Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/12/2021, 14:36 PM

Tấm gương cư sĩ

Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291), một trong những nhân vật sáng chói của một thời đại huy hoàng nhất của Việt Nam, nhà Trần (1225 - 1400).

1/ Nhà quân sự, nhà chính trị tài năng

Là Hoàng tử, con của An Sinh Vương Trần Liễu, cũng như các vương công của hoàng gia, lại thêm tư chất thông minh, Thượng Sĩ đã được đào luyện kỹ càng, cộng thêm với trí thông minh, sự cần cù trong học hỏi và trong sự tự học, nghiên cứu, ngài đã trở thành một nhà quân sự, nhà chính trị tài năng.

Ba lần chiến thắng oai hùng trước quân Nguyên Mông xâm lược của vua quan và nhân dân đời Trần là một kỳ tích không những trong nước mà cả trên thế giới. Lần thứ nhất là vào năm 1258 dưới thời vua Trần Thái Tông, lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 - 1288) là vào thời vua Trần Nhân Tông. Trong hai lần này đều có Ninh Hưng Vương Trần Quốc Tung (tức Tuệ Trung Thượng Sĩ) cùng với nhiều tướng lãnh trong và ngoài hoàng tộc dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia lãnh đạo quân sĩ chống giặc. Cuộc chiến cam go, khốc liệt, nhưng cuối cùng quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông và Danh tướng Trần Hưng Đạo đã phá tan quân xâm lược. Ninh Hưng Vương Trần Quốc Tung (tức Thượng Sĩ) được phong làm Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Thế là từ là một nhà quân sự, Thượng Sĩ trở thành một nhà chính trị lo việc an dân và phát triển đất nước.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông với cương vị là vua, ngài ra tay chống giặc, dẹp xong giặc, ngài là một Thiền sư, lãnh đạo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị tướng, khi đất nước thái bình, ngài lại là một Thiền sư, tham gia xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm phụ giúp Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Ít lâu sau, Thượng sĩ từ giã chính trường, lui về tu tập và phát triển Thiền học Đại thừa tại ấp Tịnh Bang, nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Từ đây, Thượng Sĩ là vị Đại thiền sư, là một thi sĩ… Thời gian này chỉ kéo dài khoảng 3 năm nhưng lại là thời gian quan trọng nhất đối với Phật giáo, Thiền học Đại thừa, văn học Thiền đời Trần.

Tuệ Trung Thượng Sĩ: Tình thương và sự bao dung

Về việc nhập Thiền, Thượng Sĩ dạy rằng cần phải xóa bỏ mọi thứ gây rối rắm như sự phân biệt, so đo, lý luận… ngã chấp mà ngài bảo như bọn ếch đang đánh nhau trong ao, và cái tâm như cọng xe vua nhúng vào ao ấu mà không hề dao động.

Về việc nhập Thiền, Thượng Sĩ dạy rằng cần phải xóa bỏ mọi thứ gây rối rắm như sự phân biệt, so đo, lý luận… ngã chấp mà ngài bảo như bọn ếch đang đánh nhau trong ao, và cái tâm như cọng xe vua nhúng vào ao ấu mà không hề dao động.

2. Vị Đại thiền sư

Tài liệu tôi sử dụng sau đây là sách “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục”, bản dịch của Trúc Thiên, Đại học Vạn Hạnh xuất bản vào năn 1968. Tôi chọn sách này vì Trúc Thiên là một học giả Phật học nổi tiếng và cuốn sách có phụ bản nguyên văn chữ Hán. Tuy vậy có đôi chỗ tôi xin dịch lại mà tôi nghĩ là phù hợp với phần trình bày của tôi. Trong khuôn khổ bài phát biểu này, tôi xin chỉ nêu một số nét khái quát nhưng tiêu biểu về nội dung của sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục.

 - Tổng quan về Thiền:

Về hình thức và kỹ thuật dạy, Thiền gồm những hỏi đáp (đối cơ), nêu đề tài (niêm cử), kệ tụng… Về ý nghĩa và nội dung, Thiền đào sâu về một số giáo lý Phật giáo như Không, Vô ngã, Vô chấp, phi nhị biên, phi lý luận, trực nhập chân như, Phật tâm, giải thoát tâm…

Về việc nhập Thiền, Thượng Sĩ dạy rằng cần phải xóa bỏ mọi thứ gây rối rắm như sự phân biệt, so đo, lý luận… ngã chấp mà ngài bảo như bọn ếch đang đánh nhau trong ao, và cái tâm như cọng xe vua nhúng vào ao ấu mà không hề dao động:

Quân vương hạ thứ đấu oa trì. (Đối cơ)

 (Tôi xin dịch lại: Vua hạ gọng xe xuống cái ao trong đó đang có mấy con ếch đánh nhau).

