Tấm lòng Bồ tát của một Đại đức
Ông Nguyễn Hữu Tài, chủ tịch Hội CTĐ huyện Trà Ôn trân trọng: “Đây là một vị chân tu có rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ nhiều hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn tại huyện. Chúng tôi luôn trân trọng và tôn vinh những gì mà Đ.Đ Tánh Bình đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới”
Bế trên tay một cháu trai vừa tròn 1 tuổi, vừa dỗ dành cho cháu thôi khóc, vừa đọc những vần kinh Phật với đôi mắt buồn xa xăm, Đại đức Thích Tánh Bình, 39 tuổi, hiện trụ trì chùa Quan Âm (tọa lạc tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) nói cùng chúng tôi: “Đứa bé nầy bị bỏ rơi trước cổng chùa khi chỉ mới 1 ngày tuổi, nay cháu đã được 12 tháng, tôi làm khai sinh đặt tên là Nguyễn Khánh Lộc. Đây là 1 trong 20 trường hợp thứ mà chúng tôi đã nhận và nuôi các cháu bị bỏ rơi. Tội lắm. Thôi thì tới đâu thì hay đó vậy”.
Xuất thân trong một gia đình Phật tử nghèo đất Tích Thiện, năm 9 tuổi, cậu bé Nguyễn Minh Hải (tức Đại đức Thích Tánh Bình) đã xuất gia qui y tại chùa Vĩnh Khánh cùng với mẹ ruột của mình. 30 năm đã đi qua, ông đã đảm nhận nhiều chức danh như trụ trì chùa Vĩnh Khánh kiêm trụ trì chùa Quan Âm; Chánh thư ký kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long…
Tích Thiện là xã nghèo vùng sâu của huyện Trà Ôn, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là Phật tử chưa có chùa để hành lễ tín ngưỡng. Năm 2009, Đại đức Thích Tánh Bình đã hiến 1.000 mét vuông đất nhà để xây dựng chùa Quan Âm đáp ứng lòng mong đợi của nhiều Phật tử tại địa phương. Biết được việc làm cao quý ấy, rất nhiều tấm lòng vàng đã đến ủng hộ xây dựng chùa tươm tất, khang trang như hiện nay.
Năm 2014, thấy rất nhiều học sinh theo học tại trường THPT Vĩnh Xuân (gồm các em cư ngụ các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tích Thiện, Hựu Thành) phải ăn uống kham khổ, có em phải nhịn đói buổi trưa ở lại trường để học tiếp buổi chiều, Đại đức đã tổ chức nấu cơm chay mỗi ngày tại chùa và đích thân ông lái xe tải chuyển từ 300 đến 400 suất cơm đến trường để các em được no lòng. Chùa còn bỏ kính phí xây dựng nơi ăn tập thể tại sân trường rất sạch sẽ, khang trang để bữa ăn ngon hơn, đặc biệt là luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh.
Em Võ Kim Loan, học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Xuân xúc động kể: “Nhà con nghèo lại ở xa nên không thể về ăn cơm buổi trưa, may nhờ thầy Tánh Bình cấp phát cơm miễn phí mỗi ngày nên được ăn no. Các thầy nấu ăn rất ngon, món ăn thay đổi mỗi ngày. Không chỉ vậy, thầy Bình còn thường xuyên thăm hỏi, động viên chúng con học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với thầy cô, biết làm việc thiện trong điều kiện cho phép; không sa vào những thói hư tật xấu”.
Không dừng lại ở đây, Đại đức Tánh Bình còn thường xuyên hỗ trợ xe đạp, quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không để một học sinh nào bị bỏ học giữa chừng. Cạnh đó cũng đã có rất nhiều cụ già neo đơn được ông xây dựng mái ấm tình thương, trợ cấp gạo hàng tháng...
Bà Võ Thị Thé, ngụ ấp Tích Lộc, xã Tích Thiện xúc động nói: “Tui sống một mình không có người thân, năm rồi nhà sắp sập. Đang lo lắng thì thầy Bình tới động viên, xây cho ngôi nhà mới. Đã vậy còn cấp cho tôi gạo ăn quanh năm và thuốc men khi bệnh tật. Tôi rất mang ơn thầy Bình”.
Từ năm 2017 đến nay, chùa đã tiếp nhận 20 trẻ bỏ rơi tại cổng. Tất cả đều được thầy Bình cưu mang, nuôi nấng chu đáo bằng chân tình của một vị chân tu. Tại đây đã hình thành Trung tâm Cô nhi viện để giúp đỡ các cháu nhiều hơn. Hiện đã có 6 bảo mẫu làm việc tại trung tâm được chùa trả tiền hỗ trợ mang tính tượng trưng.
ĐĐ Thích Tánh Bình trăn trở: “Lo nhất là khi các cháu mắc bệnh phải điều trị ở các bệnh viện xa như TP Cần Thơ, TPHCM, mình phải ở đó túc trực ngày đêm. Cạnh đó nguồn kinh phí nuôi nấng các cháu, tổ chức cấp cơm miễn phí cho học sinh nghèo ngày càng cạn kiệt. Chỉ mong sao ngày càng có nhiều tấm lòng vàng đến đây cùng gánh vác, chia xẻ khó khăn nầy để những mảnh đời bất hạnh được sưởi ấm, để các cháu lạc quan hơn trong cuộc sống hôm nay”.
Nhận xét về Đại đức Thích Tánh Bình, ông Nguyễn Hữu Tài, chủ tịch Hội CTĐ huyện Trà Ôn nói với vẻ trân trọng: “Đây là một vị chân tu có rất nhiều hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ nhiều hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn tại huyện. Chúng tôi luôn trân trọng và tôn vinh những gì mà Đại đức Tánh Bình đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Xem thêm