Tấm lòng Bồ Tát của đôi vợ chồng dành cả khách sạn 1.000m2 để cưu mang những phận đời cơ nhỡ
Cách khu du lịch nổi tiếng Đại Nam, Bình Dương không xa, giữa rất nhiều các khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh tấp nập, có một“khách sạn” đặc biệt. Với 3 tòa nhà hai tầng xếp thành hình chữ U, bao quanh một sân rộng rợp bóng cây xanh, khách sạn Ngọc Quý lặng lẽ là nơi dừng chân của những phận đời cơ nhỡ.
Khách sạn Ngọc Quý được biết đến với một cái tên mới “Trung tâm bảo trợ xã hội Ngọc Quý” từ năm 2012. Đây là tâm huyết nhiều năm của vợ chồng Sàigòn ông Nguyễn Quang Sức (75 tuổi) và bà Đỗ Thị Quý (72 tuổi).
Khách sạn ban đầu là công sức làm lụng, tích cóp nhiều năm trời của ông Sức, bà Quý. Được xây dựng vào năm 2002 trên khuôn viên rộng hơn 2000 m2, khách sạn Ngọc Quý của ông bà Sức khi đó có 46 phòng nghỉ được trang bị đầy đủ tiện nghi.
Công việc làm ăn của khách sạn trước khi chuyển đổi vẫn tốt và đem về thu nhập ổn định cho ông bà. Tuy nhiên, năm 2012, sau 10 năm kinh doanh, ông Sức và bà Quý đồng lòng đưa ra quyết định, họ sẽ để khách sạn trở thành nơi nương náu của những người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa: Những đứa trẻ mồ côi, những người già neo đơn.
Đến một ngày, cuộc đời lại sắp xếp cho ông gặp lại nhiều hơn những cảnh đời khốn khó ấy. Vào một đêm mưa lớn, ông bà thấy một người phụ nữ ôm con nhỏ ngồi trú bên cánh cổng khách sạn. Thương tình, ông bà mời hai mẹ con vào trong, dành cho một phòng để ở cho qua đêm giông bão.
Nhưng người phụ nữ ấy không dám nhận vì không có đủ tiền để trả cho ông bà. Hai người đã để người phụ nữ có số phận long đong ấy nghỉ lại qua đêm trong khách sạn mà không lấy một đồng phí. Khi hỏi chuyện, ông bà mới biết chị này quê nơi miền Tây giống ông Sức.
Vì chồng nghiệp ngập, hay đánh đập nên phải lang thang. Sau gặp được người xe ôm tưởng sẽ được yên ổn sống qua ngày, thì chị cũng bị người đàn ông ấy lừa hết số tiền tích cóp. Hai mẹ con từ ấy phải lang thang đi ăn xin mà sống.
Câu chuyện đau lòng ấy dường như đã khơi lại nỗi canh cánh về số phận con người nơi ông Sức và cũng là hạt mầm cho sự thay đổi hoàn toàn của khách sạn Ngọc Quý sau này.
Sau đêm mưa ấy tròn một năm, ông Sức bà Quý đã chuyển đổi toàn bộ khách sạn thành trung tâm bảo trợ xã hội. Cuối năm 2012, khách sạn bắt đầu chỉ phục vụ cho những người cơ nhỡ.
Chốn nương náu bình an
Hiện tại, trung tâm Ngọc Quý của vợ chồng ông Sứt đang nuôi nấng 38 em nhỏ và 2 người già neo đơn. Tất cả đều được ông bà Quý lo lắng, chăm sóc.
Ông Sức chia sẻ, còn sống, còn khỏe ngày nào, ông sẽ cố gắng để không ai trong những người đang nương náu tại Ngọc Quý phải chịu đói.
Các em nhỏ ở đây thuộc nhiều độ tuổi. Có bé mới vài tháng tuổi, em lớn nhất đã đến tuổi đến trường. Ông bà Sức không chỉ lo miếng ăn, chốn ngủ mà còn cho các em được đi học. Nhìn thấy các em được ấm no, được học hành cho thành người là ước mơ lớn nhất của ông bà lúc này.
Khách sạn Ngọc Quý không chỉ là nơi nuôi dưỡng các em nhỏ mồ côi, lạc người thân. Nơi đây còn là nhà, là chốn dừng chân của những người đã đi gần hết cuộc đời.
Một nơi mà họ có thể thanh thản đi nốt chốn hành trình của mình, và nhẹ nhàng ra đi khi biết có người lo một hậu sự chu đáo cho mình.
Những người tuy có nhà cửa đàng hoàng, nhưng vì gia cảnh quá nghèo, đau ốm liên miên, lại không muốn đặt thêm gánh nặng cho con cháu nên đã đến xin ở khách sạn của ông bà.
Lại cũng có người đã gần 70 tuổi, 3 lần tai biến, chân tay yếu nhiều nhưng vẫn phải đi phụ hồ, có lần ngất lịm trước của khách sạn, rồi từ đó trở thành vị khách quen thuộc nơi đây.
Hay cũng có người bắc vào nam kiếm sống rồi bị lừa hết tài sản, biết đến khách sạn, cũng xin vô làm phụ bếp, làm dọn dẹp, cùng mọi người chăm lo cho các cháu.
Tất cả họ, dù mỗi người mỗi quê, mỗi người mỗi cảnh nhưng đều cùng có chung một nỗi đau – không còn ai để nương vào, không có được một mái nhà che nắng, che mưa. Và ở khách sạn đặc biệt này, họ tìm thấy tất cả.
Một nơi trú mưa, tránh nắng, một không gian trong lành sáng chiều vang tiếng nói cười con trẻ, một nơi mà họ có thể bầu bạn, chuyện trò, hỏi thăm nhau.
Ước mơ giản dị
Đã trải qua cả cuộc đời sóng gió có, ngọt bùi có, giờ đây ông Sức và bà Quý chỉ chuyên tâm vào lo cho các cháu nhỏ và các cụ nơi trung tâm bảo trợ. Chi phí sinh hoạt của mấy chục con người đến một phần từ tiền lãi gửi ngân hàng của ông bà Sức, một phần đến từ những nhà hảo tâm, vì cảm mến mà cùng góp sức để ông lo cho những “vị khách” đặc biệt. Kinh tế có phần eo hẹp, số lượng trẻ cũng tăng nên ông bà đã bán căn nhà ở quận Bình Tân của mình để có thêm tiền lo chi phí.
Các con của ông bà cũng hiểu được tâm nguyện của cha mẹ, nên có điều kiện là lại phụ góp vào cho cha mẹ chăm sóc mọi người.Ước nguyện của ông Sức giờ giản dị lắm, ông chỉ mong có thể giúp cho các cháu và các cụ ở trung tâm có một cuộc sống no đủ. Còn tiền bạc với ông giờ không còn nhiều ý nghĩa.
Ông kể cách đây nhiều năm, có người ngỏ ý mua lại khách sạn này với giá 12 tỷ đồng vì nó là một khu đất đẹp, lại có địa thế thuận lợi, nhưng ông Sức cũng từ chối.
Có tiền là tốt, nhưng nếu bán khách sạn đi, những người ông đang cưu mang sẽ lại trở về hoàn cảnh cơ nhỡ thêm một lần nữa. Làm sao ông nỡ.
Vậy là, ngày ngày, hai vợ chồng ông Sức lại dành thời gian đến “khách sạn” xưa và nay là mái ấm của rất nhiều người, để chăm lo, thăm hỏi và chia sẻ cuộc sống với những người nơi đây.
Tấm lòng Bồ tát của ông bà, công đức vô lượng. Mong quý vị nào quan tâm hảo tâm xin cùng chung tay với ông bà!
Công đức vô lượng!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa
Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia.
Xem thêm