Ngay cả khi không có những thứ gây rối rắm, những hình ảnh, ý tưởng tích cực, tốt đẹp xảy ra trong tâm cũng cần phải xóa bỏ:

 Nhược phùng đống nùng lão Cồ Đàm,

 Vị miễn lan hung đạp.

 (Cử công án, Pháp sanh diệt)

(Xin tạm dịch lại: Nếu gặp lão Cồ Đàm nóng lạnh, không thể không đạp ngang hông lão ta.)

Quán tưởng, chứng ngộ là tự mình quán tưởng, chứng ngộ, không nhờ vào ai khác, cũng như ngứa thì tự mình gãi, đói thì tự mình ăn, không ai gãi thế, ăn thế cho mình:

Gãi ngứa đâu phải người khác ngứa,

Đói ăn cũng chính tự ông ăn.

(Đối cơ)

Tất cả là chỉ nhằm vào tự mình, tâm mình là Phật, Phật là tâm mình. Với ý nghĩa đó, quán chiếu sự vật là nhằm vào chính sự vật, thấy sự vật như chính nó, đo là chân như, như thị:

Cầu châm lạc địa

Ngưỡng diện khuy thiên.

(Cử công án, Pháp sanh diệt)

(Xin tạm dịch: Tìm kim rơi thì phải cúi xuống đất, nhìn trời cao thì phải ngưỡng mặt lên trời.)

Một câu chuyện hay về việc nhìn sự vật đúng như chính nó được Thượng Sĩ nêu và bàn: Ba vị Sư: Quy Tông, Trí Kiên, Nam Tuyền đi đường, gặp một con hổ. Quy Tông nói: “Đại tự miêu nhi” (xin dịch: Thật gống con mèo). Thượng Sĩ bàn: “Miệng nói chứ không phải tự mình gặp”. Trông thấy con hổ mà lại nghĩ đến con mèo, tỏ ý không sợ hãi, chỉ xem nó như con mèo. Vậy là đã rời sự vật được quán sát. Trí Kiên bảo: “Đại tự cẩu tử” (xin dịch: Thật giống con chó). Thượng Sĩ bàn: “Lão ấy lúc nắm, lúc buông, nhưng có chỗ đáng tiếc.” Thượng Sĩ khen một chút, chê một chút. Ý là: Tuy Trí Kiên biết đó là con hổ nhưng chẳng sợ hãi gì, xem nó như con chó mà thôi, nhưng như thế tuy là biểu lộ sự bình thản nhưng lại xa rời đối tượng quán sát. Nam Tuyền nói: “Đó là con cọp” (Ở đây xin tạm dịch như thế thay vì dịch: Đó là một con cọp beo: Giá thị nhất cá đại trùng. Đại trùng nghĩa là con hổ hay cọp, loài hổ, báo, sư tử). Thượng Sĩ khen: “Gót chân chẳng chấm đất.” Đó là quán sát sự vật đúng như chính nó vậy!

Thượng Sĩ không mang vẻ dáng của vị Đại thiền sư mà chỉ là một lão niên vui cảnh điền viên, một thi sĩ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thong dong, nhàn nhã.

Thượng Sĩ không mang vẻ dáng của vị Đại thiền sư mà chỉ là một lão niên vui cảnh điền viên, một thi sĩ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thong dong, nhàn nhã.

Quán sát sự vật như vậy thì quán sát tâm cũng như vậy. Do vì tất cả là KHÔNG nên thấy CÓ Phật là do tâm khởi, tâm diệt thì Phật ấy cũng diệt, vì:

Phật, Phật, Phật, không thể thấy,

Tâm, tâm, tâm, không thể thuyết.

(Phật tâm ca).

Do vì tất cả là Không, bất nhị nên người ta bị lầm lạc chứ thật ra tâm và Phật chính là một:

Tâm tức Phật

Phật tức tâm

Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông.

(Phật tâm ca).

Để ngộ được như vậy là kết quả của một quá trình hành Thiền liên tục, tinh chuyên, kiên định như hoa sen trong lò lửa:

Đi cũng Thiền

Ngồi cũng Thiền

Giữa lò lửa rực một cành sen

Ý chí mất đi thêm ý chí

Được an tiện ấy cứ tiện an.

(Phật tâm ca)

Sau đây là lời khuyên của Thượng Sỹ ở cuối bài “Phật tâm ca”:

Thức! Thức! Thức!

Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh!

Dẫm đất bốn bề chớ lệch nghiêng.

Ai có như lời tin được vậy,

Đạp đỉnh Tỳ-lô bước bước lên.

3/ Nhàn cư an tịnh

Tuệ Trung là Pháp tự do Tổ Tiêu Dao đặt cho Thượng Sĩ, Thượng Sĩ thường được hiểu là Bồ-tát.

Tuệ Trung là Pháp tự do Tổ Tiêu Dao đặt cho Thượng Sĩ, Thượng Sĩ thường được hiểu là Bồ-tát.

Giờ đây Thượng Sĩ không mang vẻ dáng của vị Đại thiền sư mà chỉ là một lão niên vui cảnh điền viên, một thi sĩ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thong dong, nhàn nhã:

Trời đất liếc trông hề sao thênh thang

Chống gậy chơi rong hề phương ngoài phương.

Hoặc cao cao hề mây đỉnh núi,

Hoặc sâu sâu hề nước trùng dương.

(Phóng cuồng ca)

Xin nêu thêm một bài thơ khác về phong cảnh ấp Tịnh Bang, nơi Thượng Sĩ ở ẩn lúc cuối đời:

Trại quê vừa dựng cảnh thanh tân

Đào lý xinh tươi bốn tiết xuân.

Tiếng sáo chăn trâu trăng gác lặng

Mình tôi dầm ruộng dáng mây quần.

Khe chia đuôi én ngăn bờ tục,

Lối rẽ đường dê tiếp dặm trần.

Trong tối quỷ thần âu trộm bảo

Ông nên về đấy để an thân.

(Tịnh bang cảnh vật)

4/ Cư sĩ, Thiền sư

Tuệ Trung là Pháp tự do Tổ Tiêu Dao đặt cho Thượng Sĩ, Thượng Sĩ thường được hiểu là Bồ-tát. Ước nguyện của một cư sĩ tại gia rồi trải vô số kiếp sẽ thành Phật. Tuệ Trung Thượng Sĩ là danh hiệu do vua Trần Thánh Tông ban cho Thượng Sĩ. Danh hiệu, Đạo hiệu, Vương hiệu hay gì gì nữa ngài cũng không màng. Nhưng lắm người đời vẫn muốn tin ngài là một vị Đại sư, Đại Hòa thượng khi nghĩ rằng trong Phật giáo, vẫn có nhiều Sư, Tăng không quy y, thọ giới với vị Tăng sĩ nào nhưng vẫn được coi là Tăng nhân, Đại đức… Trong sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục, khi nhắc đến ngài thì ghi là Sư. Sư có thể là Thiền sư, là vị Thầy và cũng có nghĩa là vị Tăng nhân Đại đức.

Thượng Sĩ không ở chùa, an cư tại Dưỡng Chân Trang, ấp Tịnh Bang, sinh hoạt thong dong của một Cư sĩ. Thời Phật đã có rất nhiều đệ tử cư sĩ đã đắc A-la-hán. Ngài Duy-ma-cật há chẳng phải là được các Đại đệ tử của Đức Phật tôn trọng, khâm phục về trình độ tu chứng của ngài. Vấn đề là cư sĩ tại gia phải chịu những rắc rối trong đời sống xã hội nên khó thành tựu trong tu tập. Tuy vậy người cư sĩ tu tại gia và vẫn có thể tạo phước đức qua các công việc phục vụ đất nước, xã hội, nhân sinh. Gương sáng của cư sĩ Cấp Cô Độc vẫn còn đó và Thánh quả của ông là thiện quả cho những nỗ lực phục vụ Đạo pháp và nhân sinh của ông vậy.

4/ Lời kết

Sự nghiệp và con người của Tuệ Trung Thượng Sĩ quá cao vời, đặc biệt là công lao phát triển Phật học, Thiền học Đại thừa đời Trần thật to lớn. Chính Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi còn là Thái tử đã chịu sự chỉ dạy Thiền của Thượng Sĩ do Phụ vương Trần Thánh Tông ủy thác và còn được nhận những đóng góp quý giá của Thượng Sĩ trong việc phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Kỷ niệm 730 năm ngày tịch diệt của Thượng Sĩ, chúng ta cùng với quần chúng Phật tử đê đầu tưởng nghĩ đến vị Thánh tính Bồ-tát vậy. / .

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Kiến thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm