Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đức Phật chuyển Pháp luân - Bài kinh Chuyển pháp luân cực kỳ quan trọng

Bảy tuần sau khi chứng đạt giác ngộ, Đức Phật không định thuyết pháp. Nhưng vua trời Phạm Thiên và Đế Thích đã cúng dàng thiên nhạc thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân vì lợi ích chúng sinh cõi Sa bà.

Với Phật nhãn, Đức Phật thấy năm người bạn đồng tu xưa kia của mình và quyết định họ sẽ là những người đầu tiên được nghe giáo pháp của Ngài. Kinh Chuyển Pháp luân chính là bộ kinh đầu tiên Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như.

image

Đạo Phật theo con đường ở giữa (Trung Đạo)

“Này các thầy Tỳ Kheo! Có hai cực đoan (Sa. Antu, Anh. Extreme) mà bậc xuất gia phải tránh:

-Thứ nhất là chìm đắm trong dục lạc (sensual pleasures). Đó là điều thắp hèn, phàm tục và vô ích.

-Thứ hai là theo lối tu khắc khổ (harsh austerity). Đó là điều gây khổ sở và vô ích.

Các thầy hãy từ bỏ hai cực đoan ấy. 

Như Lai (Tathagata, Đức Phật thường dùng danh từ này để tự xưng mình) đã thấu hiểu rằng Con đường ở giữa (Pa. Majjhima patipada, Anh. Middle way, Việt-Hán. Trung đạo) hai cực đoan ấy, tức là không thiên về một bên nào quá đáng mà Như Lai đã áp dụng để phát triển nhãn quan, sự hiểu biết phân minh, tiến đến sự an tịnh (Pa. vupasamaya, Anh. peace) đưa đến trí tuệ (Pa. abhinnaya, Anh. knowlegde), giác ngộ (Pa. sambodhaya, Anh. enlightenment/awaking) và Niết-bàn (Pa. nibbana, Sa. Nirvana) hay con đường dứt khổ.

Kinh Chuyển Pháp Luân sơ đồ luận giảng

Kinh Chuyển Pháp Luân sơ đồ luận giảng

Thế nào là Bát Chánh Đạo?

Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì?

– Đó là Bát Chánh Đạo! 

bat chánh đạo

Bát Chánh Đạo là con đường có 8 nhánh là: 

1.-Chánh Kiến (正見)

2.-Chánh Tư duy (正思唯)

3.-Chánh Ngữ ( 正語),

4.-Chánh Nghiệp (. 正業),

5.-Chánh Mạng (正命),

6.-Chánh Tinh Tấn (正精進),

7.-Chánh Niệm (正念),

8.-Chánh Định (正定)

Tứ Diệu Đế là 4 chân lý cao cả, gốc cơ bản của Phật giáo, là nội dung chính của bài Kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân của Phật giáo do đức Phật giảng giải

Tứ Diệu Đế là 4 chân lý cao cả, gốc cơ bản của Phật giáo, là nội dung chính của bài Kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân của Phật giáo do đức Phật giảng giải

Tứ Diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế (四妙諦), là bốn chân lí cao cả/ cao thượng; cũng gọi là Tứ thánh đế ( 四聖諦). Đây là trọng tâm của bài thuyết Pháp này.

1. Khổ Đế: Này các thầy Tỳ Kheo! Bây giờ Như Lai giảng về Chân Lý Cao thượng về sự Khổ: Sanh là sự hợp lại của Ngũ Uẩn, là khổ; Lão/già là khổ, bịnh là khổ, tử/chết là sự tan rã Ngũ Uẩn, là khổ. Buồn rầu, lo lắng, thất bại, rối loạn tâm thần là khổ. Sống chung với người mình không ưa thích là khổ, lìa xa người thân yêu là khổ, ước muốn mà không được là khổ. Nói cách khác, có thân Ngũ Uẩn là khổ, vì ngũ uẩn là vô thường, biến đổi không ngừng.

2.Tập Đế: Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về nguyên nhân của khổ đau: Chính lòng ham muốn được tái sanh, chìm đắm trong dục lạc, tức là, lòng ham muốn chìm đắm trong khoái cảm dục vọng, ham muốn mọi vật được trường tồn vĩnh cữu, lòng ham muốn trong tâm ý rằng sau cái chết thì không còn gì nữa; đó là nguyên nhân của khổ đau.

3. Diệt Đế: Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao Thượng về sự diệt khổ đau. Đó là sự chấm dứt lòng ham muốn, không luyến tiếc.

4. Đạo Đế: Này các thầy Tỳ Kheo! Đây là Chân Lý Cao thượng về con đường dẫn đến sự diệt khổ. Đó chính là Bát Chánh Đạo.

Sơ đồ Bát Chánh Đạo

Sơ đồ Bát Chánh Đạo

Tam Chuyển Pháp Luân, Thập Nhị Hành nghĩa là gì?

Để giúp 5 vị Tỳ Kheo hiểu thấu rõ Tứ Điệu Đế, Đức Phật thực hiện tam chuyển Pháp luân cho mỗi Đế. Có 4 Đế, nên có 12 hành, người Trung Hoa gọi là Thập nhị hành ( 3 chuyển x 4 Đế = 12 hành).

1. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Khổ Đế:

Thị Chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Khổ đế [sự thật về nỗi khổ đau: phiền não, sanh tử luân hồi…] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.

Khuyến chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết Khổ Đế này.

Chứng chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã chứng nghiệm được Khổ Đế này. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng đã phát sanh đến Như Lai. [Ánh sáng ở đây có thể hiểu là “diệt trừ được vô minh”]

Bài liên quan

2. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Tập Đế:

Thị chuyển: Này các Tỳ Kheo! Khổ Tập Đế [sự thật về các nguyên nhân của đau khổ, phiền não, và sanh tử luân hồi] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.

Khuyến chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết các nguyên nhân của sự khổ: Khổ Tập Đế.

Chứng chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã chứng nghiệm được Khổ Tập Đế này. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng đã phát sanh đến Như Lai.

3. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Diệt Đế:

Thị chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Khổ Diệt Đế [sự thật về việc phải diệt trừ sự khổ đau để đạt được an lạc, thanh tịnh, hạnh phúc và giác ngộ] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.

Khuyến chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết cần phải dứt bỏ, tiêu diệt sự khổ đau: Khổ Diệt Đế.

Chứng chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã trải nghiệm quyết định tiêu diệt sự khổ đau: Khổ Diệt Đế. Nên nhãn quan, sự biết, sự hiểu, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và áng sáng đã phát sanh đến Như Lai.

4. Đây là 3 chuyển Pháp luân của Diệt Khổ Đạo Đế (Bát Chánh Đạo):

Thị chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Diệt Khổ Đạo Đế (=Bát Chánh Đạo) [8 con đường có 8 chi nhánh dẩn đến việc diệt trừ khổ đau] là pháp mà trước đây Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu.

Khuyến chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Các thầy nên nhận biết Diệt Khổ Đạo Đế để giúp dẩn đến việc diệt trừ khổ đau.

Chứng chuyển: Này các thầy Tỳ Kheo! Như Lai đã thực nghiệm “Bát Chánh Đạo”. Khi Diệt Khổ Đạo Đế được thực hiện và được phát triển (to be developed) thì nhãn quan, sự hiểu, sự biết, trí tuệ biết rõ, chân hiểu biết và ánh sáng đã phát sanh đến Như Lai.

Sơ đồ Tam chuyển Pháp Luân - Thập nhị hành (Ảnh: tanhkhong.org)

Sơ đồ Tam chuyển Pháp Luân - Thập nhị hành (Ảnh: tanhkhong.org)

Bài liên quan

Sau khi kết thúc tam chuyển Pháp luân - thập nhị hành, Đức Phật Thích ca giảng tiếp: Này các thầy Tỳ Kheo! Nếu Như Lai chưa hoàn toàn thấu triệt Tứ Diệu Đế  về ba phương diện và đủ mười hai phương thức một cách hoàn toàn sáng tỏ thì Như Lai đã không xác nhận điều này trước thế gian này gồm có cả chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, Đạo sĩ, Giáo sĩ Bà-la-môn, Con người và loài ngoài hạng con người nữa rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Trong khoảnh khắc ấy tiếng hoan hô vang dội làm rung chuyển mạnh mẽ, chỉ trong nháy mắt đã làm cả 10.000 thế giới trong cõi Phạm Thiên đều rung chuyển theo. Một hào quang vô cùng rực rỡ hơn tất cả hào quang của chư Thiên đã chiếu sáng trên thế gian. Đức Phật liền nói: “Kondanna quả đã giác ngộ! Kondanna quả đã giác ngộ! Từ đó Kondanna được gọi tên là Annata Kondanna, có nghĩa là “Kondanna là người đã giác ngộ”. Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh Pali), quyển V, trang 420.

Ngài Kondanna (Kiều Trần Như) - đệ tử đầu tiên của đức Phật, đã ngộ lời giảng dạy của Đức Phật Thích ca về triết lý vô thường (impermanence) khi Kondanna phát biểu: “Cái gì đã có sanh tất phải có diệt

Ngài Kondanna (Kiều Trần Như) - đệ tử đầu tiên của đức Phật, đã ngộ lời giảng dạy của Đức Phật Thích ca về triết lý vô thường (impermanence) khi Kondanna phát biểu: “Cái gì đã có sanh tất phải có diệt"

Trong Luật tạng (Vinaya Pitaka) có nơi nói rằng Ngài Kondanna thỉnh cầu Đức Phật cho Ngài làm đệ tử của Phật, Đức Phật đã chấp thuận. Kondanna là vị sư xuất gia đầu tiên, Tăng đoàn (Sangha, Community of Monks & Nuns) đã được thành lập từ đó, tiếp theo là 4 vị Tỳ Kheo kia cũng gia nhập tăng đoàn và họ lần lượt chứng quả Arahant. Ngài Kondanna đã ngộ lời giảng dạy của Đức Phật Thích ca về triết lý vô thường (impermanence) khi Kondanna phát biểu: “Cái gì đã có sanh tất phải có diệt”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm