việc vất vả, căng thẳng thì rất tốt cho sức khỏe.

3. Tăng khả năng tập trung, chú ý

Việc đi kinh hành chính là đang luyện sự chú tâm để không bị hướng tâm ra ngoài hay bị tác động bởi những thứ bên ngoài.

Ví dụ, khi đang đi, thấy xe ô tô đi bên cạnh là ta để tâm vào chiếc ô tô, quên mất chân nào đang bước (tức là tâm hướng ra ngoài). Còn khi đi thiền hành, chúng ta theo dõi được từng cử động của chân: nhấc lên, bước đi rồi chạm đất.

Thiền hành giúp cho thân ở đâu thì tâm ở đó, giúp chúng ta không bị phân tâm hay nghĩ lung tung đi chỗ khác. Khi thân tâm ở cùng một chỗ sẽ khiến mọi việc được hiệu quả, chúng ta được sáng suốt hơn.

4. Sinh ra công đức, phúc báu

Sau khi thiền, một năng lượng sẽ được sinh ra, nhà Phật gọi là công đức, có công đức thì có phúc báu. Chúng ta có thể hồi hướng công đức này cho các việc của mình để được tốt lên.

Ví dụ: Hồi hướng cho việc thi cử sắp tới được thuận lợi hay mong cầu sự tốt đẹp, may mắn trong công việc,...

Chúng ta có thể hồi hướng công đức bằng cách nói: “Con kính lạy chư Phật, con xin hồi hướng công đức tọa thiền hôm nay cho…” (đọc những việc chúng ta mong cầu).

Cách đi thiền hành

Bước 1: Thư giãn, thả lỏng cơ thể. Lưng, đầu, cổ tương đối thẳng nhưng lỏng, chứ không gồng cứng như khúc gỗ.

Bước 2: Khi bắt đầu bước đi, định bước chân nào thì phải nghĩ về chân đó. Ví dụ, bước chân phải trước thì chú ý đến chuyển động của chân phải như sau:

- Trọng lực dồn sang chân trái

- Nhấc gót chân phải

- Đưa chân phải ra đằng trước

- Chạm các ngón chân phải xuống đất

Tương tự như vậy với chuyển động của chân trái khi bước đi.

Bước 3: Đi lại nhẹ nhàng, thong thả, toàn thân thư thái không gồng cứng. Chân phải bước thì nói là “phải, bước”. Khi bàn chân phải chạm xuống đất thì nói là “chạm”. Tương tự với chân trái.

Như vậy, trong quá trình đi, chúng ta chú tâm vào bước chân và lần lượt nói: “phải, bước”, “chạm”; rồi “trái, bước”, “chạm”; “phải, bước”, “chạm”; rồi “trái, bước”, “chạm”,...

Lưu ý: Khi cảm nhận được chân chạm mặt đất này mới nói “chạm”. Khi đi, chúng ta đừng để bị nhầm lẫn giữa chân trái và chân phải. Ví dụ như khi đang nhấc chân trái lại nói là chân phải.

Cứ đi như vậy trong thời gian 15, 20 phút hoặc hơn (nếu có thời gian); chúng ta sẽ cảm nhận được những giây phút thảnh thơi, thư giãn.

Trên đây là những hướng dẫn của Thầy Thích Trúc Thái Minh về thiền hành, hy vọng quý độc giả sẽ có được những phút giây thư thái ngay trong từng bước chân và được cải thiện sức khỏe, tăng sự tập trung; giúp công việc hanh thông, cuộc sống hạnh phúc hơn mỗi ngày!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Xem thêm