Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/04/2021, 08:08 AM

Tam pháp ấn: Ba dấu ấn của chính pháp

Tam Pháp Ấn là ba dấu ấn để xác nhận lời giảng chân chính của Đức Phật, bao gồm: Vô thường, Vô ngã và Niết bàn. Nếu lời giảng về Phật pháp thiếu một trong ba dấu ấn này thì đó không phải là một lời giảng Phật pháp chân thực.

Vô thường

Vô thường có nghĩa là luôn biến đổi, không thường hằng. Mọi thứ đến và đi, tùy vào nhân và duyên. Cái cây hình thành khi nhân (hạt giống) và duyên (đất, nước tưới…) chín muồi. Giống như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, cái cây trải qua bốn giai đoạn thành - trụ - hoại - không. Khi nhân và duyên của sự chết chín muồi, cái cây sẽ không còn. Đó là luật nhân quả. Vạn pháp là vô thường, bởi vì các pháp vốn thành, trụ, hoại, không tùy theo những nhân duyên không ngừng thay đổi.

Vạn pháp là vô thường bởi vô thường có nghĩa là luôn biến đổi...

Vạn pháp là vô thường bởi vô thường có nghĩa là luôn biến đổi...

Có phải vô ngã, vô thường là vô cảm với nỗi đau của người khác?

Vô ngã

Dấu ấn tiếp theo trong Tam Pháp Ấn là Vô ngã. Vì vạn pháp là vô thường, cho nên không có gì tồn tại vĩnh viễn, không ai hay thứ gì có bản ngã thường hằng - “cái tôi” hôm nay không phải là “cái tôi” ngày hôm qua; “cái tôi” của giây phút trước không phải “cái tôi” của giây phút này. Không có “cái tôi” trước khi “tôi” sinh ra. Khi “tôi” sinh ra rồi, “tôi” cũng liên tục biến đổi, không ngừng già đi. Cuối cùng “tôi” sẽ chết và lại không có “tôi”. Bản ngã của “tôi” không tồn tại vĩnh viễn. “Tôi” không có một bản ngã thường hằng, vì vậy, “tôi” vô ngã.Nói theo ngôn ngữ Bát Nha Tâm Kinh thì tôi là tính không, và ngược lại, tính không là tôi. Đây là ý nghĩa của Vô ngã theo tinh thần Trí tuệ Bát nhã. Và đây cũng là cốt lõi của “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.

Niết bàn

Không bám chấp là con đường dẫn đến giác ngộ hay còn được gọi là Niết bàn.

Không bám chấp là con đường dẫn đến giác ngộ hay còn được gọi là Niết bàn.

Vô ngã và Niết bàn

Ấn thứ ba trong Tam Pháp Ấn là Niết bàn. Nếu không hiểu vô thường và vô ngã, ta sẽ cố chấp vào ý tưởng về một cuộc sống vĩnh viễn và một bản ngã thường hằng, điều đó chắc chắn dẫn đến đau khổ khi những đổi thay xảy đến. Chẳng hạn, một cô gái sẽ rất đau khổ khi người yêu không còn yêu mình nữa hay khi anh ấy mất đi.Trên thực tế, sự bám chấp vào bất cứ thứ gì, điều gì cũng mang đến khổ đau. Ví dụ, nếu chấp vào suy nghĩ cho rằng cuộc sống là đau khổ sẽ khiến chúng ta tuyệt vọng bởi ý nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu chấp vào ý tưởng cho rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng sẽ khiến chúng ta đau khổ khi những điều tốt đẹp không xảy ra. Để giải thoát bản thân khỏi khổ đau, chúng ta cần thực hành không bám chấp. Khi không còn chấp luyến, dính mắc vào bất cứ thứ gì, thì không điều gì có thể khiến tâm ta lo âu, vọng động. Tâm không còn khổ đau, mà tràn đầy an bình, hỷ lạc. Tóm lại, không bám chấp là con đường dẫn đến giác ngộ hay còn được gọi là Niết bàn.

Trích ấn phẩm “Giác ngộ mỗi ngày” - Ngài Gyalwang Drukpa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm